Chương 11

Bà Kim nghe Diệp nói mà xúc động: con đúng là đứa con gái tốt. Một người biết hi sinh bản thân mình vì thằng Việt nhà bác chắc trên đời này chỉ có mình con thôi.

Diệp nghe bà Kim khen ngợi mắt sáng long lanh. Tuy nhiên ẩn sau ánh mắt ấy là tia nguy hiểm có thể hại chết người.

Bà Kim từ khi biết thông tin của Diệp báo thì rất vui mừng. Cả ngày trong đầu bà chỉ hiện lên hình ảnh đứa cháu nội bụ bẫm đáng yêu. Cả chiều bà cứ ra ngóng vào trông chỉ mong trời nhanh tối để nói chuyện với Việt.

Tối hôm ấy ông Pha phát hiện ra vợ có điều thay đổi liền trêu đùa: xem chừng bà Kim trúng đề đúng không?

Bà Kim cười ngất: tôi cho ông biết nhé, con Diệp nó nói có cách giúp thằng Việt có con bằng thụ tinh ống nghiệm đấy. Người vô sinh vẫn có con được bình thường ông ạ!

Ông Pha tủm tỉm: tôi tưởng bà trúng đề chứ cái phương pháp đó có từ cả mười mấy hai mươi năm trước rồi.

Bà Kim nghiêm nét mặt: ông cũng biết cái đó sao? Vậy sao ông không cho tôi biết sớm?

- Tôi tưởng bà không quan tâm mấy cái đó. Bà bảo không tin vào khoa học còn gì? Các con cũng đang chuẩn bị tinh thần lên Hà Nội làm iui đấy, iui không được thì phương pháp cuối cùng mới làm ivf như bà nói.

Bà Kim nghe thấy mấy cái gì mà iui hay ivf là mù tịt thông tin. Bà hỏi: đó là cái gì? Tôi biết đâu mà ông nói thế. Ông giải thích cặn kẽ tôi xem nào

- Iui là bác sỹ sẽ tiến hành lấy tϊиɧ ŧяùиɠ của anh Việt, lọc lấy tϊиɧ ŧяùиɠ khoẻ mạnh bơm vào buồng tử ©υиɠ của vợ nó. Phương pháp này tăng khả năng thụ thai và chi phí thấp.

- Ơ! Thế giống con heo nái mà bác sỹ thú y đến bơm tϊиɧ ŧяùиɠ vào ấy nhở ông nhở?

- Cái bà này, heo là heo; tôi đang nói về con bà đấy. Mà bà hiểu như thế cũng được. Tại vì nó đều là thụ tinh nhận tạo cả. Còn cái ivf là phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm, hiểu nôm na là bác sỹ lấy tϊиɧ ŧяùиɠ của thằng Việt và trứng của vợ nó nuôi trong ống nghiệm cho thụ thai. Khi thụ thai thành công bác sỹ lấy cái phôi thai ấy cấy vào cơ thể con dâu bà. Bà hiểu chưa nào?

Bà Kim nghe một hồi xong ngồi ngẩn ra: ơ thế nếu làm làm thụ tinh trong ống nghiệm thì cháu tôi nuôi trong ống nghiệm à?

Ông Pha Cười: bà chưa hiểu đúng không? Là bác sỹ nuôi tϊиɧ ŧяùиɠ và trứng trong ống nghiệm cho đến khi thụ thai thành phôi. Sau đó cái phôi ấy cấy vào buồng tử ©υиɠ của con Hạ. Cháu bà vẫn phát triển trong bụng mẹ nó chứ không phải người ta nuôi trong ống nghiệm.

Bà Kim gật gù ra điều đã hiểu. Ông Pha nói tiếp: mà cách này hay lắm nhé. Một lần thụ tinh trong ống nghiệm may mắn sẽ được nhiều phôi chứ không phải 1 phôi. Nhiều người còn cấy mấy phôi liền để sinh đôi ấy bà ạ.

Bà Kim: ơ thế những cái phôi thừa ấy thì bác sỹ làm gì? Nhỡ người ta bán cho người khác thì sao?

- Bà không phải lo cái đó. Bác sỹ người ta có y đức.

- Tôi đang lo cái phôi cũng là giọt máu, bác sỹ mà bỏ thì thất đức lắm.

- Số phôi tạo thành đó sẽ trữ tại bệnh viện để sử dụng cho những lần sau. Chỉ lo là chúng ta không có tiền đóng vào nuôi phôi nữa thôi bà ạ!

- Tốt quá! Tốt quá ông ạ! Tôi nghe mà mừng quá!

Bà quay lại quát ông: sao ông biết mà không bảo tôi biết sớm?

- Thì trước giờ bà có quan tâm tới mấy cái y học với khoa học đâu. Tôi đưa báo cho bà đọc thì bà bảo mỏi mắt cơ mà. Mà tốt nhất bà tranh thủ lên mạng đi. Tôi dạy bà lướt web. Trên mạng hay lắm bà ạ! Bà cần hỏi gì cứ gõ vào Gúc Gồ hỏi ra người ta trả lời cho.

- Ô hay nhỉ? Cái máy tính mà nó biết hết hả ông? Vậy tối ông dạy tôi vào hỏi cái ông Gúc Gồ gì đó nhá. Tôi cũng phải vào mạng chứ nhiều cái lạc hậu người ta lại cười cho.

Bà Kim được chồng thông não nên nắm được chút ít kiến thức về sinh sản khoa học mới. Bà bảo con dâu: chị nghe chúng tôi nói chuyện thì rõ rồi chứ? Thế bao giờ chị tính đi làm iui với ivf?

Lần này bà dùng hẳn iui với ivf cho sành điệu làm chị Hạ cũng giật mình. Tuy nhiên chị vui vẻ đáp: con cũng bàn với anh Việt sẽ bồi bổ sức khoẻ cho anh ấy thật tốt rồi sẽ lên viện sản trên Hà Nội làm mẹ ạ!

- Đi viện sản làm gì cho đông, bác sỹ mấy cái viện ấy mặt cứ vênh như bánh đa nướng ấy. Chị lên bệnh viện tư mà con Diệp chỉ đi

- Con muốn vào viện phụ sản trung ương cho chắc chắn mẹ ạ!

- Chị đi lên chỗ con Diệp nó chỉ ấy, vừa là chỗ quen biết lại là bệnh viện tư, người ta sẽ quý bệnh nhân như vàng chứ không thum thủm phân ngâm như thái độ bọn bác sỹ bệnh viện nhà nước đâu. Với cả bác sỹ người ta học ở nước ngoài về; trước giờ đồ ngoại bao giờ chả tốt hơn đồ nội.

Anh Việt đáp: con nghĩ là chúng con đang theo pháp đồ của bệnh viện phụ sản trung ương từ trước thì làm ở đó sẽ tiện hơn mẹ ạ! Dù gì bác sỹ người ta cũng bắt bệnh của chúng con rồi mà.

Ông Pha cũng ủng hộ: các con nói phải đấy bà ạ! Nội ngoại gì tôi không biết, cứ vào thẳng viện trung ương là yên tâm nhất.

Bà Kim lẩm bẩm: được rồi, được rồi. Mấy người muốn đi đâu thì đi, miễn sao mang cháu về cho tôi là được.

🍀🍀🍀

Cuối năm mới anh chị quyết định làm iui tại bệnh viện phụ sản. Thật không may chị thất bại. Cả hai vợ chồng đều buồn nhưng chị vẫn không từ bỏ hi vọng. Anh luôn bên cạnh động viên an ủi: mình an tâm, chúng ta nhất định sẽ có con. Hay tết năm nay đi chùa Hương, hai vợ chồng mình làm lễ cầu con được không mình?

Chị ngạc nhiên: sao tự nhiên anh lại nhắc tới cầu con? Chẳng phải trước nay anh đều không tín mấy cái đó hay sao?

Anh gãi đầu: có bệnh thì bái tứ phương mà mình. Anh nghe người ta nói nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn cả chục năm không có con mà làm lễ cầu lại có tin vui ấy. Chuyện tâm linh thì thà tin là có còn hơn không mình ạ!

Chị đắn đo: em nghe mọi người đồn rằng con cầu tự thường rất khó nuôi anh ạ.

- Thì mình cầu xong mình lại thành tâm trả lễ. Cầu con cũng như cầu tài cầu lộc đó mình. Anh thấy hàng năm mọi người cứ đi bà chúa kho xin lộc vay tiền làm ăn thì cuối năm lại làm lễ trả, cũng không sao.

Chị phì cười: nhưng mà em cứ thấy sao sao ấy. Giờ phú quý sinh lễ nghĩa thôi chứ trước đây em thấy người ta cũng đâu có đi chùa chiền khấn vái hay cầu tài cầu lộc như bây giờ đâu. Thiết nghĩ nếu vay tiền bà chúa kho rồi cứ ở nhà không lo làm ăn thì tiền ở đâu nó chạy vào túi mình được phải không?

- Đó là tuỳ ý mình. Anh muốn vợ chồng mình đi cho tâm mình an ấy. Mình có thoải mái thì anh cũng thấy vui.

Chị khẽ cười. Gió xuân đang về trên khắp đường làng ngõ xóm. Tự nhiên chị lại thấy vui đến lạ. Có những lúc chị đã không thể hiểu nổi con người anh nhưng có những lúc chị lại không hiểu nổi chính bản thân mình.

Chị nhớ lại khoảng thời gian hai người mới cưới. Dù rằng anh chị chính thức làm vợ chồng nhưng chị vẫn ngượng ngùng khi người ta nhắc tới khi làm vợ anh Việt. Chị thậm chí còn ngại chín mặt mỗi khi hai vợ chồng gần gũi. Cũng may mắn anh hiểu tính chị hay mắc cỡ nên những lúc như vậy anh luôn tắt đèn.

Thời gian trôi nhanh quá. Vậy mà đã 4 năm trời chị làm vợ anh. Bốn năm bao nhiêu kỉ niệm. Bốn năm chị vẫn còn khắc khoải một thắc mắc rằng có thực sự chị và anh đã thuộc về nhau hay không?

Chị từng nghe người ta nói bóng gió rằng trước khi quen chị anh đã từng có một mối tình đẹp. Người con gái anh yêu xinh đẹp, khéo léo lại rất hiểu ý người khác. Tuy nhiên từ khi hai người gặp gỡ anh chưa từng một lần nói về chuyện ấy. Có thể nó là quá khứ, anh muốn nó ngủ yên; hoặc cũng có thể anh không muốn làm chị buồn. Chị mong, dù là lí do gì đi chăng nữa thì anh cũng là muốn tốt cho hai người.

Anh khẽ lay người chị: mình đang suy nghĩ việc gì vậy?

Chị thoáng giật mình khẽ đáp: em đang thắc mắc ai là người làm cho mình đau khổ đến mức leo lên tảng đá nhảy xuống biển cái ngày chúng ta gặp nhau ấy.

Anh cười: là anh, bản thân anh tự làm khổ mình chứ chả có ai làm anh phải nhảy xuống biển như vậy cả. Nhưng là khi ấy thôi, nếu là giờ thì anh sẽ nhảy thật đấy.

Chị tròn mắt khi nghe anh nói. Anh nắm lấy tay chị: là mình, nếu có ai đó có thể làm anh nhảy xuống biển quyên sinh thì là mình. Ngoài mình ra không ai đủ sức ảnh hưởng tới anh.

Vừa hay mẹ anh đi ngang qua. Bà lại bắt đầu giọng đay nghiến: mẹ đẻ anh rách cả háng đau thấu tận trời xanh, ấy thế mà anh lại đội váy vợ. Anh đúng là thằng con bất hiếu. Đàn ông mà chả có chứng kiến, mở miệng ra là vợ. Vợ thì có làm được cái gì ra hồn đâu cơ chứ.

Ông Pha nghe bà Kim nói vậy thò đầu vào nhà: ô hay, thế theo như bà nói thì tôi là thằng con bất hiếu ư?

Bà Kim lườm ông Pha: ông khác, nó khác. Ông không nghe nó vừa nói gì à? Nó vì vợ nó có thể nhảy xuống biển đấy.

Ông Pha đáp: vì bà thì kể cả nhảy vào biển lửa tôi cũng làm. Anh Việt nhảy xuống biển thì có là cái gì khi anh ấy biết bơi? Bà chỉ được cái khéo hành con. Với cả chuyện vợ chồng con bà xen vào làm gì cho mệt đầu ra. Bà có thời gian thì nghĩ xem nên làm gì nịnh chồng đây này. Hay là bà nhổ cho tôi mấy cái tóc sâu, tóc bạc đi. Tóc tôi lại nhớ tay bà lắm rồi đây này.

Bà Kim nghe ông nói nguýt ông một cái rõ dài: ông già rồi, cần gì nhổ nữa. Ông cứ để nguyên thế cho tôi để cho mấy cái con ấy nó...

Bà lỡ miệng nên bỏ lửng câu nói. Ông nhanh miệng nói tiếp thay bà: để cho mấy cái cô chồng chán chồng chê nhìn thấy tôi già tôi xấu thì tránh cho xa có phải không? Gớm! Bà cứ lo xa. Trong mắt tôi trước giờ chỉ có mình bà.

Bà Kim ngúng nguẩy xua tay: thôi.. thôi...ông cho tôi xin.

Ông Pha tiến lại hẳn phía bà mà nói: bà không tin phải không? Đây, bà nhìn đi, bà đứng ngay trước mặt tôi mà nhìn thẳng vào mắt tôi xem có phải trong mắt tôi chỉ có mình bà hay không? Nếu bà mà nhìn thấy trong mắt tôi có hình người phụ nữ nào khác bà cứ chọc mù hai mắt tôi đi.

Bà Kim nguýt ông một cái nữa rồi thủng thẳng đi xuống bếp. Bà giả vờ vì tránh ánh mắt của các con thôi chứ tim bà đang nhảy tưng tưng lên vì hạnh phúc.

Ông Pha tủm tỉm nhìn các con buông lại một câu rồi theo bà xuống bếp: các con phải học tập bố mẹ đi. Bố nghĩ anh Việt còn phải học hỏi nhiều vào.

Tết này nhà chị gói bánh chưng. Từ ngày chị về làm dâu tới giờ năm nao bên nhà ngoại cũng gói bánh sớm hơn nhà chị cả mấy ngày. Bố chị bảo ông gói sớm để mọi người ăn sớm chứ vào tết nhất nhà ai cũng bánh chưng rồi thịt thựa thì nhìn thấy là ngán, không còn thấy vị ngon của bánh nữa. Hơn nữa bố chị gói bánh sớm nấu xong còn cho nhà thông gia mượn nồi.

Nhà ngoại chị mua được cái nồi luộc bánh bằng tôn lá. Chị nghe bố chồng nói năm nao mượn nồi của ông thông gia về nấu là bánh chưng đều xanh lá và rất thơm ngon. Chị biết bố chồng chị khéo miệng nịnh bố đẻ chị, tuy nhiên chị cảm thấy rất hạnh phúc khi hai bên thông gia tình cảm, vui vẻ và thân như ruột thịt.

Sáng 26 tết bố chị hì hục chằng cái nồi bánh chở sang nhà chị từ sáng sớm. Ông mang sang cả một cặp bánh mới luộc và nén bằng cối đá. Bố chồng chị tay bắt mặt mừng: quý hoá quá anh bạn già. Tôi nghe con con Hạ nói 24 nhà anh gói bánh chưng mà ngóng suốt từ hôm ấy đến giờ đây này.

Bố chị vui vẻ chìa cặp bánh chưng ra biếu ông thông gia: nhà nào cũng có bánh nhưng đây là bánh đầu nhà tôi, tôi biếu ông bà ăn lấy thảo.

Ông pha cười như vớ được vàng: gì chứ bánh nhà ông là tôi thèm lắm đấy. Ông gói bánh có bí quyết gì mà bánh lúc này cũng chắc, thơm, xanh mát mắt nữa.

Bố chị vui vẻ: thì tôi cũng lá dong trồng ở vườn, dây lạt tre tự chẻ, gạo nếp hoa vàng, đỗ xanh, thịt ba chỉ, hạt tiêu, luộc bằng nước mưa và nồi tôn y chang như ông mà.

Ông Pha gật gù: ấy thế mà cùng công thức như nhau mà bánh nhà tôi luôn thua bánh nhà ông mới tài. Có khi là tôi không mát tay bằng ông rồi.

- Ông lại quá khen rồi!

- Ông xem, ông phải giỏi lắm mới nuôi được đứa con gái ngoan như con Hạ. Tôi chỉ được cái số đỏ rước được con bé về làm dâu. Ông bảo số tôi có may không nào? Ngẫm đi ngẫm lại vẫn thấy số hên may hơn khôn.ha ha ha.

Ông Pha nói to cười cũng to vang xuống tận gian bếp có Diệp đang ngồi cắt lá dong cùng bà Kim. Chả là sáng nay Diệp mang sang biếu nhà chị một cặp bánh tét. Diệp hớn hở kể lể: bánh này quý hoá lại ngon lắm bác ạ, con phải nhờ bạn trong tận Sài Gòn mua ra làm quà biếu tết.

Mẹ chị vui vẻ: con lại khách sáo quá rồi. Con sang chơi với bác là bác mừng lắm rồi, lại bày vẽ quà cáp làm gì cho phiền phức.

Diệp: dạ, cả năm mới có dịp tết mà bác.

Bố chồng chị đáp: quý thì quý thật nhưng tôi gửi lại cháu Diệp về nhà ăn nhé. Bánh này là bánh ngọt mà vợ chồng tôi đang kiêng đồ ngọt, ăn ngọt quá tăng đường mau chết cô ạ!

Môi Diệp cứng đơ: ôi! Con lại không tinh ý, vậy con dặn bạn con chọn bánh mặn bác nhé! Tại con cứ nghĩ bánh mặn sẽ giống bánh chưng nên mới cố ý lấy bánh ngọt cho thay đổi khẩu vị ạ!

Bố chị: khỏi cần phiền phức Diệp ạ! Tôi lại cứ thích ăn bánh chưng nhà con Hạ sang biếu.

Bà Kim: cái ông này hay nhỉ, sao ông lại nói thế?

Ông Pha: thế tôi phải làm sao? Từ trước giờ tôi chỉ biết nói thật thôi. Nhà mình không ăn bánh ngọt mà cứ nhận về rồi không ăn bỏ cho chó chó cũng chê thì phí cái tâm người biếu.

- Sao ông lại bảo cho chó?

- Không cho chó thì vứt rác hả bà? Phải tội chết. Tôi là cứ nói thật.

Bà Kim quay ra ngại ngùng nói với Diệp: con thông cảm, ông Pha nhà bác tính thẳng như ruột ngựa nhưng ông ấy không để bụng đâu con. Con thông cảm nhé!

Diệp vội đáp: vâng, con xin lỗi bác ạ! Con sẽ lưu ý lần sau bác ạ!

Chị nghe bố chồng nói chuyện trên phòng khách lại nhớ đến chuyện lúc sáng bất giác tủm tỉm cười. Không biết nụ cười của chị có rơi vào tầm mắt của ai không, chỉ biết có ai đó tức giận cắt mạnh tay làm con dao cứa vào tay máu chảy ròng ròng. Bà Kim hốt hoảng: Diệp, con sao thế? Sao máu lại chảy thế này?

Diệp cười như mếu: dạ con không sao, bác kệ con, chỉ là vết cắt nhỏ thôi ạ!

Bà Kim sai Việt: anh Việt đâu, mau lấy bông băng ra giúp con Diệp đi.

Ông Pha trên nhà nghe thấy vội đứng dậy cầm hộp y tế đi xuống: nhà này có ai làm việc này giỏi bằng tôi không? Anh Việt lên nhà ngồi tiếp bố vợ đi, việc này để bố làm cho.

Ông nói rồi lấy nguyên chai oxy già dốc thẳng vào vết cắt ở tay Diệp làm cô ta hét toáng lên: xót quá! Bác ơi, bác làm gì vậy?

Ông Pha đáp: bác khử trùng mà con. Vết cắt này phải dùng oxy già rửa, nếu không nó sẽ nhiễm trùng thành cái sẹo hoặc không may con dao có vi khuẩn thì tết con lại nằm viện thì nguy to.