Chúng tôi biết đêm nay rươi sẽ ra rất nhiều, bàn bạc kỹ lưỡng chúng tôi ai về nhà ấy ăn uống từ sớm, chuẩn bị đầy đủ vật dụng để đợi giờ lành hành động. Khoảng 9 giờ tối tắt hết đèn đuốc leo lên giường giả vờ ngủ để đánh lừa ông bà bố mẹ, hẹn chốt đúng 10 giờ đêm là xuất trận cùng nhau bơi thuyền thúng tập trung gần nhà thằng Long ngoài đầu bãi.
Đúng như đã hẹn, 10 giờ đêm cả bọn đã tập kết đầy đủ, mỗi thằng phụ trách một thuyền thúng, trên thuyền đã chuẩn bị đầy đủ vật dụng cần thiết cho việc đánh bắt.Thằng Long điểm danh rồi dúi cho mỗi thằng con khoai lang nướng bở tung, thơm nức mũi.
Tất cả đốt đèn măng xông hoa kỳ treo lên trước mạn thuyền, dăng sẵn lưới rồi lũ lượt nối đuôi nhau bơi chèo ra vực.
Tôi liền ngắt lời Dũng vì sự hiếu kỳ: Anh Dũng này! Tại sao lại gọi là vực hả anh, mà là vực gì thế?
Dũng bèn chậm dãi trả lời tôi:
À vâng anh ạ! Gọi là vực Vòng hay chính xác phải gọi là vực Vồng mới chuẩn vì từ thời xa xưa các cụ đã gọi và đặt tên như vậy, vì cứ mỗi mùa nước về, nước cứ ùn ùn từ dưới vực vồng lên cao lắm, nước tung tóe, sôi lên ùng ục, giống như người ta thổi ống trong cái thau chậu lên vậy.
Vực Vòng là chỗ nước sâu không thể tưởng được, chưa có ai đo được mức nước ở đó sâu đến nhường nào đâu.Chúng tôi là dân sông nước, suốt ngày bôi lội như tôm cá, ấy vậy mà đã bao lần hò nhau, thách đố cũng không đứa nào xuống được.
Vực nước sâu, áp lực nước lớn, trời mùa hè nóng oi ả vậy mà xuống vực Vòng thì lạnh rét run.
Tôi được nghe ông nội tôi kể lại rằng:
Từ cái thời ông tôi còn mặc quần rách đít ấy, lúc ấy ông tôi vẫn còn bé tí bé tẹo, thấy người làng ùn ùn kéo nhau ra vực Vòng xem đông lắm.
Chả là hôm nay khi đi chợ huyện về, phú ông Thịnh xệ có đánh rơi con Voi bằng vàng ròng xuống ngay vực Vòng mà ông yêu quý lắm, đi đâu cùng cầm tay.Gọi là Thịnh xệ vì mặt ông to lớn phì nộm lạ thường mà lại xệ xuống như lợn như chó ấy nên dân làng cứ kháo nhau ngấm ngầm to nhỏ đặt cho ông cái biệt danh vậy chứ có dám nói thẳng vào mặt ông ấy đâu, cái thói đời nơi thôn dã là vậy, chỉ ăn tục nói phét là tài.
Trời thì nắng nóng oi ả, phú ông Thịnh xệ vừa xuống khỏi thuyền, ông chạy lại chỗ vực múc nước dửa mặt, nào ngờ lôi thôi thế nào lại đánh rơi mất con voi bằng vàng xuống vực.Nghĩ tiếc của quý, mà sức mình thì như mèo xuống nước sâu làm sao lấy được, đang lúc bi thương ủ ê cho món đồ quý thì thằng hầu bên cạnh mách nước.
Bẩm ông! Trong làng mình có thằng Thanh lác đó ông, thằng này nổi tiếng bơi lội như tôm như tép, ông cứ sai nó xuống lấy lại cho ông là được ông ạ.
Phú ông nghe vậy thì tấm tắc khen phải, lập tức sai đầy tớ tới gọi chú Thanh lác ngay.
Lúc bấy giờ, chú Thanh lác vẫn còn trẻ lắm, mới 17, đôi mươi mà thôi, sức vóc khỏe khoắn, nước da bánh mật, đôi mắt ngời sáng sung mãn, mỗi tội chỉ có mỗi cái tật, lườm tôm gắp thịt mới chết chứ.
Phú ông Thịnh xệ thấy chú Thanh tới thì nói như quát, giọng hách trịch kẻ cả:
Này này! Tao nghe nói mày là đứa bôi lội giỏi nhất làng, có thể lặn được hàng giờ dưới nước.Mày xuống vực lấy cho tao con voi cưng, lấy được tao cho cối gạo về mà nấu cơm tha hồ no bụng.
Cái thời đói khát, cháo còn chả đủ, phải bới từng con khoai con sắn, đào từng củ chuối ăn qua ngày, mà được hứa cho cả cối gạo, ấy thì sướиɠ rên, chú Thanh lác nhận lời ngay.
Trưa hôm đó, dưới sự chứng kiến của bà con làng xóm và đám bạn trẻ trâu cổ súy chú Thanh lác háo hức lắm, còn lão phú ông thì cũng mừng thầm trong bụng vì lão giàu có nứt đố đổ vách, nếu thực sự cái thằng chăn trâu này có xuống vực vớt được voi vàng cho lão thì mất cối gạo đối với lão có hề hấn gì mà mình lại được thưởng ngoạn một màn trình diễn bơi lội như dái cá.
Nghĩ vậy nên phú ông sai bọn hầu bưng ra một thúng khoai thơm phức, đưa lại chỗ chú Thanh lác và bọn trẻ trâu, khao chúng một bữa ăn ra trò.Vừa ăn xong, chú Thanh không chần chừ nhảy ùm xuống nước dưới sự cổ vũ trợ oai của đám bạn và dân làng, mọi người hò reo vang dội, nhưng rồi tiếng hô tiếng hét cũng trùng dần trùng dần, rồi bầu không khí tĩnh lặng, không ai bảo ai, trăm ngàn ánh mắt cứ dõi theo từng cử động nơi đáy nước, biết là tài bơi lội của Thanh lác siêu việt, có thể lặn hàng giờ nhưng cậu ta xuống nước cũng khá lâu rồi mà không thấy động tĩnh tăm hơi gì cả.Mãi sau lại thấy dưới nước sâu từng làn bóng nước ùng ục ùng ục trào lên như là lũ trẻ trâu nghịch ngợm trêu đùa thử tài nhau lặn dưới nước ghìm nhau xem đứa nào chịu hơi tốt hơn, cho đến lúc có đứa ngột hơi uống nước căng bụng mới được thả ra, trồi được lên thì cũng ho sặc ho sụa, mặt mũi tái mét như gà cắt tiết, lần sau có các tiền cũng không dám.
Dân làng thấy vậy thì lo lắm, giục bọn trẻ trâu bạn chú Thanh lác nhanh chóng nhảy xuống nước xem tình hình ra sao, lập tức trong bọn có mấy thằng nhảy ùm xuống nước lặn tìm, nhưng cũng chỉ một chút đám trẻ đã phải trồi lên, bơi ngược vào bờ lắc đầu lia lịa vì sức chúng không thể xuống vực sâu.
Mọi người lo lắm, biết là chú Thanh có tài bơi lội nhưng sức người nhỏ bé đâu thể chống trả lại được với thiên nhiên, có người lo lắng quá mà mắt đã rơi lệ, miệng cứ mấp máʏ яυиɠ run.Nhưng thật không ngờ, chỉ thoáng chốc từ dưới đáy nước trồi lên một nhân ảnh không ai xa lạ chính là chú Thanh lác, chú cứ lừ lừ mà tiến vào bờ không nói không rằng một câu, mặt thì tái mét xanh lét như tầu lá chuối, trên tay vẫn đang cầm con voi bằng vàng tiến tới trước mặt phú ông trao lại voi vàng rồi quay gót đi thẳng vào làng, gặp ai cũng không chào hỏi.
Ngay tối hôm đó, phú ông Thịnh xệ cũng giữ đúng lời đã hứa, ông cho gia nhân mang thóc gạo đến cho chú Thanh.
Mọi chuyện trong làng trở lại bình thường yên ả, nhưng lạ thay mấy đêm liên tiếp đêm nào phú ông cũng mơ thấy có người mặt đen đúa mọc đầy vảy thịt tua thịt đỏ au nhìn kỹ còn thấy máu chảy giỏ giọt xuống theo từng tua thịt ấy, người đó gọi cổng đòi voi vàng, bình thường ông hách dịch lắm làm gì có ai mà dám đứng cổng to tiếng với ông, ông không nhè ra mà nọc đánh cho một trận, có khi còn dúi cho quan huyện ít bạc mà đem bỏ tù rũ xương con mẹ nó ấy chứ, thời đại thối nát của cải át cả lương tâm.Ấy thế mà, đêm nào cũng như đêm nào phú ông chả ngủ được, cứ thấp thỏm, ông cứ nghe tiếng gọi là lại cầm voi vàng mang vội ra cổng ngay, thấy ông ra kẻ gọi cổng lại đòi:
Mau trả voi vàng! Không trả thì chết!
Phú ông nghe vậy thì sợ run bắn nhưng nhìn voi vàng thì lại tiếc, cứ nấn ná mãi, tay cứ dền dứ nửa muốn đưa, nửa lại muốn giữ.Nhưng lạ thay, kẻ đòi voi cũng chỉ hỏi đòi chứ không đưa tay ra giành giật, sau đó lại hối thúc lần nữa rồi biến mất.
Mau trả voi vàng! Không trả thì chết!
Trải qua 3 hôm liên tục như vậy, phú ông thấy mình dù không trả voi cũng chả làm sao, mà rõ ràng đây là voi của mình cơ mà, voi này được ông nội lão tặng trong lễ thôi nôi lâu lắm rồi và nó cũng là món đồ mà lão ta yêu quí lắm, lão nghĩ lão có ăn cướp trấn lột của ai đâu, nghĩ vậy nên dù kẻ kia đêm nào cũng tới đòi nhưng phú ông quyết không đưa trả.
Nhưng thực sự trong chuyện này lão không hề hay biết, tất thảy đều có căn nguyên của nó.