Niên nhìn thầy Sính, qua một lúc mới nhẹ đáp:
- Em cảm thấy nhà mình vẫn chưa đói khổ tới mức chỉ vì một bao gạo mà gượng cười đứng làm dáng trước ống kính, làm thành tích cho họ ạ.
Thầy Sính nghe xong rất không vui. Tuy thuộc số những giáo viên trẻ tuổi nhất của trường, nhưng tính cách của thầy Sính đôi lúc nóng nảy hơn cả những thầy cô trung niên, đó cũng là lí do dù vẻ ngoài của thầy Sính rất tốt, đạo mạo chính chắn lại điển trai nhưng ít khi thấy học trò dám gần gũi. Lúc này nếu là đứa học trò bình thường, thấy đôi mắt đỏ lên sòng sọc của thấy Sính chắc hẳn đã sợ bay hồn. Ấy vậy mà Niên vẫn không tỏ ra lùi bước, đối mắt với thầy ấy một lúc rất lâu không chớp.
Thầy Sính dường như cố gắng lắm mới giữ không cao giọng, nói:
- Em tỏ ra tự trọng thanh cao để làm gì? Em nghĩ mình là nhân vật chính trong truyện cổ tích hay sao? Phê phán những người tham vọng và phụ thuộc, cương liệt không nhận giúp đỡ từ người khác và hãnh diện vì điều đó?
- Lòng tự trọng của em là tự có, không cần tỏ ra ạ! - Niên kiên quyết đáp.
- Em đừng tự cường đại lòng tự trọng của mình! Người ta muốn giúp đỡ gia đình em! Em xem thái độ bồng bột của mình đi, em nghĩ ở đây ai cũng được chọn để giúp đỡ sao? Ngoài kia không thiếu gia cảnh đang cần nhà hảo tâm tới vậy, tại sao họ bỏ lòng thành ra muốn giúp đỡ, em lại từ chối vì lòng tự trọng đặt không đúng chỗ của mình?
Cuối cùng thầy Sính không nhịn được mà đập bàn. Tiếng động lớn kinh thiên khiến vài thầy cô khác trong phòng bấy giờ phải chú ý, song cũng không ai dám xen vào. Cơn thịnh nộ của thầy Sính là thứ gì đó mà không chỉ có học sinh, ngay cả đồng nghiệp của thầy ấy còn e dè.
Lúc bấy giờ Niên chỉ điềm tĩnh đáp:
- Em có cách riêng để nuôi sống mình và gia đình, em chỉ nhận lòng tốt của người mà em muốn nhận. Họ muốn giúp là quyền của họ, em có để họ giúp hay không là quyền của em. Hiện tại em thấy mình vẫn đang làm rất tốt, sống rất ổn ạ!
- Không cần? Từ top ba của lớp rơi thẳng xuống top 15, đi học không tập trung, trong tiết chỉ biết ngủ gà ngủ gật. Tình trạng của em đúng là tốt quá, ổn quá nhỉ!
- Nếu vì chuyện buổi sáng, thầy thấy em có lỗi vì nói chuyện quá đáng với Gia Kiều thì em sẽ nhận lỗi. Còn về chuyện em, hay gia đình em…em nghĩ đó là chuyện riêng tư, cảm ơn thầy vì đã bận tâm nhưng em nghĩ nó không cần đâu ạ! Dù gì thì…
Niên nói tới đây thì lập tức biết mình nên ngừng lại, nếu nói thêm em không biết mình sẽ nói ra những lời khó nghe tới cỡ nào. Mắt thầy Sính vẫn đỏ quạch, thấy Niên gập ngừng, thầy ấy liền gằng hỏi:
- Dù gì thì? Thì thế nào?
Lúc này cô hiệu phó từ phía sau đi tới, giải nguy tình hình nguy cấp của hai thầy trò bằng một cái tặc lưỡi kèm thở dài.
- Được rồi Sính, bọn trẻ ở tuổi này nhiều suy nghĩ khác người lớn chúng ta lắm, không gọp chung mà nói được. Nếu nó không muốn…thì cứ cho qua đi, khi nào nó cần giúp đỡ thì sẽ nói thôi mà…
Thầy Sính đột ngột đứng dậy bỏ đi, cũng không ngoái nhìn lại lần nào.
- Người dưng qua đường, đến lúc đó chắc tôi lại rảnh giúp chị!
Thầy Sính đi rồi, cô hiệu phó liền quay sang vỗ nhẹ lên vai trấn an Niên. Em lúc này đột nhiên quay sang cô hiệu phó, ngập ngừng hỏi:
- Vậy ra…những người kia đều là thầy Sính nhờ đến nhà em hả cô?
Cô hiệu phó nghe hỏi liền gật đầu.
- Thì đúng rồi, trước giờ vẫn vậy mà. Ở trường ai cũng thương hoàn cảnh gia đình em, thầy ấy cũng vậy, cũng chỉ có ý tốt muốn giúp đỡ. Thầy Sính tuy có lúc nóng nảy nhưng thầy ấy tính tình rất tốt, lần sau em đừng nói chuyện như thế với thầy ấy nữa...Thôi em mau về lớp đi, cũng sắp tới giờ vào tiết rồi đó.
Niên cúi đầu chào cô hiệu phó trước khi rời khỏi phòng, trong đầu không tránh nổi lên nhiều suy nghĩ lan man lẫn áy náy. Lúc vừa đi ra em lại gặp Thiệu Hoằng đang đứng bên ngoài, dường như anh ta đã đứng ở đó từ đầu buổi tới giờ, trên tay cầm xấp tài liệu, lưng dựa vách tường, khăn len vẫn ôm lấy nửa gương mặt chỉ lộ cái mũi cao vυ"t thừa hưởng trăm phầm trăm từ vẻ sang quý của mẹ anh ta. Vừa thấy Niên đi ra thì anh ta ngập ngừng một chút như có chuyện gì muốn nói lại ngại nói.
Niên thấy thế liền mở lời hỏi:
- Anh cần gì ạ?
Thiệu Hoằng mỉm cười. Dáng vẻ lúc cười lên đã cứu rỗi hết tám trên mười phần gương mặt "có vẻ khó ở" của anh ta. Còn riêng Niên thì chỉ cảm thấy răng người này trắng thật, sáng tới chói mắt.
- Anh muốn tìm An Quân có chút việc, nhưng quên mất lúc sáng hỏi nó học lớp nào.
Niên nghe tới cái tên An Quân thì lông tóc muốn dựng ngược, em tự hỏi trông mình và kẻ kia giống thân thiết lắm hay sao mà từ sáng giờ đều nghe người ta không có ý tứ này thì là ý tứ kia mà ghép chung lại. Bất quá thái độ lúc hỏi của Ma Thiệu Hoằng còn tử tế chán so với Gia Kiều nên Niên cũng thân thiện đáp:
- Anh đi theo em, lớp câu ta kế bên lớp em thôi.
Lúc hai người đi qua hành lang vắng, không khí có chút gượng gạo. Niên đi đằng trước, chốc chốc lại quay ra sau nhìn, lúc không cười thì trông Ma Thiệu Hoằng giống hệt bố anh ta, luôn toát ra khí thế làm người ta dè chừng không dám tiếp cận. Thiệu Hoằng kéo khăn len lên đầu mũi, hít một hơi thật sâu, anh ta rất thích kiểu ủ cả nửa khuôn mặt mình vào cái khăn thêu chùm hoa Tớ Dày xiu vẹo đó, cũng chẳng biết phải mốt thời trang thời thượng gì không, Niên chỉ cảm thấy gu thẩm mỹ của kẻ này chắc là có vấn đề.
Thiệu Hoằng bắt gặp lúc Niên đang nhìn mình đánh giá, thấy thế Niên liền bắt chuyện hỏi cho đỡ ngại:
- Anh...về nước lâu chưa?
Anh ta nghe hỏi liền đáp:
- Anh về nhà mới gần một tháng thôi.
- Chỉ ở một thời gian hay sẽ lại đi nữa?
- Chắc sẽ ở lại luôn.
- À...
Sau đó là một khoảng trống im lặng dài, im lặng tới lúc Niên đã dẫn Thiệu Hoằng tới cửa lớp An Quân. Em quay vào trong gõ vào cửa "rầm" một tiếng làm không khí ồn ào vốn có trong lớp đột ngột ngưng đọng lại, mấy chục cặp mắt đều ngái ra cửa nhìn ngơ ngác, Niên chỉ thản nhiên nói:
- Con cá nóc! Có người tìm câu này!
An Quân nghe thấy liền sửng cổ lên:
- Cậu gọi ai con cá nóc hả?
- Thì cái người đang trả lời tôi chứ ai!
- Cái con nhỏ đen đúa hoang dã này...
Cả lớp bọn họ rộ lên cười, Ma An Quân thẹn quá rầm rầm chạy ra. Có người trong lớp lúc này trêu nói:
- Niên ơi, tôi không nói lúc nãy Quân ở trong lớp trêu một bạn nữ xinh ơi là xinh vừa đi ngang qua, còn gọi người ta là tiên nữ nữa đó hahaha...
Niên chẳng buồn để ý, em đã quá quen với trò gán ghép trêu ghẹo vô nghĩa này nên khi nào cần bỏ ngoài tai thì tuyệt nhiên giả ngơ nghe không hiểu. Lúc này em chỉ quay sang nói với Thiệu Hoằng:
- Em về lớp đây, anh mới tới có nhiều thứ vẫn chưa quen, nếu giúp được gì thì cứ nói, đừng ngại ạ!
Thiệu Hoằng liền gật đầu mạnh.
- Cảm ơn em nhiều nhé!