Chương 23: Hỷ sự

Hay tin Minh hôn sắp tiến hành, mọi người trong làng đều rất vui mừng mỗi người một tay cùng họ hàng hai bên tất bật chuẩn bị cho hỷ sự. Tầm hơn một ngày thì cũng xong xuôi đầy đủ mọi thứ.

Mặc dù là Âm hôn nhưng vẫn chuẩn bị tất cả các lễ nghi,… như một lễ hỷ bình thường.

Cuối cùng thì cũng tới ngày này 14/7. Nghi thức Minh hôn được tổ chức theo thời cổ đại nhà Thanh. Buổi sáng đúng bảy giờ hai bên gia đình đã gặp mặt kế tiếp là lấy long phượng thϊếp và cuối cùng trước sự chứng kiến của dân làng và quan viên hai họ các khay lễ vật lần lượt đựơc nhà tôi trao cho Đàm gia rồi sau đó được nhà gái đặt lên gian thờ gồm có vải, kẹp, quần áo, mỗi thứ một món, hai hộp gấm bên trong là hoa tai, vòng tay, nhẫn, trâm và nhiều những trang sức khác . Phía bên Đàm gia hết sức tươi vui, trái ngược lại với Thượng gia ai ngồi chỗ nấy khuôn mặt lộ rõ vẻ âu sầu nếu được hỏi thì trả lời qua loa cho qua chuyện rồi lại im bặt. Tôi có để ý thấy mẹ và bác gái đã nhiều lần lén đưa tay lên lau những giọt nước mắt chực trào ra trong đôi mắt đỏ hoe của mẹ. Thấy mẹ và mọi người khổ tâm như vậy tôi rất đau lòng.

Trong sân đã chật kín người, các mâm cỗ được bày biện đầy đủ, cả làng già trẻ gái trai đều đến đông đủ ‘chung vui’.

Chừng mười giờ trưa tôi khoác lên người bộ hỷ phục của tân lang theo thầy Hiên và một đoàn người, năm người trong đội quân đào mộ, tám thanh niên khiêng kiệu hoa và một đám người đánh trống thổi kèn kèm hai gia nô đi theo rải tiền tất cả đều trong trang phục màu đỏ cất bước ra khỏi Đàm gia hướng về phía nghĩa địa đi ‘rước tân nương’.

Ra khỏi làng, tiếng cười nói nhỏ dần rồi không nghe thấy nữa, những ngôi nhà cũng khuất dạng ở phía sau. Trên bầu trời mây đen dần kéo đến che lấp những tia nắng ấm áp của ánh sáng mặt trời. Gió nổi lên vi vu rít từng đợt thổi vào những bụi cỏ hai bên đường, những túp lều tranh rách rưới tạm bợ được dựng lên đã tốc mái bay giật dờ. Càng đi xa xung quanh chúng tôi dần được bao phủ bởi một làn sương mờ ảo. Không gian im ắng, tĩnh lặng mọi người mắt nhìn tai nghe chân bước chẳng ai nói với ai câu nào không khí ảm đạm vô cùng.

Hôm nay chẳng ai ra đồng đi làm cả, mọi người đều đã tề tựu về hỷ sự của Đàm gia và Thượng gia, cánh đồng bát ngát mênh mông trải dài một màu xanh mướt của cây lương thực, cả vài hecta đất đều chỉ vỏn vẹn có gần hai mươi mạng người. Đi qua hết những cánh đồng là tới khu nghĩa địa nơi này u ám heo hút đến rợn người. Tâm không lạnh mà bất giác run lên. Tôi thầy Hiên và đội quân đào mộ tiến vào trong còn lại thì ở bên ngoài chờ. Ở chính giữa nghĩa địa này có một ngôi mộ mới. Là mộ của Quỳnh Dư, thầy Hiên lập bàn cầu khấn lấy ra một bát hương, ba nén nhang một đĩa tròn nhỏ như lòng bàn tay có hình bát quái hai đồng xu đã xỉn màu và năm tờ sớ khấn vái hồi lâu thì dừng, ông kêu tôi lại đưa cho tôi năm tờ sớ và chiếc bật lửa nghiêm giọng:”Thượng Quan thiếu gia, đây là nghi thức ‘đưa thư’ xin khai quan phải chính tân lang ‘gửi’ hết chỗ này thì tân nương mới theo về “.

Tôi gật đầu cầm năm tờ sớ ngồi trước mộ Quỳnh Dư rồi canh đốt cho cháy hết không để sót.

Đúng mười hai giờ trưa thầy Hiên cất tiếng.

“Âm khí vượng, động thổ” theo lệnh thầy đội ngũ bốc mộ cũng nhanh chóng bắt tay vào làm việc hì hục cật lực đào bới mồ hôi nhễ nhại ướt đẫm hai vai. Chừng ba mươi phút sau thì lộ ra chiếc quan tài. Cũng là lúc thầy Hiên nghiêm nghị lên tiếng:“Tới lượt của cậu rồi đó thiếu gia.”

“Khai quan”.

Tôi tiến đến thận trọng mở nắp quan tài, bần thần ngỡ ngàng nhận thấy bên trong hiện diện thân ảnh quen thuộc của một mỹ nữ vô cùng xinh đẹp đang trong giấc ngủ say. Một tuyệt sắc giai nhân ở ngay trước mắt. Chỉ cần nàng xuất hiện tôi dường như lại rơi vào u mê không lối thoát. Khuôn mặt kiều diễm ngũ quan với đường nét tinh tế rõ ràng, chiếc mũi cao thanh tú làn da trắng không tì vết, đôi má có điểm chút hồng duyên dáng, cánh môi mỏng mềm mại đỏ tươi tắn, mái tóc đựơc ghim lên gọn gàng cài trâm phượng, hỷ vật mà chính tay mẹ tôi chọn cho cô. Trong bộ hỷ phục đỏ thắm vẻ đẹp của nàng càng được tôn lên gấp bội lần.

Chợt một cái vỗ vai của thầy Tư Mã Hiên làm tôi bừng tỉnh:“Thiếu gia, khai quan xong thì đứng lên được rồi. Cậu bần thần ngồi đó nhìn gì mãi thế?”.

Tôi lắc đầu rồi đứng tránh ra một bên.

Tôi nhìn lại, thì ra là ảo giác bên trong là hài cốt của Quỳnh Dư, đã đầy đủ không thiếu một phần.

Theo lệnh của thầy Hiên, ba người xuống huyệt bỏ hài cốt của Quỳnh Dư vào một cái tiểu nhỏ bằng ngọc cẩm thạch có nhiều hoa văn bắt mắt do bên nhà tôi chuẩn bị.

Đã nằm sâu trong ba tấc đất lâu như vậy hẳn là nàng cô đơn và lạnh lẽo lắm.

“Thầy Hiên này, họ có đáng tin không vậy?”. Tôi hơi lo lắng.

“Họ đều là chuyên gia bốc mộ từ rất nhiều năm rồi, cậu cứ yên tâm thưa thiếu gia”.

“Nói với họ cô ấy mà thiếu khúc xương nào, tôi bắt họ chặt đúng khúc đó đền”.

“Cậu thật là…” Thầy Hiên cười một tiếng.

Cuối cùng cũng đã mang nàng ra khỏi nơi tăm tối lạnh lẽo ấy.

Thầy Hiên làm phép xong xuôi, đưa tôi tiểu của nàng rồi nói:“Thiếu gia, bây giờ cậu dẫn tân nương tới kiệu hoa”.

Tôi gật đầu vươn tay nhận tiểu của Quỳnh Dư thận trọng theo lời của thầy Tư Mã Hiên. Sau khi đặt nàng vào kiệu, người nào vào việc nấy tám người khiêng kiệu bắt đầu di chuyển, tiếng trống tiếng kèn cũng nổi lên giai nhân đi hai bên cũng vung tay rải tiền. Âm thanh khuấy động cả một vùng trời phá tan sự tĩnh lặng âm u quỷ dị vốn có của ‘mảnh đất chết’ này.

Chúng tôi nhanh chóng về đến Đàm gia, tiếng cười nói rôm rả vang từ đầu làng ngõ xóm, mọi người đều nhìn tôi với khuôn mặt tươi vui biểu lộ sự cảm kích và ánh mắt tràn đầy hy vọng. Họ coi tôi như ân nhân cứu mạng, người đã mang lại bình yên cho Châu Thành này.

Mọi hỷ sự bình thường theo lẽ thì sau khi rước dâu sẽ về nhà trai nhưng vì đây là Âm hôn nên sẽ khác một chút đó là người còn sống phải làm tất cả các nghi thức ở gia tiên bên người đã khuất.

Vào đến sân, Đàm phu nhân đã nhanh chóng niềm nở tiến ra bước lên kiệu hoa khuôn mặt biểu lộ rõ sự vui mừng nhận lấy tiểu của Quỳnh Dư rồi trao tận tay cho tôi. Đây là nghi thức trao dâu. Sau đó dùng một mảnh vải đỏ bịt mắt tôi lại, dẫn tôi đi thẳng lên lầu vào phòng tân hôn đặt tiểu của Quỳnh Dư ở trên giường. Bởi vì phòng tân hôn tân lang và tân nương không được nhìn thấy khi chưa chính thức nhập gia nên phải thực hiện nghi thức bịt mắt để không nhìn thấy được căn phòng. Sau đó tôi được tháo bịt mắt và xuống dưới nhà.

Vẻ mặt của Thượng gia vẫn không thay đổi, khuôn mặt từ khi bắt đầu hỷ sự cho đến bây giờ luôn toát lên vẻ căng thẳng lo âu.

Tôi chỉnh đốn lại hỷ phục đứng ở bên phía nhà trai, bên cạnh là Giang Quang và anh Quan Khải trông họ cũng có chút không bằng lòng. Đàm phu nhân đại diện đằng gái tiến đến buộc một đầu của sợi chỉ đỏ gọi là tơ duyên lên cổ tay tôi còn đầu còn lại buộc vào bài vị của Quỳnh Dư rồi trao bài vị của nàng lại cho tôi.

Giờ là phần của đằng trai, anh Quan Hải đại diện cho trưởng nam Thượng gia đưa cho tôi ba nén nhang đang cháy nghi ngút khói để thắp bên bàn thờ gia tiên bày tỏ lòng thành kính.

‘Nhất bái thiên địa’.

‘Nhị bái giao đường’.

‘Phu thê giao bái’.

Tôi ôm bài vị của Quỳnh Dư hoàn thành tam bái rồi uống rượu giao bôi.

‘Đưa vào động phòng’.

Đây là nghi lễ cuối cùng, nghi thức dẫn đường, bởi vì khi nãy tân lang đặt tân nương vào phòng tân hôn bị bịt mắt nên sau khi hoàn thành tam bái sẽ không biết đường lên phòng tân hôn, lần này ba người đại diện bên nhà tân lang sẽ đóng vai gia nô dẫn tân lang cùng bài vị tân nương lên phòng. Giang Quang anh Quan Khải và chị Lộc Dương ba người thực hiện nghi lễ dẫn đường đưa tôi lên đến cửa phòng tân hôn nơi được treo hai l*иg đèn bằng giấy cùng hai dải lụa đỏ từ trên đỉnh cánh cửa kéo dài xuống tận chấm đất xen giữa là chữ hỷ đỏ lớn bằng quyển sách.

“Ráng xong hết hôm nay thì về với mọi người”. Anh Quan Hải nở một nụ cười gượng gạo nói.

“Như ý cát tường”. Giang Quang tránh ánh nhìn của tôi cất tiếng.

Chị Lộc Dương từ đầu buổi khuôn mặt luôn trong tình trạng khó coi, sau khi nghe Giang Quang và anh Quan Khải nói vậy thì liền biến sắc, hiện vẻ đau lòng, đôi mắt đỏ hoe ánh nhìn đầy trách cứ, nước mắt rơi xuống lã chã.

Tôi hoảng hốt đưa tay ra lau đi những giọt nước mắt lăn dài trên má, cất tiếng dỗ giành:“Kìa chị, đây là đám cưới chứ đâu phải đám tang của em. Chị như vậy trông xấu lắm đó”.

“Tiểu tử chết tiệt, ở lại đây đêm nay rồi mai về nhà mình em nhé”. Chị Lộc Dương nấc nghẹn lên gằn giọng nói.

“Em sẽ không sao mà”.

“Tạm biệt” Giang Quang và anh Quan Hải đồng thanh rồi cùng chị Lộc Dương quay lưng cất bước rời đi.