Chương 39: Trịnh Hoàng Mai Hân

Sau khi ăn cơm trưa xong, bà Liên thẩn thờ bước từng bước nặng nề lên bật thang, vẻ mặt bà trong chẳng khác nào người mất hồn lạc vía, lòng bà còn đau khổ, vằn vặt khôn nguôi

Kể từ lần cuối cùng bà gặp Ánh, tính đến thời điểm hiện tại cũng đã chín tháng trôi qua...

Bà nhớ Ánh, không biết giờ này con gái bà đang lu lạc chốn nào, ăn có ngon không? Mặc có đủ ấm không? Tâm tình của một người mẹ mất con ai thấu cho đặng?

Huống hồ chi bây giờ, bà còn không biết con gái bà còn sống hay đã chết

Mấy tháng nay bà đi cúng bái ở rất nhiều ngôi chùa linh thiêng, hầu hết thời gian bà đều tụng kinh cầu bình an cho Ánh, hoặc hôm nào mệt quá không đi nổi thì bà sẽ tự tụng kinh tại gia

Ngoài ra bà còn đi làm từ thiện, để giảm bớt phần nào nghiệp báo mà con gái bà đang phải gánh chịu, tất cả những việc bà làm đều mong Giao Ánh bình an vô sự trở về, nếu chẳng may...con bà không còn trên trần thế, thì cầu mong cho thân xác con bà sớm trở về, dù cho có là xương xẩu, hay tro cốt

Bà đi được một khoảng thì quyết định không về phòng, bà rẽ sang lối đi ngược lại, nơi này từ lâu đã không có ai lui tới, nếu có thì cũng là người ở vào đây dọn dẹp, không phải bà vô tâm, chỉ là bà không có đủ can đảm để bước vào căn phòng này...bà biết một khi đã bước chân vào, lòng bà sẽ lại đau, bà sẽ lại khóc

Nơi này từng chứa đựng biết bao kỉ niệm thời thơ ấu mà bà cùng Giao Ánh đã trải qua, năm con bà lên tám tuổi, bà có bàn với chồng sắp xếp một căn phòng riêng biệt dành cho Ánh

Căn phòng nằm cuối dãy hành lang lầu hai, nơi này khác biệt hoàn toàn so với mấy căn phòng lân cận, được xây rộng ra tận 50 mét vuông, thiết kế theo kiểu cách đậm nét văn hóa phương tây, và được bày trí sắp xếp theo sở thích riêng mà Giao Ánh mong muốn

Trong vô thức bước chân bà dừng ngay trước cửa phòng Ánh, bà vuốt ve tấm cửa một lúc lâu, sau đó quyết định đẩy cửa đi vào trong, nơi này được treo rất nhiều hình chụp thời tấm bé của Ánh, từ lúc còn mặc đồng phục trường tiểu học jaureguiberry, đến khi đặt chân đến mảnh đất pháp phồn hoa, tất cả đều được máy ảnh ghi lại không sót một khoảnh khắc nào, những tấm ảnh trắng đen được treo trên một tấm can lớn đặt ở một góc phòng, bà Liên chầm chậm bước lại gần nơi chứa đựng bao kỉ niệm thân thương

Bà đứng chôn chân tại đấy một lúc lâu, ngắm nhìn vẻ mặt thanh tú cùng nụ cười tỏa nắng rạng rời trên môi Giao Ánh ngày nào, càng nhìn bà càng thấy nhớ, càng nhớ thì lại càng thương

Ánh ơi, má nhớ con nhiều lắm

Một giọt nước mắt lăn dài xuống nơi gò má còn vươn vài vết đồi mồi

Bà Liên chủ động lấy tay quệt đi thứ chất lỏng mặn đắng đang rơi lã chã trên gương mặt có phần lão hóa do tuổi tác, không biết đây là lần thứ bao nhiêu rồi, nước mắt bà không tài nào kiềm chế được mỗi khi nhớ về con gái, lòng bà quặn thắt từng cơn

Bà nâng bàn tay chai sạm chạm vào gương mặt non nớt của Ánh trong bức ảnh cũ mèm hồi con bé vừa tròn ba tuổi

Má ơi, sau này lớn lên, Ánh sẽ nuôi má

Ánh muốn trở thành một người tài giỏi, để cho cha má được tự hào

Má đừng khóc, Ánh đi vài năm thôi, Ánh sẽ về với má mà...

Bà ước gì, giá như hôm đó bà có đủ can đảm chạy theo Ánh, bà không ngồi im nhìn chồng bà ra tay đánh mắng con bé, thì mọi việc có lẽ sẽ khác đúng không? Là do bà làm má không tốt, không biết bảo vệ chở che cho con

Bà thất thần ngồi bệt xuống sàn gạch tàu lạnh toát, tay bà không chủ động được mà đánh thùm thụt vào ngực, tại sao trên đời này lại có một người má ngu dốt, bất lực như bà chớ, từ lúc nhỏ đến lớn bà chưa bao giờ bảo vệ hay che chở cho Ánh

Năm Giao Ánh mười hai tuổi, ông An có ý định đưa con bé qua Pháp du học, lúc đó bà biết trong thâm tâm Ánh không hề muốn xa bà, nhưng do sức ép từ cha mà Ánh đành cắn răng gật đầu, bà còn nhớ như in câu nói non nớt của Ánh năm đó

"Má yên tâm, đừng lo lắng cho con, con nhất định sẽ trở thành một người tài giỏi, con sẽ không phụ lòng cha má"

Một đứa trẻ mười hai tuổi, lần đầu tiên rời xa vòng tay cha má đặt chân đến một đất nước hoàn toàn xa lạ, nhưng Ánh không có lấy một tia sợ sệt hay buồn tủi vì phải xa gia đinh, có lẽ lúc đó Ánh chỉ nghĩ đơn giản, chỉ cần cha má vui, cha má muốn thì Ánh sẽ làm thật giỏi, trở thành một con người xuất sắc

Lúc ấy, bà Liên không dám phản kháng lại quyết định của chồng, song vì cái quy chuẩn tam tòng tứ đức, bà một mực nghe lời ông, vì một khi ông An đã đưa ra quyết định, thì chỉ có trời mới cản được ông, thế là bà phải rời xa con gái trong năm năm trời ròng rã

Mỗi tháng Ánh sẽ gửi thư về cho bà, thông báo cho bà hay, Ánh sống rất tốt, học hành rất giỏi giang, làm quen được rất nhiều bạn bè người Pháp, còn học được nhiều cái hay ho, mới lạ nơi xứ người, Ánh bảo bà đừng lo lắng, chờ thêm vài năm, Ánh sẽ về Nam Kỳ ở với bà

Ngày đầu tiên sau năm năm gặp lại Ánh, chứng kiến con gái gầy òm, mặt mày hốc hác tựa như không có một tia sức sống nào, bà nức nở ôm chầm lấy con gái, khóc ngất ngay tại nhà hỏa xa, bà biết con bé đã chịu khổ rồi, nhưng Ánh vẫn cố gồng mình lên, chống chọi gánh vác trên lưng rất nhiều ước mơ, đặc biệt là giấc mơ hão huyền mà ngày đêm ông An đặt lên người Giao Ánh

Về thăm bà tầm vài tháng, Ánh có xin bà xuống Cần Thơ một chuyến để tham dự đám cưới một người bạn, chẳng biết con bà từ dạo xuống Cần Thơ về có ảnh hưởng vấn đề tâm lý gì không, chỉ biết Ánh dần ít nói, ít cười, chỉ biết thu mình vào một góc phòng rồi nằm đọc sách, trông mặt mày lúc nào cũng lạnh toát, vô cảm

Có lần bà vô tình bắt gặp tối khuya con bé không chịu ngủ, chạy lên sân thượng khóc lóc một trận thê lương, chứng kiến một màn khốn khổ ấy, bà tức thời hoảng hồn chạy lại ôm chầm con gái như thời con còn tấm bé, Ánh rúc sâu vào lòng bà hơn, như thể cần một điểm nương tựa, giọng nói nghẹn ngào chua xót

"Má ơi, con muốn về Pháp, con không muốn ở đây"

Bà không biết Ánh đã gặp biến cố gì trong mấy ngày về Cần Thơ, chỉ biết từ một cô bé luôn khát khao từng ngày trở về quê hương xứ xở, giờ đây lại biến thành một con người hoàn toàn khác, Ánh không còn một niềm thiết tha nào ở mảnh đất quê mẹ, nơi mà em từng nghĩ cả đời này có lẽ sẽ chẳng bao giờ quên

Càng không muốn nhớ, càng không nỡ xa

Tôn trọng ý kiến con gái, vài tuần sau, bà Liên sắp xếp cho Ánh một chuyến tàu cấp tốc để con quay trở lại Pháp sớm nhất có thể, nhưng đâu đó trong lòng bà lại thấp thỏm lo âu, bà sợ con gái bà sẽ không quay về, bà sợ Ánh sống bên Pháp quen rồi nên đâm ra chán ghét cuộc sống quê mùa nơi Gia Định chẳng mấy phát triển này

Thật chất bà chưa bao giờ hiểu Ánh, bà chưa bao giờ thấu hiểu tâm tư sâu thẩm trong lòng con gái bà

Mà chắc có lẽ từ lâu Ánh đã chôn sâu nó vào tận đáy lòng rồi

Trời không phụ lòng bà

Hai năm sau cái ngày Ánh rời đi, Ánh đã trở về, một thân đồ tây sang trọng quý phái, thoáng chốc bà còn nhận nhầm Ánh thành một cô gái Tây Phương nào đó, đang trên đường sang Nam Kỳ du ngoạn, trong hai năm qua Ánh thay đổi một cách khôn lường, trông con bé trưởng thành, sành sỏi hơn rất nhiều

Lúc ấy, bà Liên vui mừng khôn siết, ông An còn mở tiệc linh đình mừng con gái trở về Nam Kỳ, sau bao năm xa cách, Ánh đã giữ đúng lời hứa, công thành doanh toại trở về quê nhà, khiến cho ông An tự hào đến độ đi đến đâu cũng khoe khoang, con gái ông tài giỏi, xinh đẹp, lại còn có học thức cao.

Nhưng chưa được bao lâu, hạnh phúc trọn vẹn ấy kéo dài được tầm khoảng vài tháng, thì Ánh đột nhiên mất tích, không một tin tức, không một dấu vết, bà như chết lặng, cảm giác này còn đau khổ, vằn vặt hơn lúc phải xa con biền biệt bảy năm trời, tinh thần bà dường như suy kiệt hoàn toàn, ngoài khóc ra bà chẳng biết làm gì khác hơn...

Đang trong cơn suy nghĩ miên man, kí vãng quá khứ chợt ùa về khiến bà càng uất hờn mà khóc lớn, sau khi nhận thấy nước mắt đã xả ra được một ít, lòng bà nhẹ hơn hẳn, bà lồm cồm ngồi dậy, thì chẳng may ánh mắt bà va trúng một cái rương nhỏ, được đặt dưới ngăn tủ quần áo, lòng bà dáy lên một sự tò mò, không chần chừ, bà lôi chiếc rương ấy ra xem, chiếc rương trông bộ dạng đã sờn cũ, còn có mấy chổ rỉ sét, trông hơi hoài cổ, bà nghĩ ngợi một chút, rồi chầm chậm mở nắp rương ra

Mấy thứ đồ vật cũ rách bên trong khiến bà hơi bất ngờ, một con cào cào lá dừa đã ngã vàng xơ xác, một chiếc khăn lụa dính đầy mấy vết sìn đất, lạ hơn ở chổ còn có một quyển sổ to đùng được đặt gọn gàng ở trong rương, bà nheo mắt lại nhìn kĩ dòng chữ trên quyển sổ, một lúc thì nhận dạng ra mấy con chữ đã mờ căm

Nhật Ký 1935

Bà đặt mấy món đồ vật cũ kĩ sang một bên, cẩn thận cầm cuốn nhật ký ra khỏi chiếc rương, bà chầm chậm mở từng trang giấy nhuốm màu thời gian, nét chữ nghiêng nghiêng non nớt năm nào bà từng cầm tay con gái tập viết, dần xuất hiện

Cần Thơ 12/6/1935

Hôm nay tôi lại phải về quê, thật sự tôi không muốn chút nào, nhưng má tôi rất thích về quê, má nói má nhớ ông bà ngoại, nên dắt tôi và anh hai về chơi một vài tháng, mấy bạn ở quê không thân thiện một xíu nào, toàn chọc ghẹo tôi là đồ ốm yếu, gầy òm giống cò ma, tôi ghét cảm giác bị các bạn chọc quê, nhưng hôm nay tôi đã gặp được một người đặc biệt đó, chị ấy tên Mai Hân, con gái của ông Trịnh làng Kim Đông, chị ấy dễ thương lắm, còn trắng trẻo đẹp gái hơn tôi nhiều, chị ấy nói muốn làm bạn với tôi, nghe có lạ không cơ chứ, tôi rất thích cách chị ấy dịu dàng trò chuyện với tôi, nên tôi đã cho chị Hân ba cây kẹo socola mà tôi thích nhất, thế nên phần kẹo hôm nay má cho, tôi không ăn được một miếng nào, nhưng tôi rất vui"

Cần Thơ 22/9/1935

Hôm nay tôi phải trở về Gia Định rồi, tôi có cảm giác hơi buồn, cảm giác này tôi không biết phải diễn tả ra làm sao, chỉ là tôi không muốn rời xa chị Hân, thấy mặt chị buồn hiu làm tôi cũng buồn theo, nhưng tôi và chị đã có một lời hứa đó, tôi sẽ về thăm chị vào mỗi dịp hoa phượng nở rộ, và tôi mong mùa hè năm sau tới sớm hơn một chút

Gia Định15/5/1936

Năm nay tôi lại được thầy Julita trao giấy khen học trò ngoan, má tôi đã tặng tôi một chiếc vòng kim cương trông rất đẹp, tôi muốn mua tặng cho chị Hân một chiếc vòng giống tôi, thế là tôi đã phải năn nỉ má suốt cả buổi trời, và má tôi đã đồng ý, khỏi phải nói tôi yêu má nhất trên đời luôn"

Cần Thơ 20/9/1936

Suốt ba tháng hè ở Cần Thơ, tôi rất vui, tôi đã tặng cho chị Hân chiếc vòng tay mà tôi đích thân chọn lựa, ngó bộ chị ấy thích quà tôi tặng lắm, ngày nào chị Hân cũng sang nhà tôi chơi, may đồ cho búp bê, dựng nhà chòi, câu cá, thả diều, tất cả đều do chị Hân dạy tôi chơi đó, chị còn dạy tôi cách may quần áo cho con búp bê má mua cho tôi bên Pháp, trông đẹp dã man, tôi muốn lớn lên mình trở thành một người giỏi giang giống chị"

Cần Thơ 13/7/1937

Hôm nay tôi hơi khó chịu, không biết tại sao dòm thấy chị Hân chỉ cho thằng Tiến chơi nhảy lò cò làm tôi tức muốn bỏng mắt, tôi thấy giận chị vô cùng, chị không thèm quan tâm đến tôi, mà chỉ lo chơi cùng cái đám con Hà trong làng, trong khi đó tôi ngồi một đống ở góc cây, chị chẳng thèm đếm xỉa gì đến tôi, đáng ghét thật"

Cần Thơ 18/8/1938

Bệnh tôi lại tái phát rồi, nhờ có chị Hân đưa tôi về nhà kịp, nếu không tôi sợ mình sẽ chết mất, tôi ghét cơ thể yếu ớt này, tôi muốn được khỏe mạnh như các bạn đồng trang lứa, tôi muốn đứng ra bảo vệ cho chị Hân trước đám thằng Cò, tụi nó chơi mất dạy lắm, toàn nắm tóc chị Hân, rồi chọc cho chị khóc, thật sự tôi muốn đấm cho tụi nó một trận đặng trả thù cho chị, nhưng chưa kịp đấm thì tim tôi đau nhức dữ dội, sau đó tôi mê man không còn biết gì, nhưng nghe má tôi kể lại chị Hân đã cõng tôi về tận nhà, tôi thấy vui nhưng có hơi bất lực"

Gia Định15/4/1939

Năm nay tôi không được về thăm quê, tôi đã khóc rất nhiều, tôi ghét cha, lúc nào cha cũng bắt tôi làm theo ý cha, nhưng cha chưa bao giờ hỏi tôi có muốn hay không, có thích hay không? Tôi cảm thấy bất lực vô cùng, tôi lại trở thành một kẻ thất hứa, năm sau tôi phải qua Pháp học cùng thầy Julita, tôi muốn gặp chị Hân, tôi muốn chào tạm biệt chị lần cuối"

Paris 12/5/1940

Thời tiết paris lạnh căm, đồ ăn nhạt toẹt rất khó ăn, tôi ăn không quen, tôi thèm cơm má nấu, tôi muốn về quê, tôi muốn đi thả diều cùng chị Hân, ở bên này tôi không có bạn, họ kì thị tôi bởi vì tôi là người Nam Kỳ, tôi cảm thấy cô đơn, nhưng tôi chả làm được gì ngoài việc tự biến bản thân mình trở nên kiêng cường, mạnh mẽ, kì thực tôi ghét cảm giác gồng mình này...

Paris 19/1/1941

Ở đây hai năm, tôi vẫn chưa quen được cuộc sống vội vã tấp nập nơi đô thị phồn hoa này, tôi cảm thấy nó không thuộc về tôi, đường phố ở đây lúc nào cũng tấp nập đông đúc, nhưng chỉ có tôi cô đơn lẻ bóng một mình, tôi nhớ cảm giác yên bình giản dị ở quê hơn, nhớ luôn cảm giác trăng thanh năm nào chị chèo ghe chở tôi đi ngắm sao, lại thêm một năm tôi không được gặp chị, không biết chị Hân giờ ra sao rồi, có còn nhớ đến tôi không?"

Paris 20/11/1942

Thành phố tôi sống năm nay lại có tuyết rơi, tôi nằm co rúc trong nhà bên cạnh lò sưởi không muốn đi ra ngoài, tôi ghét cái thời tiết khắc nghiệt ở Pháp, có lẽ tôi phát bệnh rồi, trái gió trở trời một tí thì tôi lại cảm mạo, tôi ghét cơ thể yếu ớt này quá, tôi đã nhiều lần đi khám tại nhà thương bên Pháp, nhờ uống thuốc điều độ nên cơ thể tôi cũng khỏe hơn một chút, không còn bị co giật nữa, tôi cảm thấy thoái mái hơn khi ít bị bệnh tật hành hạ, nhưng tôi lại hơi buồn, tôi nhớ Cần Thơ"

Gia Định 30/4/1943

Năm nay tôi được về thăm Nam Kỳ...nhưng lòng tôi lại đau, tôi vừa về đến nhà thì hay tin, tháng sau chị Hân lấy chồng rồi, tôi đã khóc rất nhiều, năm năm trời ròng rã nơi đất khách tôi chỉ muốn một lần được về thăm chị Hân, nhưng giờ đây tôi lại cảm thấy sợ sệt, tôi sợ phải nhìn thấy chị ấy sóng vai cùng một người đàn ông khác, tôi không biết cảm giác này là gì, nhưng nó dày vò lấy tâm trí tôi suốt một tháng qua, tôi biết mình rất thương chị, nhưng liệu tôi yêu chị là sai trái sao?"

Gia Định 1/6/1943

Tôi vừa từ Cần Thơ về, tôi đã nhìn thấy chị sau năm năm xa cách, chị đẹp tựa như một đóa hoa hồng nở rộ trong bộ áo tất đỏ rực, gương mặt chị được trang điểm một cách chỉnh chu, rất sắc xảo, xinh đẹp, nhưng lại khác xa Mai Hân mà tôi từng gặp năm mười hai tuổi, nét mặt chị trông thanh tú hơn, thuần khiết hơn gấp bội phần, chị đứng cạnh anh Tùng trông rất xứng đôi, phải gọi là trai tài gái sắc, làm lòng tôi càng trở nên chua xót...

Tôi không dám đến gần, gặp mặt hay chúc phúc cho chị một cách trọn vẹn, có phải tôi rất hèn hạ đúng không?, nhưng càng bước đến gần, tim tôi càng nhói đau, lòng tôi càng trở nên đau rát, tôi đã đọc bức thư chị gửi cho tôi vào tháng trước, tôi biết chị rất muốn tôi đến tham dự, nhưng...tôi sợ mình sẽ khóc mất, nhưng sâu trong thâm tâm tôi

Tôi rất mong chị được hạnh phúc...dù cho hạnh phúc đó không có mặt tôi

Paris 20/3/1944

Tôi quay về Pháp rồi, tôi không muốn ở lại Nam Kỳ, càng không muốn nhớ nhung người con gái năm xưa, tôi chọn cách chôn vùi quá khứ, bỏ đi thật xa, nhưng hình như tôi lầm tưởng rồi, dù cho có đi đến đâu, tôi vẫn nhớ đến chị, vẫn nhớ đến hình bóng cô bé năm nào cùng tôi thả diều, bắt cá, càng nhớ tôi càng đau, liệu cảm giác tôi dành cho chị, có giống thứ tình ái mà người đời thường hay ca tụng không?

Nhưng tiếc thay tôi chỉ là một cô gái, và tôi biết chị cũng thế, nhưng tôi lại yêu chị đến mức cuồng si, không biết từ lúc nào, lòng tôi luôn dáy lên xúc cảm bồi hồi, xao xuyến mỗi khi nhớ về nét mặt dịu dàng đằm thắm mà chị từng dành riêng cho tôi.

Liệu có phải tôi đang có bệnh rồi không?

Paris 20/1/1745

Tôi đang hẹn hò cùng một người đàn ông, anh ấy lớn hơn tôi năm tuổi, là một chàng trai người Pháp, tôi yêu anh ấy vì cha tôi muốn thế, bọn tôi hiện tại đang sống cùng nhau dưới một mái nhà, anh ấy có đề nghị muốn ngủ cùng tôi, nhưng tôi đã từ chối, vì tôi sợ, tôi không biết bản thân mình sợ cái gì, nhưng tôi không muốn tiếp xúc thân mật với anh, tôi sợ cảm giác anh đυ.ng chạm thân thể tôi, càng sợ mấy nụ hôn mãnh liệt mà anh trao cho tôi, mỗi khi hôn xong, tôi đều chạy vào nhà tắm ói một trận đến rát cổ, tôi thiết nghĩ...nếu sau này cưới người đàn ông này về, đêm nào cũng phải làm mấy việc ân ái vợ chồng...thì tôi sẽ ra sao đây? Đời tôi chỉ yêu một người, nhưng tiếc thay không phải anh ấy, mà là cô gái ở làng Kim Đông năm nào, cô gái mà tôi ngày đêm nhung nhớ, nhưng không bao giờ chạm tay đến được...

Gia Định 25/12/1945

Tôi đã về Nam Kỳ

Tôi muốn chấm dứt mối quan hệ dối trá đó, bản thân tôi không chịu được cảm giác ghê tởm này, đối với anh có thể đây là thân mật, nhưng với tôi nó như một sự tra tấn tinh thần, tôi quyết định rồi, tôi sẽ không lấy chồng, tôi không muốn làm khổ ai hết, và càng không muốn làm khổ chính bản thân tôi, có thể cái tát cha dành cho tôi rất đau, nhưng mấy năm qua tôi chịu đựng đủ rồi, tôi đau đủ rồi, tôi không thể nào để cha xen vào cuộc đời tôi nữa, tôi sẽ sống một cuộc đời dành cho riêng mình, tôi sẽ làm những gì mình thích...tôi không muốn nghe lời cha, tôi ghét ông, tôi ghét cách ông tự mình sắp xếp cuộc đời tôi

Tôi biết má thương tôi, nhưng bà chưa bao giờ bảo vệ tôi cả, tôi đau khổ, tôi khốn đốn, ngoài việc an ủi tôi ra, bà cũng chẳng dám lên tiếng phản bác cha tôi câu nào, bà lúc nào cũng sợ ông nóng giận, đời bà luôn luôn tôn thờ ông, nhưng bà đâu biết, chính bà đang tiếp tay cho cha gϊếŧ chết một Giao Ánh ngây thơ hồn nhiên ngày nào, thay vào đó là một Giao Ánh lúc nào cũng mang cho mình một vỏ bọc hoàn hảo, và một trái tim đã dần chết khô...

Đọc đến đây, tim bà nhói đau, bây giờ thì bà hiểu tất cả rồi, lý do mà Ánh nhất quyết không chịu lấy chồng, một mực không muốn trở về thăm quê mẹ, và bỏ nhà ra đi không một lời từ biệt, có lẽ mọi chuyện đã quá sáng tỏ, do Ánh đã chịu đựng hết nổi rồi, tức nước vỡ bờ, bà hiểu cảm giác đó?

Bà thấu hiểu cái cảm giác mà Giao Ánh dành cho cái cô Mai Hân ở làng Kim Đông năm nào

Tại sao không phải là một cô gái khác?

Trịnh Hoàng Mai Hân

Bà nở một nụ cười chua xót, trong khi nước mắt đã sớm phũ kín khắp cả gương mặt, hàng loạt kí ức chạy dọc tâm trí bà, khiến cho bà cảm thấy khó thở đến mức ôm ngực thở dốc

"Mai Liên nè, sau này lỡ em với chị không đến được với nhau, chị cũng đừng buồn em nghen, chị nên nhớ suốt đời em đều mang theo hình bóng của chị, con em sinh ra cũng sẽ đặt tên giống chị "

Liên mỉm cười xoa đầu cô gái trong lòng mình, vòng tay càng siết chặt hơn, như thể muốn nuốt trọn người con gái bé nhỏ

"Em muốn đặt tên con là gì?"

"Mai Hân"