Chương 25

Chương 25.

Thầy cười chua chát, đoạn bắt tay niệm chú, rồi xua vạt áo lên không trung, bóng quỷ đen tan đi. Thầy đứng lặng ngước lên bầu trời đêm, khẽ thở dài đến não lòng.

Bất ngờ nhìn lại,thấy một bóng hình đang đứng trân trân nhìn mình nãy giờ, nhìn kĩ thì ra là một vị đạo sĩ.

Vị đạo sĩ đó mặt vuông chữ điền, dáng vẻ uy nghi thanh thoát, mắt sáng rất rõ, mặc chiếc áp chùng dài tới mắt cá chân, bên hông đeo thanh kiếm đào, người đi qua lại đều nhìn vị này mà khúc khích cười chê.

Hai mắt nhìn nhau lặng đi hồi lâu, rồi thầy chắp tay mà chào, đạo sĩ cũng cúi chào kính cẩn đáp lễ.

“Chẳng hay thầy là trụ trì chùa này?”- đạo sĩ lên tiếng hỏi trước.

“Chính bần tăng, xin hỏi thầy đây là…?”

“Tôi chẳng là ai, chỉ là đạo sĩ lang bạt nay đây mai đó, bốn bể là nhà, hiệu là minh tâm.”- đạo sĩ cười đáp.

“Vậy thầy đây tu đạo,xin hỏi đạo gì? Thờ thánh thần nào?”

“Tôi chẳng thờ ai, mà lại cũng thờ rất nhiều, đạo của tôi là đạo tự sinh, mang sức mình tu luyện mà đi cứu nhân độ thế. Chẳng phải như đạo của các ngài xem cả thế gian chỉ toàn điều khổ ải, trông chờ vào sự che chở của chư phật ở thế giới khác, tôi nói vậy lời tuy thất kính, biết đại sư chẳng nghe nhưng mạnh dạn muốn nghe lời phản bác, đại sư chẳng khinh kẻ ngoại đạo thì xin chỉ bảo cho đôi lời chăng?”- đạo sĩ lại chắp tay cung kính mà thưa.

Thầy đại trí cười hiền từ mà nói:

“Mệnh tôi cũng sắp tàn, chẳng có lẽ nào bài thuyết pháp cuối cùng lại dành cho kẻ ngoại đạo, mà thuyết được ông quy đạo tôi thì công đức tôi lớn lắm. Vậy mời ông đạo sĩ cùng vào chùa làm li trà chăng?”.

Vậy là một sư một đạo cùng nắm tay nhau mà vào trong chùa, đạo sĩ nói mạng chẳng vào được chốn thờ tự, nên chỉ xin ngồi ngoài ghế đá cổng chùa, sư thầy cười ưng thuận, ra hiệu cho đệ tử mang bình trà ra, rồi chỉ tay lên tượng quan âm trắng to đặt chỗ cổng mà rằng:

“Vị này là quan thế âm bồ tát.”

Đạo sĩ gật gù khen đẹp.

Đoạn hai người ngồi xuống một ghế đá, có bàn trà bên cạnh, được chốc lát thì tăng cũng mang trà ra, vậy là ung dung mà ngồi uống.

Lúc này sư mới ân cần lấy lời hay ra thuyết đạo sĩ rằng:

“Đạo tôi chẳng phải đạo ỷ lại vào sự che chở của chư phật, đạo tôi là đạo giải thoát, pháp môn tôi là pháp thanh tịnh, không thích tranh đấu với bên ngoài, mỗi người đều phải tự đấu tranh giành lấy thắng lợi trong tâm mình.”

“Vậy phép thần từ đạo phật ở đâu mà ra? Nếu chẳng ham tranh đấu thì các phép chú của các vị phục vụ điều gì? Nếu đấu với nội tâm thì cần gì phép đó?”

“Chính vậy.đạo tôi chẳng trọng thần thông, phép thần có được là do trong quá trình khổ tu tự nó sinh ra, chỉ là công cụ, không phải mục đích tối thượng.những bậc tu chân chính cầu cho vô ưu vô ngã, thắng được vô minh, có trí tuệ bát nhã, không ai cầu cho được thần thông mà đi học đạo phật. Cứ vô thức mà học rồi có được công phu thần thông lúc nào chẳng hay…”

“Thưa đại sư, thứ bần đạo hỏi thẳng, vậy nếu như có người thân quyến, hoặc lỡ như lại thấy kẻ sa cơ, thì có ra tay mà cứu không? Nếu đạo ông là tự tranh đấu, công phu không có thì ông lấy gì mà tranh đấu với đạo tà bên ngoài?”

“Đạo tôi dùng lời hay mà giảng, mà thuyết cho kẻ đó phải chịu, nếu nó không chịu thì do nghiệp lực hắn sâu dày, nếu vào điều phi luân thường đạo lý, thì đến sư cũng cầm súng ra trận, chẳng hay ông chưa nghe câu đó sao?”- sư bật cười mà trả lời.

“Vậy lại hỏi thêm, đạo ông đạo từ bi, nhưng ông không thấy có hèn yếu sao? Lúc nào cũng phải nhún nhường kẻ khác. Hơn nữa tôi thấy Việc tốt việc xấu là do ta, tâm lành quả tốt nhưng cũng do ta cả, vậy mà gặp việc khó gì cũng đều đổ do nghiệp là ý làm sao? Vậy không ai sai lầm gì bao giờ mà đều chỉ đổ do nghiệp lực tiền kiếp sao?”- đạo sĩ uống trà rồi hỏi tiếp

“Nghiệp là thứ hiển hiện luân hồi, dù ông cảm nhận được nó hay không thì nó vẫn luôn tồn tại như chân lý, bằng hình thức này hay hình thức khác, dù ông có theo đạo ta hay không, nhưng người tuy biết nghiệp xấu vẫn không ngừng làm điều thiện thì vẫn có thể cải nghiệp, ông theo đạo chắc cũng hay rằng: tâm sinh tướng, tướng sinh tài, tài sinh vận, vận sinh mệnh, mệnh đổi nghiệp chứ?”

Sư giải thích như thế, chẳng hiểu ý đạo sĩ ra sao, chỉ khẽ mỉm cười mà uống tra ý tứ không lộ ra nét mặt, cũng chẳng hỏi thêm điều gì.

“Vậy ý ông thế nào? Đạo pháp ông ra sao?”- sư liền hỏi đạo sĩ.

“Vậy tôi cũng có ít lời trình thầy, đối với tôi tin vào bản thân, tin vào chính đạo, thầy hỏi tôi thờ ai? Xin thưa với thầy, tôi thờ chính nghĩa, ai nhân nghĩa đều là đồng đạo với tôi, tôi tin rằng chính phải luôn thắng tà, bản thân mình phải tự tôi dưỡng rèn luyện công phu mà lập thân xử thế trên cõi đời này, phải tiềm tàng mà trầm mặc, giống như tĩnh thủy*, nhưng cũng sôi nổi can trường, giống như cuồng phong*, là một huyền nhân đi học huyền thuật thì ma thuật cũng được, thần thuật cũng vậy, nuôi âm binh cũng thế, mà nuôi thần binh cũng lại như thế, cứ cốt sao cho chúng nó theo ý chí người luyện mà hành động, mang đạo mang phép ra mà giúp đời, là thỏa sức học đạo của tôi, thỏa chí tu hành của tôi. Nếu công phu không dụng ra mà giúp dân giúp đời, thì học phỏng có ích gì? Một thân công phu như các thầy chôn vùi trong chốn thanh cảnh, thì liệu có ai biết đến? Giúp được ai trong nhân gian? Vậy các ngài cứ bảo độ là độ ai? Độ cái gì?”

(*tĩnh thủy: dòng nước trầm lặng, *cuồng phong: ngọn gió hung ác.)

Nói đoạn bất giác cười to giữa sân chùa vắng lặng. Sư cũng nhìn đạo sĩ mà cười vang không kìm lại được, hai người lại khoác vai nhau cười rũ ra, chẳng còn phân ngôi chủ khách, lễ nghi trên dưới gì, cứ thế mà dâng trà cho nhau, nói cười vui vẻ…

Thật là,

Phép tu tuy có khác nhau

Nhưng thờ chữ đạo trước sau một đường

Hoặc đạo huyền bí khó lường

Hoặc đạo thanh tịnh nhún nhường thế gian

Đều là đạo giải nguy nan

Cứu nhân độ thế muôn vàn đắng cay

Cả sư cả sĩ ngồi đây

Nâng li trà biếc vui vày với nhau

Thật là chính nghĩa nhiệm màu

Nối liền các đạo cùng nhau giúp đời .

Các chúng đệ tử ban đầu thấy đạo sĩ vào cùng thầy đều lấy làm lạ, cứ lấp ló ở sau vách mà xem, sau thấy hai người cùng han huyên như bạn thì mới tản đi hết.

Đạo sĩ đều nhận biết được cả, bấy giờ thấy các người tò mò đều đã đi, mới chợt nghiêm trang, ghé tai lại sát sư mà rằng:

“Ta mang theo ba đạo âm binh, ông có biết hay chăng?”

“Chính thế, nhưng thầy hãy thử gọi họ lên xem thế nào?”- sư mỉm cười trả lời.

Đạo sĩ khấn lầm rầm trong miệng , nhưng rồi biểu hiện kinh ngạc thất vọng mà nhìn sư.

Lúc này sư mỉm cười mà rằng:

“Binh của thầy chẳng được vào nơi cửa phật môn, đều đang đứng tụ ngoài cổng chùa, chẳng hay đạo thầy cao thế mà không biết hay là đang nói thử tôi?”

Đạo sĩ cười lớn mà rằng:

“Thầy thứ lỗi cho, đúng là tôi có biết, nhưng vẫn muốn liều thử xem phép tôi có qua được cửa chùa không. Vậy lại xin hỏi rằng, phép thầy như thế, chẳng hay có biết quỷ bay trên đầu chăng?”

Lúc này sư mới thở dài, cầm tay đạo sĩ mà nói:

“Tôi biết mạng tôi chỉ nguy trong sớm tối.”

“Thầy đừng lo buồn làm gì. Theo như tôi thấy, đêm nay thầy chẳng nên làm gì, cứ mặc vận mệnh xoay rời, sẽ qua thôi. Đêm tôi xem thiên văn, ngắm nhìn tinh tượng tôi thấy nhiều sự lạ nhưng thiên cơ tiết lậu ra sợ lại làm hỏng việc dương.”- đạo sĩ an ủi.

Sư đại trí thất sắc mặt. Quay sang nhìn đạo sĩ kinh ngạc:

“Thầy biết tôi đêm nay làm việc gì ư?”

“Nói thật với thầy tôi đã theo dõi khúc sâu đó lâu ngày chứ chẳng phải ngẫu nhiên nói bậy. Cũng chẳng phải vô duyên mà tối nay tôi đến gặp thầy, hôm nay thầy lập đàn tràng cầu thần sông, tôi đã lén để ý được cả.”

Thầy nắm lấy tay đạo sĩ mà nói ân cần tha thiết:

“Vậy ra ông đã biết việc từ lâu. Chẳng hay ông có phép gì giúp cho thầy trò tôi, thì tôi lấy làm biết ơn lắm. Tôi thì chẳng tiếc mạng, nhưng chỉ sợ thân này tàn, chẳng phải đối thủ của quỷ thần lại đâm hỏng cả việc.”

Đạo sĩ lại cười lớn nói rằng:

“Tôi tưởng đạo ông là đạo chẳng nói lời dối gian, hay đây là đức khiêm nhường mà bậc trí giả mới có tôi đây chẳng hiểu được?”

“Ý thầy là sao?”

“Ông công phu đầy mình, pháp hạnh nhập tàng người ngoại môn như tôi đây nhìn qua cũng biết, vì sao mà cứ khiêm tốn quá như thế?”

Sư đại trí nghe thế liền nghiêm sắc mặt mà rằng :

“Xin ông chớ nói thế mà tổn phước của tôi. Chẳng hay ông không nghe câu “đạo cao một thước, ma cao muôn trượng”? Chúng nó trong tối ta ở ngoài sáng, núi cao còn núi cao hơn, ta không biết thực lực nó ra sao nhưng đã là thần thì pháp lực hẳn phải vô biên, đây chẳng gọi là khiêm tốn mà gọi là biết mình biết người. Cẩn thận có chẳng hơn không? hơn nữa ông cũng đã nhìn thấy bóng quỷ tột khốc trên đầu tôi, hẳn ông phải thừa hiểu quỷ đó không thấy mùi máu tanh thì không đến, nó đến chưa chắc đã chết nhưng nếu đã chết chắc chắn nó đến, đều chẳng phải điềm tốt đẹp gì. Tôi hiềm ông là người có đạo nên mới giãi bày việc riêng mà sao ông lại cứ nghi hoặc tôi thế? Hay ông ngại phạm uy quỷ thần?”

Đạo sĩ nghe thế tái mặt, biết mình nói lỡ lời liền dịu đi mà rằng :

“Thầy trách tôi rất phải, nhưng việc này tôi cũng đã cố hết sức rôi thần đó tôi liệu trừ không được nên mới phải lập miếu mà thờ…”

Sư nghe thế thở dài. Nghĩ đến hạ lòng lại thêm buồn, chẳng nói năng gì chỉ lặng lẽ uống nước trà.

“Nhưng mong thầy cứ nghe tôi đi, việc quỷ thần sông hạc tôi đã theo từ lâu, tôi chẳng có tài cán gì, không dám nói xem được mệnh trời như lại may học được phép xem thiên văn, theo như tôi liệu thì trò ông cũng chẳng dễ mà bị hại đêm nay, vận hạn nó là rơi vào ba đêm trước nhưng cũng đã qua rồi. Còn thiên đạo đã định, việc âm ra âm việc dương ra dương, trừ khi trong dương có âm ngoài ra nếu cứ cố đυ.ng vào là dính họa sát thân. Thầy đã liệu trước cái chết như thế hà tất phải cố chấp mê mà lao vào? Thầy nghĩ gì về sự chết? Thầy không sợ nó hay sao?”

Thầy nghiêm nghị mà rằng:

“Sống chết tựa vô thường, có gì mà sợ…”

Thật là,

Chốn sân chùa, tri âm ngồi đàm đạo

Tu khác lối, nhưng chính nghĩa chung đường.