“Chiến Quốc tung hoành - Thế cục Quỷ Cốc Tử” không đơn thuần viết lại sự tích về Tôn Tẫn, Bàng Quyên, Trương Nghi, Tô Tần trong sử xưa, mà bộ tiểu thuyết tái hiện lại một thời đại cùng một thế hệ nhân …
“Chiến Quốc tung hoành - Thế cục Quỷ Cốc Tử” không đơn thuần viết lại sự tích về Tôn Tẫn, Bàng Quyên, Trương Nghi, Tô Tần trong sử xưa, mà bộ tiểu thuyết tái hiện lại một thời đại cùng một thế hệ nhân tài với một cách tiếp cận khác hẳn, một lối mô tả khác hẳn.
Nhân vật không còn là những con rối vô cảm trên bàn cờ chính trị mà hiện lên như bằng xương bằng thịt, gánh đỡ sứ mệnh lớn lao với những tâm hồn đầy đau thương, tung hoành thiên hạ bằng sự trả giá thảm khốc.
Quỷ Cốc Tử kinh thiên vĩ địa, thông hiểu thời cuộc, thấu tỏ nhân sinh, nhưng ông không chỉ thu nhận Tôn Tẫn nhân hậu thông tuệ, Tô Tần chất phác thực thà, mà còn thu nhận một Bàng Quyên thâm độc mưu mô, một Trương Nghi khôn ngoan xảo quyệt làm đệ tử, tận tâm dạy dỗ thành nhân tài, tung ra bàn cờ thiên hạ.
Nhìn vào bước đi và sự tương tác giữa bốn đệ tử, ta thấy được sự cao thâm khó lường của Quỷ Cốc Tử trong việc điều hoà giữa cương và nhu, giữa nhân ái và hung tàn, giữa chính nghĩa và cường bạo, giữa hợp tác và xung đột - những nhân tố không thể thiếu trong chính trị xưa nay, hợp thành mặt sáng và tối của thế giới loài người.
Bốn nhân vật chính, mỗi người một cảnh ngộ nhưng đều có đặc điểm chung, đó là từng bị thời cuộc thẳng tay vùi dập đến cùng đường, dù học thành tài, ôm chí lớn.
Họ vấp phải vô vàn cản trở, có lúc tưởng chừng tuyệt vọng nhưng chưa bao giờ dừng lại. Họ khiến độc giả hộp dõi theo từng đường đi nước bước, phấp phỏng đoán chừng, say mê với cách họ dùng trí tuệ để vượt qua số phận, chiến thắng hiểm nguy, hoàn thành sự nghiệp.
Anh tài xưa nay đều như vậy, do thời cuộc hun đúc mà nên, càng thời loạn lạc, càng là cơ hội. Chỉ cần dũng cảm dấn thân vào sóng gió, bền chí với thăng trầm.
Theo dõi những màn đấu binh pháp giữa Trương Nghi và Bàng Quyên cùng các nước chư hầu, người ta mới hiểu, “ngồi trong màn trướng mà quyết thắng ngoài ngàn dặm” không phải chuyện viển vông.
Theo dõi hành trình của Trương Nghi và Tô Tần, mới hiểu “uốn ba tấc lưỡi mà chinh phục thiên hạ” tuyệt đối không phải chuyện hoang đường.
Những màn đấu trí, đấu tài, những mưu kế sâu xa hiểm hóc, những sách lược lắt léo khó lường liên tục thách thức và kí©h thí©ɧ tư duy của người đọc, để rồi họ bừng tỉnh ra rằng, thì ra những trí tuệ đó không phải là những lý luận trong điển cố xa xôi, mà cực kỳ gần gũi, chỉ cần chúng ta thay đổi một góc nhìn.
Trí tuệ của Quỷ Cốc Tử, gần thì có thể thâm nhập lòng người, xa thì có thể thao túng thiên hạ, chỉ nằm trong hai chữ “nhất” và “biến”. Nếu nguyên tác “72 kế của Quỷ Cốc Tử” có phần khô khan, khó hiểu và khó áp dụng, thì “Thế cục của Quỷ Cốc Tử” có thể thoả mãn khao khát tìm tòi trí tuệ của độc giả với sức lôi cuốn của một pho tiểu thuyết.
Bộ tiểu thuyết trường thiên hệt như một cuốn phim lịch sử đa chiều, vừa khéo léo trải những phân cảnh tráng lệ gây choáng ngợp. Tuy nhiên, đằng sau những oanh liệt vàng son, vẫn xen kẽ các khoảng lặng thấm thía, như những dằn vặt đầy bất đắc dĩ của anh hùng thời loạn, tấn bi kịch của những ông vua bù nhìn bị lịch sử lên án, số phận bi thảm của những thiếu nữ hoàng tộc trong các cuộc hôn nhân chính trị... như những nét chấm phá tinh tế trong một bức tranh bạo liệt.