Chương 1: Đặc sản Rươi

Tạ Vân Thiên là tên tôi, nhưng trong gia đình hay bạn bè từ nhỏ vẫn thường quen gọi tôi là Vân Thiên mà thôi, trong suốt quá trình sinh sống và học tập tại thủ đô Hà Nội, tôi có quen một anh bạn tên Dũng, anh lớn hơn tôi 2 tuổi, khi chúng tôi lên nhập học đã quen nhau, hai anh em hợp tính hợp nết nên chơi với nhau rất thân.

Rồi trong một lần trường tổ chức đi dã ngoại, tối đó ngồi quán cà phê, biết tôi có thói quen viết văn, Dũng đã ngỏ ý kể lại cho tôi câu chuyện nơi làng quê anh từng sinh sống.Thật không ngờ, cũng chính câu chuyện ấy đã là đầu mối cuốn Vân Thiên tôi, bắt đầu những ngày tháng bươn trải đi tìm lời giải cho cuộc đời mình.

Nhấp ngụm cà phê, rít điếu thuốc miệng nhả hơi khói, Dũng khẽ ngả người trên ghế, mắt nhìn xa xăm rồi anh bắt đầu vào chuyện.

Anh ạ! Câu chuyện tôi sắp kể anh nghe đây là một chuyện chính bản thân tôi được nghe ông bà kể lại từ bé đến giờ và cũng đã một lần tôi được tận mắt chứng kiến những thứ mà con người nhỏ bé như tôi đáng ra không nên nhìn thấy, để rồi cho mãi đến hôm nay vẫn là nỗi ám ảnh khủng khϊếp nhất với tôi.

Anh biết đấy, quê tôi sinh sống là vùng đồng bằng bắc bộ, thuộc dải đất ven bãi bồi ven sông chạy dài từ tít mạn Hưng Yên kéo dài qua Hải Dương cho xuống tận Hải Phòng .Nhưng nơi thường xuyên diễn ra các sự kiện ly kỳ, cổ quái hàng năm thì chủ yếu vẫn là vùng đất thuộc địa danh các xã trong huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.

Hàng năm vào ngày nước của làng, nước sông lên cao lắm, con nước cứ vậy men theo bãi bồi, liếʍ dần dâng lên tận sân nhà, có nhà nền thấp còn ngập đến ngang hông, lội bì bõm.Rồi chúng tôi lại được ngồi thuyền thúng đi học, ngoài ra còn được cùng ông bà, bố mẹ đi thu hoạch rươi nữa chứ.

Nghe đến đây, tôi liền ngắt lời anh hỏi:

Anh bảo sao? Có phải là loại rươi mà trên phố mình vẫn thấy người ta rán chả bán đúng không anh?

Dũng không trả lời, nét mặt vẫn đượm buồn, anh khẽ gật đầu thay cho câu nói, rồi ưu tư một chút, anh lại tiếp lời:

Đặc sản rươi là dân ta vẫn thưởng thức quanh năm đó anh là phần đã được chế biến, rồi với sự phát triển của xã hội về mặt khoa học kỹ thuật cùng các phương tiện thông tin đại chúng, có được các máy móc, dụng cụ dùng để cất trữ.Còn như hồi tôi còn nhỏ cách nay nhiều năm, lúc ấy đất nước nghèo nàn, lạc hậu lắm, cơ sở vật chất thiếu thốn, mọi thứ đều khó khăn vô cùng, chỉ chông chờ vào những ngày nước rươi ra mới có thể thu hoạch và thưởng thức.

Trong năm, rươi chỉ xuất hiện vào đầu ba tháng là tháng 9, 10, 11 âm lịch, những ngày xuất hiện nhiều nhất là ngày mười bốn, mười lăm, hai chín, ba mươi và ngày mồng một, mồng hai đầu tháng.Đặc biệt trong ngày chỉ xuất hiện khoảng một đến hai tiếng đồng hồ rồi biến mất, thời gian bất định, những ngày cuối tháng tháng thì chủ yếu xuất hiện về đêm, từ 10 giờ đêm cho đến 2 giờ sáng, đang ra ùn ùn nhưng nếu gặp mưa rào là biến mất ngay, rất kỵ muối mặn, gặp muối là toàn thân tan dã.

Lúc rươi ra nhiều nhìn thích mắt lắm, khi ra khỏi đất toàn thân đỏ au rực rỡ, thân chỉ dài từ 3 đến 5 sen ti, bơi lội linh hoạt dị thường, càng về sau thân rươi sẽ nhợt nhạt dần đi.Theo ông bà nội tôi kể rằng, duy chỉ có trên dọc dải đất Việt từ mạn Hưng Yên chạy tít tắp xuống tận Hải Phòng hàng năm mới xuất hiện và là đất rươi mà thôi, ra nhiều nhất cũng chính là quê tôi, còn những nơi khác rất ít hoặc không có.

Rồi ông tôi cũng nói rằng:

Theo như các cụ cao niên trong làng truyền lại, rươi ra hàng năm là quá trình trả báo luân hồi nghiệp quả, còn trả báo như thế nào thì cũng khó trả lời lắm anh ạ.Vì cứ mỗi mùa rươi đi qua là cả làng những nhà thu vớt nhiều nhất sẽ lục tục kéo nhau lên chùa sám hối, hồi hướng công đức.

Hàng năm, người làng tôi thường vẫn lục tục sửa lại thuyền bè, đăng lưới trước đó vài tháng để mong đón được những mẻ rươi bội thu, nhưng những năm thu hoạch được nhiều là các cụ bô lão lại một phen sợ hãi lắm.Các cụ thường nhắc

con cháu thu hoạch có chừng mực, đặc biệt thời điểm nào rươi ra vào ban đêm thì tuyệt đối cấm con cháu ra thu vớt.

Nghe đến đây, thấy sự lại tôi lại hỏi Dũng:

Sao lạ vậy anh? Hay đây là tục lệ của làng, thì cứ theo thôi anh.

Dũng lại rít thêm hơi thuốc, ngửa cổ phả khói rồi trầm ngâm tiếp lời:

Vâng anh ạ! Đúng đó là tục lệ của làng.

Bây giờ tôi sẽ thuật kể lại cho anh nghe một chuyện mà cho đến hôm nay tôi vẫn sợ mất mật, hôm nay nói ra cho anh âu cũng để cho lòng nhẹ nhàng hơn chút.

Chúng tôi cũng đã lên 16, 17 tuổi, cái tuổi thanh thiếu niên, khỏe mạnh, tinh nghịch, hiếu động như quỷ sứ, cái tuổi 17 bẻ gãy sừng trâu, thì biết nghe ai, sợ ai cơ chứ.

Năm đó, rươi ra những ngày đầu của tháng 9 tháng 10 không nhiều lắm, cả làng kháo nhau chắc chắn những ngày cuối thế nào rươi cũng nhiều lắm, vậy mà cho đến mãi tháng cuối cùng rươi vẫn ra ít, rồi ngày cuối cùng cả làng ngóng chông mãi tới tối mà rươi vẫn không ra, nếu theo quy củ của làng đêm nay dù rươi có ra và ra nhiều đến thế nào tuyệt đối cũng không gia đình nào được phép thu vớt nữa.

Nhưng anh ạ, bỏ qua hết ngoài tai lời dạy bảo, dặn dò của người lớn, lũ chúng tôi năm sáu thằng lộc ngộc đêm đó hẹn nhau trốn nhà bơi thuyền thúng ra vực Vòng ngoài bãi bồi thu vớt.Hôm nay chắc chắn chúng tôi sẽ thu hoạch được nhiều lắm, thực tế việc đánh bắt thu vớt đối với cúng tôi chỉ là thứ yếu, quan trọng là chúng tôi muốn khẳng định cho người lớn biết rằng, họ đang mê tín dị đoan, tin tưởng vào những điều viển vông không đâu, sự tôn sùng thái quá trong cuộc sống.