Quyển 1 - Chương 23: Mở đầu kiếp mười ba

Ở kiếp thứ mười làm người, bối cảnh của Đường Huyền Trang có chút khác biệt với chín kiếp trước.

Hắn bị "người nhà" vứt bỏ, bị đặt trong cái làn nhỏ, trôi nổi trên con sông thông với cái hồ trong chùa Dương Tự. Có lẽ "cha mẹ" vẫn còn thương nên mới không trực tiếp đem ném hắn đi mà hy vọng hắn trôi vào chùa, được hòa thượng cưu mang.

Thật ra thì lúc bị người nhà vứt bỏ, Đường Huyền Trang còn chưa có nhập hồn vào đứa trẻ, hắn vẫn đang trong quá trình trọng sinh. Cho đến khi nhập vào rồi, mở mắt ra đã thấy một hòa thượng trẻ tuổi đang ôm lấy mình, y như sắp khóc, xung quanh có rất nhiều hòa thượng, đều xót xa nhìn hắn.

Đường Huyền Trang trong cơ thể trẻ sơ sinh tỏ vẻ mình không biết gì, liên tục chớp mắt.

Sau đó, hắn nghe nói vị trụ trì sẽ nhận nuôi hắn, các hòa thượng khác đều vô cùng vui vẻ chào đón hắn, đặc biệt là vị hòa thượng trẻ tuổi đang ôm Huyền Trang kia.

Hắn lớn lên ở chùa Dương Tự, được các hòa thượng chăm bẵm yêu thương, dạy dỗ hết mình. Có lẽ do nhân duyên, trụ trì già suy nghĩ không quá một khắc, đã lấy luôn cái tên Đường Huyền Trang đặt cho hắn. Ngài nói nhìn tướng của đứa trẻ này, tương lai sẽ đoan đoan chính chính, trầm tĩnh ôn hòa, làm nên việc đại nghĩa, hy vọng nó trở thành một nhà sư tốt nên lấy tên Huyền Trang. Còn chữ Đường, là lấy ở hán tự thêu trên tấm vải bọc quanh đứa trẻ làm họ.

Quả thật như trụ trì dự đoán, Đường Huyền Trang lớn lên tuấn tú, ôn hòa lễ độ, học một hiểu mười, thông minh vô cùng. Người từng gặp qua hắn một lần đều yêu thích không thôi, huống chi là các vị hòa thượng ở chùa Dương Tự tự tay nuôi nấng, nhìn hắn lớn lên từng ngày.

Tuy là lễ phép ôn hòa nhưng Đường Huyền Trang chưa có thân cận với ai quá, chỉ ngoại trừ hòa thượng trẻ tuổi từng ôm hắn và vị trụ trì già năm ấy. Điểm ấy thì ai cũng nhận ra được.

Đường Huyền Trang thường cùng ở chung một chỗ với Diệp Ban - hòa thượng năm xưa, hắn quen miệng gọi người này là Diệp sư huynh. Huyền Trang không cảm thấy phải thân thiết với người khác quá, chẳng qua Diệp Ban là người tốt nhất hắn từng thấy, làm quen cũng không có vấn đề.

Một cái khác nữa là hắn phát hiện bản thân có một phần pháp thuật khi còn làm thần tướng, tuy là chỉ có một phần nhưng dư sức để thành một cao thủ giang hồ. Đường mỗ vô cùng vui sướиɠ khi biết điều này, vì thế liền chăm chỉ đọc sách luyện quyền hằng ngày, đến mức Diệp sư huynh cũng chẳng biết phải nói gì để diễn tả nữa.

Khi Đường Huyền Trang nói sẽ đi thỉnh kinh ở Tây Trúc với Diệp Ban, y không đồng ý, hết lời khuyên nhủ nhưng không thay đổi được ý định của hắn. Các hòa thượng khác biết, có người vui vẻ bảo tốt, có người lại cho rằng quá nguy hiểm... nhưng cho dù có bao nhiêu ý kiến, Huyền Trang chỉ phất tay áo cười nói đó là việc nên làm, hắn nói rằng quốc gia vừa đổi triều đại, đất nước lại ổn định phát triển, nên cần du nhập những kinh thư ở Tây Trúc về để truyền đạt cho dân chúng, giúp ích cho hoàng đế.

Lời lẽ của hắn rất thuyết phục, nhưng nói nhiều như vậy cũng tuyệt đối không ai biết, đây là việc hắn phải làm để tiếp cận chân tướng về thời gian!

Cũng từ đó, cái tên Đường Tam Tạng ra đời.

(Tam Tạng: pháp sư - theo wikipedia.)

Mà người dân lại truyền miệng rằng, vị đại sư đức độ học rộng hiểu sâu ấy tên còn gọi là Đường Tăng. Đó cũng trở thành cách gọi phổ biến nhất sau này.

*

Mùa xuân ba năm sau khi tuyên bố việc đi thỉnh kinh, Đường Huyền Trang được vua Đại Đường đích thân đưa tiễn, hẹn ngày trở về với mọi người xong thì một thân một ngựa bắt đầu hành trình mười vạn tám ngàn dặm (≈ 54.000 km) đi đến Tây Trúc.

Không nói thì sẽ không biết được tâm trạng của Đường Tăng phức tạp thế nào, nhưng là theo hướng tích cực. Hắn có chút mong chờ, vui vẻ, lạc quan và thong dong bình tĩnh đến lạ lùng, tựa như đang đi ngao du thiên hạ, chỉ trùng hợp đích đến là ở Tây Trúc mà thôi.

Tâm tình hỗn tạp tích cực như thế nhưng hắn không quên việc chính là phải đi lấy kinh, hắn lại càng không vội. Chín kiếp tu tâm dưỡng tính đâu phải là uổng phí, Đường Tăng học được lối sống của người xuất gia, hiểu được biết được những thứ mà chỉ những người xuất gia mới lĩnh ngộ ra, thấu hiểu được nhiều sự việc trong nhân gian, biết đối nhân xử thế... và cũng tập được cho mình những đức tính tốt của một nhà sư tốt.

Vì thế nên hắn mới không vội, chuyến đi dù dài nhưng rồi cũng sẽ kết thúc, vượt qua hết thảy khó khăn nguy hiểm rồi thì sẽ nhận được thành quả xứng đáng nhất. Cứ việc kiên trì bình tĩnh, từ từ mà bước qua là được rồi.

Đường Tăng đi qua núi rừng hiểm trở, bình nguyên bằng phẳng, gặp qua nhiều loài thú, sơn tặc thổ phỉ, sớm chiều một mình thành quen. Không ngờ còn chưa đến hai tuần đi đường, hắn gặp một thanh niên tóc trắng, y xưng là La Huân, bày tỏ muốn theo hắn đi Tây Trúc.

Người này dung mạo thanh tú, dáng người cao gầy, khuôn mặt chẳng có nhiều biểu cảm (hình như chỉ có một biểu cảm duy nhất) nhưng đôi mắt tím sậm kia lại khiến hắn bị thuyết phục phải tin tưởng y tuyệt đối. Quả thật là hắn hoàn toàn không phòng bị với La Huân.

Và Đường Tăng không nhầm, La Huân thật là một thanh niên tốt. Y thường hay hỏi thăm hắn, lễ phép vô cùng, tuy là hắn chưa thấy y cười bao giờ, thậm chí La Huân còn dũng cảm che chắn cho hắn khi gặp phải con thú dữ dằn nữa, mặc dù sắc mặt thanh niên lúc đó rất không tốt.

Cũng từ giờ phút đó, Đường Tăng mới chính thức coi La Huân như đệ tử chân chính của mình.

Sau đó không lâu thì Đường Tăng thu nhận thêm một đệ tử nữa.

Hắn ta tên gọi là Tôn Ngộ Không, là một yêu hầu.

Nghe thông tin từ Quan Thế Âm, thì hắn biết yêu hầu này ngoài trừ dung mạo xinh đẹp yêu nghiệt thì còn có pháp thuật mạnh mẽ vô cùng, năm xưa từng gây nên một trận Đại náo Thiên cung nên bị Như Lai giam trong Ngũ Hành Sơn suốt năm trăm năm sám hối, rồi chờ đợi chân nhân đến để bảo hộ an toàn tới Tây Trúc lấy kinh.

Đường Tăng phải công nhận Tôn Ngộ Không là nam tử nguy hiểm nhất hắn từng gặp, mặc dù khi bình thường Yêu Hầu rất ôn nhu hòa nhã, không hề nhiễm lấy một tia sát khí hay biểu hiện bất thường nào. Hắn ta luôn quan tâm tới sư phụ và sư huynh, đặc biệt là thái độ khi nói chuyện với La Huân lại càng vui vẻ ôn nhu hơn cả.

Trong suốt mấy tháng ba thầy trò sáng tối cùng nhau, Đường Tăng phát hiện ra vài điều khá thú vị ở hai đồ đệ của mình.

Tỷ như, đại đệ tử La Ngộ Huân là một người rất giỏi che giấu, y ít khi cười, luôn giữ khuôn mặt than vô biểu cảm, thế nhưng thật ra y rất quan tâm tới hắn và sư đệ. Chỉ cần nhìn thật sâu vào đôi tử đồng kia thì liền biết.

Hoặc là nhị đệ tử Tôn Ngộ Không, hắn ta thường cố ý ở chung một chỗ với La Huân, chỉ cần có cơ hội là lại động chạm thân thiết với thanh niên tóc trắng ngay.

Hay là một cái khác như mỗ độc giả nào đó bị Yêu Hầu ôm vai bá cổ, va chạm thân thiết suốt nên từ gượng gạo rồi cũng thành thói quen, để người nào đó làm gì với mình cũng mặc kệ.

Gần như ngày nào, Đường Tăng cũng thấy cảnh Tôn Ngộ Không bám sát lấy La Huân, cử chỉ lời nói thật nhẹ nhàng ôn nhu, quan tâm chăm sóc thanh niên như gà mẹ chăm con ấy. Mỗ Đường Tăng chỉ còn cách trầm mặc, hắn cảm thấy mình sẽ còn nhìn thấy cảnh tượng này dài dài...

Chẳng qua, dù Tôn Ngộ Không có lễ phép, có ôn ôn nhu nhu, có tình nguyện bảo hộ, có biểu hiện là một nam nhân tốt đến như thế nào thì thủy chung, Đường Tăng vẫn cảm thấy Yêu Hầu quá mức nguy hiểm. Hắn không có bằng chứng xác thực nhưng lại rất tin tưởng vào trực giác của bản thân, tóm lại là phải phòng bị a.

Nhưng cũng phải nói, trên đường đi gặp phải rất nhiều khó khăn, mà người giải quyết lúc nào cũng là Tôn Ngộ Không, với tiêu chí "nhanh gọn lẹ", hắn xử lí mọi rắc rối phát sinh rất nhanh nhóng, gần như Đường Tăng không cần phải đυ.ng đến, không kể bạn độc giả ngày nào cũng rảnh rỗi lại càng không thể đυ.ng. Yêu Hầu lại chưa một lần than thở hay tỏ ra bất mãn, vì thế mà Đường Tăng đã thả lỏng đôi chút cảnh giác với hắn.

Tóm gọn mà nói thì đại khái, Đường Tăng rất hài lòng với "đội ngũ" đệ tử của mình. Hắn còn đang thầm đắc ý kia kìa!

--------

Thứ 2, 27/8/2018

13:32