Chương 18: Cút khỏi nhà tao

Hít một hơi thật sâu, cố lấy lại bình tĩnh gắng quên đi cơn ác mộng vừa xảy đến.

Tiếng chuông điện thoại reo lên, là Giang Quang.

“Alo”.

“Quan Khải, bài luận văn tụi mình còn chưa làm xong, cậu xuống nhà chú Lã đi tôi đang ở đây chúng ta tranh thủ làm cho xong phần còn lại”.

“Được, tôi sẽ qua ngay”.

Từ bữa về đến giờ cũng đã được hơn mươi ngày, có quá nhiều chuyện xảy ra làm tôi quên khuấy đi việc học. Cũng sắp đến hạn nộp luận văn, Giang Quang mà không nhắc thì chắc tôi cũng chẳng thèm nhớ mà đυ.ng tới chúng nữa.

Xe của tôi chị Lộc Dương cầm đi đâu mất, một xe chở ba mẹ tôi đi trả lễ, một xe chở hai bác ra ngoài tỉnh lấy thuốc cho anh Quan Hải, một chiếc đưa nội đi công việc từ sáng đến giờ. Ở nhà chẳng còn chiếc xe nào, đành phải đi bộ vậy. Từ nhà tôi đến nhà chú Lã, chú của Giang Quang cũng cách chừng tám trăm mét. Đi đến cuối con đường nhà tôi có hai lối rẽ, rẽ qua bên phải là tới nhà chú Lã còn lối rẽ còn lại thì tôi cũng không rõ lắm. Nhưng hình như là ghé qua một hai lần gì đó.

Con đường làng vừa được làm mới. Ngày trước, nó lát bằng gạch đỏ, uốn lượn quanh làng như dải lụa đào. Bây giờ, được đổ bê tông rất sạch sẽ. Con đường khá rộng và dài. Nó có thể đủ cho hai chiếc xe ô tô đi song song mà không cần tránh nhau. Dưới ánh nắng hè rực rỡ, con đường làng trông tràn đầy sức sống. Từng giọt nắng vàng óng ả phủ xuống trải dài trên những mái nhà, cành cây. Cái nắng đã khoác cho con đường một chiếc áo vàng rực rỡ.

Phía bên phải đường là một chiếc ao nhỏ. Làn nước xanh biếc được điểm xuyến bởi sắc hồng dịu nhẹ của hoa sen. Thỉnh thoảng vài chú bói cá lao mình xuống nước rồi vụt bay lên, trong mỏ đã ngậm một con cá hay một con tôm nhỏ.

Tầm này đã vào đầu giờ chiều, hầu hết mọi người đều đã rời nhà bắt đầu tiếp tục làm những công việc còn đang dang giở. Bình thường nơi này luôn tấp nập người dân qua lại nhưng chẳng hiểu sao bây giờ lại rất vắng. Chỉ có mình tôi lẻ bóng độc bước ở nơi này.

Tôi đi được một quãng khá xa, trời trước đó còn trong xanh, nắng vàng rực vậy mà chỉ một lát sau đó nắng dần tắt trời sẩm tối, không gian xung quanh cũng hòa vào chung với nền trời một khung ảnh u ám mờ mịt quỷ dị lạ thường. Những làn sương trắng đυ.c thi nhau kéo đến giăng khắp lối đi.

Quái lạ, mới hơn hai giờ chiều trước kia ánh nắng còn vàng rực mà giờ lại có sương mù? Mình gặp ảo giác ư? Tôi đưa tay dụi mắt, mong rằng khi mở mắt ra mọi thứ sẽ trở về như bình thường. Nhưng không, khi mở mắt ra vẫn là làn sương mù dày đặc bao quanh tôi. Dạo này thời tiết thay đổi vớ vẩn quá. Tôi bực bội thầm nhủ trong lòng.

Đành phải gắng gượng bước qua con đường dài đến nhà chú Lã để hoàn thành bài luận dài như điếu văn mà trường giao, nếu nộp trễ ‘gấu mẹ’ sẽ nhai đầu tôi mất. Đi đến cuối đường, tôi chợt nhận thấy ở đây có tận bốn năm ngã rẽ. Quái nhỉ, tôi nhớ rõ ràng chỉ có hai lối rẽ một lối bên phải dẫn đến nhà chú Lã, và một lối còn lại bên trái thôi mà sao bây giờ đào ra lắm lối thế.

Quanh đây chẳng thấy bóng người, nhà nào nhà nấy cài then đóng cửa im lìm, chẳng có lấy một ánh đèn trông hết sức lạ kỳ. Sự trợ giúp, hy vọng cuối cùng của tôi là chiếc điện thoại trong túi. Tôi trực tiếp lôi nó ra, bấm gọi cho Giang Quang thì nhận ra hoàn toàn không có mạng. Chết tiệt, sao lại đứt mạng trong hoàn cảnh này.

Không xa về phía trước, bóng người thấp thoáng dưới ánh chạng vạng tối mờ mờ ảo ảo khiến tôi không thể nhìn rõ, tôi nghe loáng thoáng có tiếng bước chân rất nhẹ nhưng trong không gian im ắng này một tiếng động nhẹ âm thanh cũng trở nên rõ ràng. Từ phía trước một thân ảnh tiến lại ngày càng gần là một thiếu nữ chừng tuổi mười bảy mười tám. Trông cô có nét quen quen, có lẽ là người trong làng mà tôi đã gặp qua.

“Cô gì ơi” Tôi cất tiếng gọi.

Cô không trả lời, mà khựng lại ánh mắt đờ đẫn nhìn tôi.

“Cô cho tôi hỏi nhà chú Lã nằm ở lối nào vậy?”.

“Theo tôi” cô nhếch môi phát ra tiếng, giọng nói cô chẳng giống người gì cả, như một cơn gió cô đọng lại rít lên làm tôi rợn cả người.

Tôi cất bước theo cô, màn sương mù dày đặc dần tản bớt, lộ ra phía trước là một căn nhà lớn khá khang trang, căn nhà này quen quá hình như tôi đã vào rồi thì phải. Cố gắng lục lọi tâm trí nhưng hoàn toàn trống rỗng. Chẳng thể nhớ ra điều gì để thỏa mãn suy nghĩ tôi vừa đặt ra.

“Nhưng cô ơi đây đâu phải nhà chú La?”.

Cô không nói gì, bước vào bên trong rồi khuất bóng. Tôi như bị bỏ bùa, đôi chân cứ như bị ai điều khiển thẫn thờ theo bước cô đi vào.

Đằng sau cánh cửa cổng lớn là một khoảng sân rộng phía trái có cả một khu vườn nhỏ trồng đầy hoa, trông chúng héo úa rũ rượi khô cằn những cánh hoa rụng lả tả xuống, cỏ dại mọc lên um tùm giống như lâu ngày không có ai chăm sóc.

Con chó nằm ở góc sân thấy người lạ nhưng chẳng buồn sủa, cứ chăn chăm ánh nhìn đầy sợ hãi như có thứ gì đó rất khủng khϊếp đang hiện diện bên trong căn nhà. Có phải mình nghĩ nhiều quá chăng? Cứ cái đà này có ngày phải vào viện tâm thần mất.

Đẩy cửa bước vài trong, khí lạnh cùng mùi ẩm mốc xộc vào bên cánh mũi chẳng biết có phải nhà cho người ở hay không nữa chẳng có tí hơi ngừơi nào ở đây, nhà ở mà cứ như nghĩa địa ấy không khí lạnh lẽo vắng tanh vắng ngắt. Tôi bước lên cầu thang đi lên lầu, cảm giác rất quen như thể tôi đã ở đây rồi vậy. Ánh đèn mờ nhạt chiếu rọi khắp gian nhà mở ra một khung cảnh ảm đạm trước mắt.

Đột nhiên từ trong căn phòng phía trước cửa mở ra, một người đàn ông đầu tóc rối bù, ánh mắt vô hồn trừng trừng nhìn tôi, cười phá lên một nụ cười man dại quỷ dị, mặt mày lấm lem, quần áo xộc xệch trên người bốc ra mùi hôi khó chịu, hình như là đã lâu ngày rồi chưa tắm. Một tay cầm dao dơ cao, ánh đèn điện chiếu xuống con dao ánh lên sáng loáng sắc lẹm. Lăm lăm lao về phía tôi.

Tôi hoảng hốt, lùi lại một bước vì ngay đằng sau là cầu thang nên tôi hụt chân, ngã xuống dưới đầu đập vào lan can cầu thang đau điếng, cả người ê ẩm tay chân tê rần lên.

Người đàn ông kia mắt quắc lên điên dại, thét lớn rồi lao thẳng đến chỗ tôi:“Mày làm gì ở đây?”.

Sau cú va chạm, đầu tôi hơi choáng nhưng tình thế cấp bách thế này tôi quên béng đi cơn đau, đứng bật dậy may mắn né được một mũi dao từ tay ông ta. Lão mất đà nhào người về phía trước, lão lồm cồm bò dậy ánh mắt đảo liên hồi hét lên:“Cút, cút khỏi nhà tao”.

‘Ông nghĩ tôi muốn ở lại căn nhà quái đản này của ông chắc’ Tôi thần nghĩ.

Ông ta vung tay lên, hướng về phía tôi, nhưng một lão già như ông sao có thể so với sức trẻ nhanh nhạy của tôi, bẻ tay lão ra phía sau đập vào thành lan can, con dao rơi xuống tôi đá con dao qua kẽ hở của lan can nó rơi thẳng xuống phía dưới nền nhà.

Tuột mất con dao, ông ta gào lên trong sự sợ hãi tuyệt vọng:“Đừng…đừng gϊếŧ tôi tha cho tôi” rồi vùng chạy, được vài bước như bị va vào một người vô hình, ông ta ngã ngửa xuống va mạnh vào bậc thang từ khóe miệng trào ra một dòng máu đỏ au. Rồi thứ gì đó lôi ngược ông ta tiến về phía trước, khuôn mặt lão tái mét nổi đầy gân xanh há miệng lấy hơi nhưng dường như chẳng thể hít thở, hai tay quờ quạng vào cổ như đang cố gắng tháo gỡ thứ gì đó vô hình đang siết chặt lấy cổ lão. Lão ta bị lôi vào gian phòng lúc nãy. Trước khi cửa phòng đóng ông ta dương ánh nhìn đầy bi ai khổ sở về phía tôi như đang cầu cứu.

Sầm. Cửa phòng đóng lại, tiếng gào thét dữ dội liên hồi, chốc chốc có thêm tiếng cười man dại của phụ nữ hai âm thanh cùng lúc vang lên chói tai từ bên trong phát ra, tiếng va đập lọan xạ tiếng rơi vỡ loảng xoảng cũng thi nhau vang lên. Ánh đèn chợp chờn lúc sáng lúc tắt. Tôi định thần chạy lên dùng tay nắm chặt nắm đấm cửa gắng sức xoay loạch loạch mở nhưng không tài nào hé cửa ra được dù chỉ một milimet nó đóng chặt sừng sững trước mắt tôi.

Tôi dùng sức đẩy cửa nhưng nó vẫn không xi dịch. Lần này lấy hết sức bình sinh đạp thật mạnh vào ‘bức trường thành’ phía trước, chốt cửa bật ra hé mở một khoảng. Tôi nhanh chóng bước vào, bên trong ông ta bị treo trên trần tay đang cố gắng tháo sợi dây thừng siết chặt lấy cổ mắt trợn ngược lên trắng nhã, khuôn mặt tái nhợt gân xanh nổi nên, miệng gắng há lớn hít lấy hơi toàn thân dẫy dụa tưởng chừng như sắp chết.

Tôi vớ cái ghế đứng vội lên, ôm hai chân ông ta bưng lên cao và hét:“Nới sợi dây ra nhanh lên”.