Việt nghe mẹ vợ gọi lập tức rời công ty chạy tới. Bà Xuân xách túi quần áo của Hạ đưa vào tay Việt: anh đưa vợ anh về chăm sóc cho tôi.
Hạ nghe thấy vậy bước ra ngoài thắc mắc: mẹ là muốn đuổi con hay sao?
Bà Xuân đáp: con lấy chồng thì phải ở nhà chồng, mẹ không muốn mang tiếng với bà con chòm xóm. Con mau về nhà chồng cho mẹ.
Việt cũng sốc không nói nổi câu nào vì thái độ dứt khoát của mẹ vợ. Anh hết nhìn vợ, nhìn mẹ vợ rồi quay sang nhìn ông Xuân. Bố Hạ phải lên tiếng: cha mẹ nào cũng thương con hết, con Hạ nó đang đau vì mới mất con nên giận dỗi vài ngày, anh Việt làm sai thì cố mà sửa chữ bù đắp cho vợ. Hai đứa lấy nhau là duyên nợ, hết duyên còn nợ, không phải cứ nói bỏ là bỏ.
Chị quay sang nhìn bố mà nước mắt lưng tròng: bố cũng muốn đuổi con ư?
Ông Xuân lắc đầu: bố chưa khi nào đuổi con cả. Con bị tổn thương, con lại tự trọng cao nên con không thể chấp nhận sự việc đau lòng. Con cần có thời gian suy nghĩ lại cho kĩ mọi chuyện từ đầu xem, sai ở đâu, lỗi do ai. Khi nào trấn tĩnh lại được thì hai vợ chồng ngồi thẳng thắn nói chuyện với nhau. Trong cuộc hôn nhân này bố cũng là người có lỗi. Vì bố đã giao con về bên ấy. Anh Việt về đi, khi nào con Hạ suy nghĩ thông suốt con bé sẽ về.
Ông quay lại bảo vợ: đây cũng là nhà của con Hạ, bà ngày trước giận tôi cũng xách đồ về nhà ngoại ở cả tháng, ông bà có đuổi bà về không mà giờ bà lại đuổi con? Bà cũng cần xem xét lại bản thân mình đi.
Bà Xuân định lên tiếng thì bị ông lừ mắt. Bà ngậm ngùi xách túi đồ của chị vào nhà: được rồi, muốn giải quyết thế nào thì tuỳ anh chị, tôi không can thiệp nữa.
Việt lắp bắp: mình à! Anh xin lỗi!
Chị nhàn nhạt nói: anh đừng xin lỗi em, em không cần lỗi của anh. Anh về đi! Em không muốn thấy anh. Ngay từ đầu cuộc hôn nhân của chúng ta là không tình yêu. Em là kẻ ngu ngốc khi tin rằng cứ lấy về rồi yêu.
- Không! Anh yêu mình, là thật! Anh...
- Anh đừng dùng mấy lời dối trá đó nữa. Em nghe mà thấy ghê tởm lắm! Câu đó anh dùng mà nói với cái người mà anh yêu tới mức nhảy xuống biển 7 năm trước ấy.
Việt thở dài: đúng là trước đây anh có tình cảm với người ta, tuy nhiên đó là quá khứ. Ngày đó là do anh ôm mộng đơn phương chứ người ta đâu quan tâm gì anh. Anh chỉ thực sự biết yêu khi gặp mình thôi.
Hạ khẽ cười khinh bỉ: giờ người ta trở về và quan tâm anh rồi đó, anh hãy về bên người ta đi. Em chúc phúc cho hai người. Mai em sẽ làm đơn li hôn gửi về giải thoát cho anh.
Việt tức giận: em vừa nói bậy cái gì thế? Anh sẽ không li hôn. Không bao giờ!
Chị đáp: tuỳ anh, em sẽ đơn phương ra toà.
Nói rồi chị khẽ ôm bụng nhăn nhó. Anh tính bước tới đỡ chị hỏi han nhưng điện thoại của anh có tin nhắn đến. Anh đọc tin rồi tái mặt.
Chị lững thững bỏ vào phòng. Anh nói: Anh có việc cần đi gấp . Em chờ anh về rồi anh sẽ cho em một câu trả lời.
Chị bước vào nhà mà nước mắt lại khẽ rơi. Chị giận mà nói li hôn chứ thực tâm chị lại muốn cho anh một cơ hội. Cả tháng chị về nhà ngoại ở ngày nào anh chẳng đứng ở đường nhìn về phòng chị. Chị vẫn nép mình vào cửa sổ nhìn bóng anh dưới đường.
Cả hai cứ thầm lặng nhìn nhau như thế , những lúc trời mưa chị cũng thấy tội nghiệp anh nhưng vì lòng tự trọng chị không thèm nói chuyện hay giục anh về nhà. Anh thì kiên trì dù nắng hay mưa vẫn trầm lặng đứng đó tới khi đèn nhà chị tắt hẳn mới lặng lẽ rời đi.
Dì Thu hiểu tâm trạng chị nên dò hỏi: chị yêu anh rể nhiều lắm đúng không? Sao chị lại tự làm khổ mình như thế? Nếu còn yêu và có thể tha thứ thì tha thứ sớm đi. Em thấy chị giày vò bản thân mình và anh ấy thi cả hai cũng đâu vui vẻ gì. Em thấy anh chị đúng là giỏi hành tâm nhau quá!
Chị nghe dì Thu nói vậy chỉ biết thở dài: chị ghét anh ấy.
- Ghét sao? Vậy sao thấy trời mưa chị còn bắt em giả vờ đi qua nhắc khéo anh về nhà kẻo cảm? Chị đúng là giỏi vẽ chuyện. Muốn quan tâm người ta thì nói một câu hoặc không thì điện thoại một cuộc bảo anh cút về đi, anh đứng ở đường chó lại tưởng trộm sủa inh ỏi cả khu lại không ngủ được.
Hạ nghe em gái nói trúng tim đen nên ấp úng đổi chủ đề: dì lo cho bản thân mình trước đi, chuyện của chị, chị tự lo được.
Thu bĩu môi: em nói chị nghe nhé, em sẽ không bao giờ yêu trong thầm lặng như chị đâu. Yêu ghét rõ ràng, yêu thì nói rằng yêu, không yêu thì next nhanh cho khỏi mệt đầu.
Thực tình chị cũng không hiểu nổi chính bản thân mình nữa. Có thể Thu nói đúng, chị là yêu anh quá, yêu tới mức gạt cả tự trọng và tự tôn của bản thân mình trong khi anh sai rành rành trước mắt. Chị khẽ lau dòng nước mắt mặn chát vừa rơi khi thấy anh vội vàng quay gót.
Bình thường chỉ cần chị đau bụng hay nhăn nhó một chút là anh sốt sắng hỏi han lí do, thậm chí có lần chị bị đau bụng đến tháng anh không yên tâm cũng sẵn sàng nửa đêm chở chị đi viện khám. Vậy mà anh của ngày ấy giờ đi đâu mất rồi?
Chị nhớ hình ảnh hôm chị bị đau bụng sảy thai, chị nhắn cho anh nhưng anh không hề tới ngay như lời anh đã nói mà chờ tận tới lúc chị làm thủ tục bỏ con anh mới xuất hiện. Lúc ấy chị đau một phần, xót con một phần, hận anh nhiều nhất. Buổi đêm hôm ấy chị từng nghĩ sẽ cho anh cơ hội và tha thứ nhưng khi con mất khoảng cách giữa anh chị cứ tự đẩy xa nhau hơn. Hay giả như những buổi tối anh đứng một mình dưới lòng đường nhìn về phòng chị, chỉ cần anh điện thoại nỉ non nói vài câu xin lỗi có khi chị đã mềm lòng chạy lại phía anh. Thế nhưng không, anh chỉ một mình đứng đó không nói không rằng, hay là vì anh cũng không muốn nhún mình trước chị?
Bao nhiêu ngày chị và anh lặng lẽ nhìn nhau, nỗi buồn cũng nguôi nhưng bản thân chị không biết mình đang chờ anh một điều gì khác nữa. Chị lấy lí do đòi li hôn anh để thăm dò, anh nói sẽ không từ bỏ nhưng chỉ thoáng sau thôi, dù biết chị đang khó chịu trong người anh lại vội vã quay đi vì một tin nhắn điện thoại. Có phải chăng ở nơi nào đó có người quan trọng với anh hơn chị?
Chị ngồi bần thần suy ngẫm lại mọi chuyện của hai người mà không để ý bố chị vào từ lúc nào. Ông đến bên chị vỗ nhẹ vào vai mà rằng: bố biết con nặng tình với chồng. Con giận thì con nói vậy thôi chứ con không muốn li hôn. Phụ nữ giận dỗi cũng không sao nhưng đừng già néo đứt dây con ạ! Là đàn ông cũng có lòng tự trọng, anh Việt hàng ngày đi làm hô mưa gọi gió nhưng về nhà vẫn luôn mềm mỏng với con. Đời người sẽ khó nói trước điều gì, có thể có khúc mắc giữa vợ chồng mà cả hai con chưa giải đáp được nên chưa thể hoà hợp. Bố tin con gái thông minh thế sẽ tìm được hướng đi đúng cho cuộc đời mình.
Chị cố gắng giữ cho mình bình tĩnh nhất có thể để tâm sự cùng bố: con hiểu bố ạ! Con thương chồng nhưng bù lại anh ấy cũng phải thương con. Nếu hạnh phúc mà xây dựng từ một phía thì sao mà bền hả bố?
Ông Xuân lắc đầu: bố không biết nói thế nào cho con hiểu, chỉ là chiếc cầu hạnh phúc của con đang được xây từ hai đầu. Một trong hai bỏ cuộc thì mãi mãi cây cầu sẽ không liền lại.
- Nếu mỗi người nhìn về hướng khác nhau thì chiếc cầu có liền với nhau được không hả bố?
- Bố tin con làm được. Và quan trọng bố tin tưởng vào con rể.
Chị lại tủi thân mà rơi nước mắt. Chị ngẫm chuyện nhà chị thật chẳng giống ai, bên nhà chồng thì bố chồng chị thương và bênh vực chị, bên nhà ngoại bố đẻ chị lại quý mến và tin tưởng anh. Chị tự hỏi: có khi nào giữa anh chị đúng là có khúc mắc chưa tìm được điểm chuẩn bởi lẽ cả bố chị và bố chồng đều là người tuyệt vời và có mắt nhìn đời tinh tường, sáng suốt.
Chị lắc đầu: có lẽ lần này bố sai rồi. Con cũng đã từng tưởng tượng rằng anh ấy nhìn về phía con. Tuy nhiên sau bao nhiêu chuyện xảy ra, giờ con mới thấy mình có lẽ sai thật rồi. Con và anh ấy có lẽ sẽ không thể nối được cây cầu hạnh phúc như bố nói bởi con xây anh ấy phá chứ không phải chúng con cùng nhau xây nữa bố ạ!
Ông Xuân hiền từ chầm chậm nói: con dùng lí trí và trái tim để nhìn nhận sự việc. Nếu bản thân con đoạn tình thì bố nghĩ sẽ không cần cố gắng nữa. Li hôn cũng là giải thoát cho con đi tìm hạnh phúc thực sự cho mình.
Chị ngạc nhiên với câu nói của bố: bố ủng hộ con li hôn sao?
- Bố chưa khi nào ủng hộ, thậm chí không khi nào bố nghĩ con sẽ phải dở dang nhưng nếu con suy nghĩ chín chắn, con không còn tình cảm và đã tuyệt vọng về chồng thì bố nghĩ con cứ li hôn đi. Bố tuyệt đối sẽ không can thiệp vào lựa chọn của con.
Buổi tối ấy chị lại lặng lẽ tắt điện phòng đứng nhìn xuống dưới lòng đường, nơi mà đêm nào cũng thấy bóng anh ở đó. Thật ngạc nhiên, tối nay anh không xuất hiện. Chị băn khoăn nhiều lắm, bởi cả tháng qua dù trời mưa hay không anh đều đứng đó nhìn về phía phòng chị. Chị bồn chồn đứng ngồi không yên, anh đi đâu? Anh bận việc gì? Anh bị ốm hay anh đang ở bên một người khác. Không lẽ bố chị đã nói đúng, chị già néo đứt dây ư?
Vậy là cả đêm ấy chị không tài nào ngủ nổi vì cả đống thắc mắc về anh xuất hiện trong đầu. Chị tự thấy mình yếu đuối đến mức nhu nhược, vì yêu anh mà không lí trí. Biết là thế nhưng lại không hạ tự trọng của mình xuống nhắn cho anh nổi một tin nhắn hỏi thăm.
Ngày hôm sau, nhà chị có khách. Em trai chị hôm nay dẫn bạn gái về ra mắt. Chị mệt mỏi với đôi mắt thâm quầng vì mất ngủ nên trang điểm nhẹ nhàng.
Bố mẹ chị mừng vì con trai chịu dẫn bạn gái về ra mắt nên dậy từ sớm đi chợ làm cơm đãi khách. Nhà chỉ còn mình chị.
Chị tranh thủ dọn dẹp nhà cửa rồi ra vườn hái ít rau vì mẹ chị dặn làm món lẩu cua đồng. Lúc bê rổ rau qua dãy nhà ngang chị giật mình khi nghe tiếng nói trong phòng: Việt, em lo lắm! Ngộ nhỡ mọi người không thích em thì sao?
Chân chị đứng sững lại. Chị thắc mắc: sao sáng sớm mà anh đã chạy sang nhà chị? Đã vậy anh lại còn ở trong phòng với một người con gái. Anh đang định làm gì?
Chị bước lại gần cửa sổ. Tiếng cô gái lại vang lên: anh buông em ra đi. Làm vậy ai thấy thì kì lắm. Em không muốn bị đánh giá đâu.
Không có tiếng Việt đáp lại, chỉ là tiếng trách móc của cô gái: đã bảo cưới sớm thì không cưới, giờ thì hay rồi, cưới trâu được cả nghé luôn. Em sợ bố mẹ không chấp thuận cho chúng mình.
Cưới trâu được cả nghé ư? Sao câu nói này quen quá! Hình ảnh căn phòng làm việc của anh ngày chị hăm hở cầm tô cháo lên năm ngoái hiện lên trước mắt. Tim chị đập loạn xạ. Chị cần xác minh chuyện đó nên gõ cửa phòng: hai người mau ra đây cho tôi.
Tiếng em trai chị đáp ra: chị Hạ, tụi em ra ngay đây.
Chị nghe tiếng em trai mà sửng sốt: sao lại là em trai chị? Vậy cô gái kia là bạn gái của cậu ấy ư? Người bạn gái mà cậu ấy đã yêu mấy năm nhưng lại chưa khi nào hé răng tiết lộ nửa lời. Gia đình chị có dò hỏi thì cậu chỉ nói người mọi người đều quen, nhưng đảm bảo mọi người gặp là sẽ thích.
Cửa phòng mở, em trai chị gãi gãi đầu bước ra. Bên cạnh là cô gái mặt đang đỏ rần như gấc. Cô gái ấy là Hường, kế toán công ty Việt. Hường cất tiếng chào: em chào chị ạ!
Việt Anh chữa ngượng: chị Hạ, đây là vợ sắp cưới của em. Lúc nãy chúng em về nhà nhưng không thấy ai nên....
Hạ mải mê nghĩ đến chuyện ngày trước của Việt nên hỏi: chị có điều này muốn hai người trả lời, có phải năm ngoái hai người đã làm chuyện đó trên công ty hay không?
Mặt Hường đã đỏ giờ càng đỏ hơn. Cô gái kéo tay Việt Anh.
Chị nhấn mạnh: đúng không? Có một lần chị cầm cháo lên cho anh Việt. Phải là hai người ở trong phòng anh ấy hay không?
Hường lắp bắp: chị ơi! Em xin chị! Chị đừng cho giám đốc biết chuyện đó. Em sợ anh ấy đuổi việc em mất.
Nước mắt chị khẽ rơi. Việt Anh thấy vậy vội giải thích: Chúng em có 1 lần duy nhất thôi chị ạ! Em xin lỗi chị. Tại hôm ấy em lên tìm Hường xin anh rể cho đi chơi mà tại công ty không có người. Xe anh rể hỏng nên anh mượn tạm xe của em đi xuống kiểm tra lò vôi. Có hai chúng em ở lại công ty nên tụi em đã...Chị ạ, em biết làm chuyện đó ở công ty là không đúng, nhưng chúng em trót rồi, cũng chỉ có một lần đó thôi.
Chị lau nước mắt tự trách bản thân: hoá ra là thế? Hoá ra cái ngày ấy chị nghi oan cho anh.
Việt Anh: chị ơi! Em xin lỗi chị!
Chị thốt lên: vì hai người mà chị hiểu lầm anh ấy đã phản bội chị hôm ấy
Việt Anh nhìn Hạ khó hiểu: chị nghĩ người trong phòng là anh rể sao? Sao là anh rể được? Anh ấy đi xuống lò vôi từ trưa, em đi sửa xe giúp anh rể rồi mới quay lại công ty chơi với Hường mà. Sao lúc chị cầm cháo lên công ty không ở lại xác minh mà lại bỏ về?
Hạ đáp: chị ghi lại mẩu giấy nhắn cho anh để trên bàn cùng hộp cháo rồi ra về.
Hường thắc mắc: Chị có để lại giấy nhắn cho Giám đốc ạ? Sao em không thấy?
Việt: Mà chị nghĩ là anh rể trong phòng nên đổ cả bịch muối vào cháo cho anh ấy ăn phải không?
Hạ lại ngạc nhiên thêm lần nữa. Rõ ràng cháo chị nêm rất vừa. Chị đã nếm thử trước khi xúc vào hộp mang lên cho anh. Vậy mẩu giấy nhắn của chị đã đi đâu? Tại sao cháo của chị lại mặn? Phải chăng chị vừa đi khỏi có kẻ nào đã giở trò ở đó?
Chị yêu cầu Việt Anh và Hường kể lại chuyện ở công ty sau đó. Việt Anh kể lại sau khi Việt về công ty thấy tô cháo trên bàn vui vẻ xách về phòng. Cậu còn trêu anh rể có phúc được vợ chăm, mang cháo tận lên công ty. Mãi sau lúc ăn anh nhăn nhó nuốt không được vì quá mặn. Anh bỏ hộp cháo đó rồi chạy ngay về nhà.
Việt Anh thốt lên: vậy có kẻ nào đã giở trò với tô cháo của chị rồi!
Mọi thắc mắc ấy đổ dồn về một người, là Diệp. Chỉ có cô ta mới giở trò với hộp cháo của chị mà thôi. Có lẽ khi anh thấy cháo có vấn đề lại nghĩ chuyện say sỉn ở quán đã bị chị phát hiện ra nên vội vã về gặp chị.
Hường lí nhí: em biết là có nói cũng thừa, nhưng giám đốc yêu chị thật lòng đấy ạ! Chuyện ở quán hát là anh ấy bị gài, anh ấy đã nhờ rất nhiều người điều tra, chắc chắn sẽ cho chị một câu trả lời thích đáng. Thời gian qua anh ấy gặp khó khăn lắm, chị có thể đừng giận anh ấy nữa không?
Việt Anh huých tay người yêu: em biết là thừa thì nói làm gì? Chuyện của anh chị ấy để anh chị tự giải quyết. Chuyện của mình là chuẩn bị tinh thần thưa chuyện với bố mẹ
Chị hít một hơi thật dài cho trấn tĩnh lại rồi chậm rãi nói: được rồi, chuyện này bỏ qua đi. Chúng ta không nhắc lại nữa. Bố mẹ sắp về rồi đó. Hai đứa liệu mà thưa chuyện đám cưới đi, cô dâu bụng to quá mặc váy không đẹp đâu.
Cả ngày hôm đó, chị đang băn khoăn không biết có nên điện thoại cho anh để cả hai cùng nói rõ mọi chuyện với nhau hay không thì điện thoại chị đổ chuông, là chị Hiên. Chị vội vàng nghe máy. Tiếng chị Hiên nói gấp gáp: cô Hạ, cô đang ở đâu?
- Em đang ở nhà ngoại. Có chuyện gì vậy chị?
- Cô phải hết sức bình tĩnh, Chú Việt xảy ra chuyện rồi.
- Là chuyện gì? chị nói cho em nghe đi, chị cứ up mở thế em lại càng lo thêm.
- Bên Đài Loan vừa kiện vụ chú ấy vi phạm hợp đồng. Chuyện này xảy ra cả tháng nay rồi nhưng chú ấy giấu mọi người tự mình giải quyết. Công ty có kẻ thông đồng lấy trộm, lượng vôi lớn bị thất thoát không đủ giao theo hẹn nên người ta chấm dứt hợp đồng và yêu cầu bồi thường.
Hạ nghe chị Hiên nói mà rụng rời tay chân. Chị nhớ lại lúc sáng Hường đã nói anh đang gặp khó khắn, không lẽ là việc này sao? Nếu sự việc không nghiêm trọng thì chắc chắn chị Hiên sẽ không nói cho chị biết. Hơn nữa chị hàng ngày đi dạy thì đâu biết gì đến việc hợp đồng của công ty. Chị hỏi:Giờ tình hình sao rồi chị? Chỉ cần bồi thường là xong đúng không ạ?
- Không đơn giản như cô nói đâu. Số tiền bồi thường rất lớn. Quan trọng nhất là chú Việt tìm được kẻ trộm trong công ty đã tự mình gặp rồi đánh đấm nhau làm sao bị công an bắt đi rồi.
- Sao lại thế? Nhà em trước giờ có bao giờ giải quyết bằng nắm đấm đâu?
- Đánh nhau thì không lo, hoà giải là ra được, nhưng quan trọng là công ty đang lúc dầu sôi lửa bỏng ai đứng ra giải quyết công việc ở công ty? Công ty phá sản chú Việt chỉ có đường tự tử thôi.
- Vậy...giờ phải làm sao? Nhà em bị bắt đi đâu rồi chị? Em muốn đi gặp anh ấy.
Chị Hiên đáp: chú ấy bị cảnh sát 113 đưa đi. Chúng ta không gặp được đâu. Bác Phúc nhờ vả cả rồi mà người ta nói sự việc nghiêm trọng nên không cho gặp. Anh chị hết cách rồi.
Hạ nói trong nước mắt: chị ơi, giúp nhà em đi. Em phải làm gì bây giờ?
- Cô ở yên nhà, chị đến đón cô đến nhà một người quen làm bên hình sự. Cô bình thường khéo léo như thế. Cô cố gắng cầu xin người ta giúp đỡ. Chú Việt có qua được cửa ải này không đành nhờ vào cô vậy.
Hạ nhanh chóng thay quần áo chờ chị Hiên tới đón. Bố mẹ chị thắc mắc: sao muộn thế mà con còn đi đâu? Con làm sao mà mắt đỏ hoe thế kia?
Chị không muốn bố mẹ lo lắng nên quanh co nói dối: con bị đau mắt nên dụi nhiều mới đỏ. Con đi với chị Hiên có chút việc gấp. Bố mẹ cứ đi ngủ trước, khi nào con về sẽ gọi dì Thu mở cửa sau ạ!
Một lúc sau chị Hiên mới đến. Hạ vội vã hỏi han tình hình: chị ơi, chị kể lại cho em nghe rõ đầu đuôi sự tình được hay không? Rốt cuộc là có chuyện gì? Nhà em có bị thương gì không hả chị?
Chị Hiên lắc đầu: cô xem cô đi, mặt mũi hốc hác, nước mắt tèm nhem thế kia sao? Tôi cứ tưởng cô không quan tâm đến chú ấy nữa chứ?
- Dẫu sao anh ấy cũng vẫn là chồng em mà chị. Em không lo sao được?
Chị Hiên chẹp miệng: vụ này căng lắm. Giờ chú ấy chỉ trông chờ vào mình cô thôi.