Chương 2
Tôi, Đỗ Tiến Phương cảm thấy chật chội khó chịu khi phải nhét mình trong chiếc sơ mi chật ních và cái quần âu dài thượt vừa mượn của mẹ. Tôi ngắm đi ngắm lại mình trong gương, và thấy mình chẳng khác gì một con cá trích vừa bị đóng hộp mang đi xuất khẩu. Nhưng dù sao, được làm cá trích đóng hộp còn sướиɠ chán so với việc phải đi phỏng vấn, cười đến rũ cả quai hàm để mong thoát khỏi kiếp thất nghiệp như tôi. Tôi soi lại mình thêm lần thứ mười hai trong gương, và tôi nhận ra một chân lý, tôi thấy mình không hề thua chị kém em cả về mức độ sâu hoắm của nội tâm và nhan sắc khiến chim cũng phải sa cá phải lặn của mình ( Nhìn thấy tôi, chim đang bay cũng phải sa xuống chết, cá đang bơi cũng lặn mất tăm, còn tại sao chúng nó lại bị như thế các bạn tự đi gặp chúng mà hỏi).
Tôi lao ra khỏi nhà với một tinh thần phấn chấn, mẹ tôi gật đầu chào kèm theo lời chúc may mắn. Mẹ ơi, mẹ khỏi chúc, con của mẹ vừa xinh đẹp, vừa tài năng thế này thì chẳng chỗ nào dám từ chối đâu. 8h30 sáng, tôi ngồi chầu hẫu ở một công ty truyền thông. Nếu như lúc bước vào cửa, sự phấn chấn của tôi là 100% thì 20 phút sau nó còn lại 80% và 30 phút sau nữa, tôi chỉ còn lại 10%. Chẳng sao, tôi thường có hứng và tụt hứng rất nhanh, nhưng không vì thế mà tôi mất phương hướng. Ý tôi là hướng vào phòng ông Tổng giám đốc công ty mà tôi đang chờ phỏng vấn ấy. Tôi trịnh trọng bước vào phòng, và bốn, à không năm cặp mắt đổ dồn về phía tôi. Suýt chút nữa thì tôi hét lên, “ Chưa nhìn thấy người đẹp bao giờ à?” Nhưng tôi kịp kiềm chế được để nở một nụ cười tôi cho là ít ra cũng đẹp như hoa mười giờ đang thời kỳ cận héo. Tôi phục tôi quá, ngay trong tình huống nguy nan mà tôi cũng cười được. Bà chủ công ty, thế mà tôi cứ tưởng là ông cơ đấy, nhìn tôi như nhìn một thiên thạch đen trũi vừa rơi từ trên trời xuống. Nhìn khuôn mặt vuông như bánh chưng của bà ta, tôi chợt nghĩ, bà ấy mà là đàn ông thì chắc hẳn sẽ khá trai lắm đây. Bà ta dường như chẳng thèm để ý đến tâm trạng của tôi. Bà ta hỏi, “ Cô bao nhiêu tuổi?: Tôi cố nín hơi để làm cho giọng mình nhẹ đi, “ 25, kể cả tuổi mụ là 26 ạ”. Cả đám người phì cười. Cười gì mà cười, có gì đáng cười đâu nhỉ? Hay người ta nghĩ tôi quá trẻ so với tuổi? Nếu thế thì phải khen chứ, sao lại cười vô duyên như thế được. “ Cô có thấy tự tin khi ứng tuyển vào vị trí này không?”. Trời, hỏi thế mà cũng hỏi. Không tự tin thì tôi đến đây làm gì. Dù vậy, tôi vẫn nhã nhặn “ Em rất tự tin”. “ Vậy, một người tốt nghiệp thạc sỹ bằng giỏi như cô, sao lại chọn một công ty nhỏ như chúng tôi?”. Trời, lại vớ vẩn, giám đốc kiểu gì mà hỏi toàn những câu chẳng đáng để hỏi. Nếu tôi mà có chỗ nào to hơn gọi đi làm, thì việc gì tôi phải tìm đến chỗ này. Dù thế, tôi vẫn hết sức nhẹ nhàng “ Nhỏ hay to không quan trọng, quan trọng là em học được gì ở đây thôi”. Vừa nói xong, trong lòng tôi đã tự rủa thầm mình là đồ bốc phét. Nhưng chả sao, trong cuộc sống đôi khi cũng cần bốc phét mới được việc, và không ít người thừa biết rằng điều đó là bốc phét nhưng vẫn cứ thích nghe đấy thôi. Cuối cùng, kết thúc buổi phỏng vấn, tôi được bắt tay lần lượt các VIP và rồi, một đi không trở lại. Không phải vì tôi không muốn quay lại, mà bà ta đâu có gọi tôi lần thứ hai. Suốt một tuần sau đó, tôi tự an ủi mình rằng, phụ nữ rất xấu tính, họ có thể ghen ghét, đố kỵ và thậm chí hất đổ sự nghiệp của bạn chỉ vì bạn đẹp hơn họ. Đương nhiên, trong trường hợp này, bà giám đốc kia thật là bẩn tính.
Từ sau công ty đầu tiên đó, tôi cũng bị hàng loạt kẻ khác ganh ghét nhan sắc của mình. Ấy là tôi biện luận với mẹ tôi như thế mỗi lần mẹ hỏi kết quả. Nếu người tuyển dụng là đàn ông thì họ ganh tỵ với trí thông minh của tôi, còn nếu đó là phụ nữ thì tôi thấy tôi thật bất hạnh vì mình quá xinh đẹp. Mẹ tôi liên tục thở dài, còn tôi lại cũng thở dài không kém. Bốn tháng sau khi tốt nghiệp, tôi đã thử việc ở ba công ty khác nhau và chưa chỗ nào quá một ngày. Đến nỗi, mẹ tôi tự tay dắt tôi đến phỏng vấn ở một công ty truyền thông có tiếng. Và chẳng biết vì tôi quá thông minh hay do mẹ tôi quá xinh đẹp mà một tuần sau tôi được nhận. Mẹ tôi nhận được tin thì cười như địa chủ được mùa, phải nói, mẹ tôi quá đỗi vui mừng khiến tôi không nỡ lòng nào từ chối ( dù trong bụng tôi như đang bắt được vàng) Xin nói thêm rằng, nhà tôi chỉ có hai mẹ con, bố tôi bỏ đi biệt xứ từ khi tôi còn nhỏ. Mẹ tôi là giảng viên đại học, mẹ xinh đẹp, trắng trẻo và đài các còn tôi thì chẳng liên quan gì đến vẻ đẹp đó cả.
Ngày đầu tiên đến nhận công tác, tôi gặp ông giám đốc trông rất giống với Tam Mao, vì trên đầu ông ấy chỉ lơ thơ vài ba cọng tóc. Biết nói thế nào nhỉ, thật là bất nhã khi mới ngày đầu tiên đến làm mà chỉ ngồi đếm tóc trên đầu của sếp, nhưng thú thật tôi chẳng có thú tiêu khiển nào khác. Ông giám đốc nhìn tôi một cách trìu mến, trời đất… hay ông ta thích mình? Lại thêm một người nữa hâm mộ nhan sắc của mình, thật là tội lỗi, tội lỗi. Tôi không giấu nổi nụ cười của mình. Đồng nghiệp mới đón tôi bằng một vài cái lườm ngắn và cũng không ít người tặng cho tôi nụ cười mỉa mai hay chào đón tôi chả cần biết.
Ngày làm việc đầu tiên của tôi kết thúc bằng việc dẫm vào gấu quần và ngã oạch trước mặt bao nhiêu người vì thói quen đi đứng kiểu lạnh lùng và kiêu hãnh của mình. Mà nói cho cụ tỉ hơn là cái quần của mẹ tôi quá dài so với cặp chân 89 phân của tôi. Trời ơi, thế thì còn lý do gì mà phải đến đây lần thứ hai nữa, sếp thì xấu, nhân viên thì thiếu thân thiện và quan trọng nhất tôi đã trở nên quá nổi tiếng ở đó khi có cú tiếp đất ngoạn mục đó. Tôi toan bỏ, nhưng mẹ tôi vẫn cương quyết xách cổ tôi đến tận cổng công ty và ủn tôi vào. Thôi vậy, vì sự nhiệt tình có một không hai của mẹ, tôi sẽ cố gắng xông vào đó với khuôn mặt dày hơn vỏ cam sành một tẹo. Tôi nghĩ, đó là sự hi sinh xứng đáng cho những nỗ lực cải tạo con gái không mệt mỏi của mẹ tôi.
Ngày thứ hai trôi qua trong nặng nề, vẫn chưa có ai làm quen với tôi, mà thực ra, tôi cũng chả quan tâm. Tôi nghĩ, người như mình chẳng bao giờ ở lại lâu ở cái chỗ suốt ngày mặc quần vải, đeo thẻ ra vào và nói chuyện thỏ thẻ như con thỏ đâu. Nhưng nếu, công ty này có một anh chàng hơi… khá trai một tí thì may ra tôi mới nghĩ lại. Mà có vẻ như, cái sự may ra đó là 0%, vì tôi chả nhìn thấy anh nào vừa mắt mình cả. Nói đúng hơn,công ty này hình như có mỗi sếp là đàn ông, vì tôi còn có thấy mống nào khác nữa đâu. Mà một người với nhan sắc tầm thường như sếp thì chẳng thể níu chân tôi lại được. Tôi vừa xúc cơm ăn vừa vẽ lên trong đầu cảnh tượng ông sếp già của tôi cầm bông hoa hồng năn nỉ xin tôi ở lại. Tôi bật cười sằng sặc, hàng trăm con mắt trong căng tin của tòa nhà đổ dồn về phía tôi. Tôi vội ngậm miệng lại, giả vờ ngẩng đầu lên cái ti vi treo trên tường mỉm cười chống chế “ à, phim này buồn cười quá!” và hàng trăm con mắt ấy lại tiếp tục nhìn tôi như người từ hành tinh khác. Đến lúc này, tôi mới nhìn lên ti vi, và chao ôi, cái ti vi chết tiệt này, sao mày lại đang quảng cáo đúng cái giờ đáng lẽ ra phải chiếu phim hài hả?. Tôi nghe loáng thoáng có tiếng cười khúc khích sau lưng mình. Mặc kệ, tưởng họ làm gì hay ho chứ cười tôi thì có mà cười cả ngày. Tôi sinh ra là để mang lại nụ cười cho cuộc đời này, ngẫm lại, cả công ty này chẳng ai có tài năng tiềm ẩn, nhan sắc tiềm ẩn và cả khiếu hài hước tiềm ẩn như tôi đâu.
Tự trấn an mình xong, tôi chúi mũi vào ăn. Phải nói rằng, nhờ vào sự tư tin vô biên của mình, tôi luôn thoát khỏi những tình huống gay cấn nhất bằng vẻ mặt rất bình thản ( Nếu không được như thế thì chắc tôi đã chết hàng vạn lần vì xấu hổ rồi). Cảm giác như xung quanh đã yên ắng trở lại, tôi ngẩng mặt lên quan sát một lượt, và trời ơi ( lại trời ơi, mặc dù có bao giờ trời nghe thấu tiếng kêu của tôi đâu), một khuôn mặt quen thuộc đang ngồi cách tôi hai dãy ghế, tôi dụi mắt để nhìn cho rõ. Trời ơi ( Mẹ khỉ, lại trời ơi rồi) Lãng Tử của tôi, người trong mộng của tôi đang nhìn tôi chằm chằm. Tôi, lại thêm một lần nữa đặt tay lên ngực mình để trái tim khỏi lao ra ngoài. Nhưng, ngay sau đó, tôi đã biết mình quá sai lầm, cái đáng lẽ ra tôi nên giữ chặt nó là cái mồm mới đúng. Khi tôi chưa kịp định thần thì cái mồm xinh xắn của tôi đã kịp gào toáng lên “A…a”. Tưởng chừng như cả căng tin lặng đi trong giây phút đó, hàng trăm đôi mắt lại dồn về phía tôi. Nhưng lúc đó, tôi chỉ nhìn thấy ánh mắt lấp lánh của Lãng Tử đang nhìn tôi. Tôi chỉnh lại tóc của mình rồi nhẹ nhàng đổi tư thế sang ngồi bắt chéo chân một cách đài các, tôi mỉm cười với Lãng Tử và xúc từng thìa lên để ăn như chưa từng có cơn dư chấn mạnh hàng nghìn “rit te” mà tôi vừa gây ra. Ha ha, vậy là tôi tìm ra lý do, động cơ để ở lại đây rồi. Thật không ngờ, Lãng Tử cũng làm việc ở đây, chúng tôi quả thật rất có duyên với nhau, tôi nghĩ Lãng Tử cũng đang thầm nghĩ như thế, tôi ngẩng mặt lên nhìn Lãng Tử và cố gắng khuyến mại cho anh ấy thêm một nụ cười kiểu hoa mười giờ sắp héo nữa. Sau bữa ăn đó, tôi cảm thấy công ty này thật là dễ chịu và ai ai tôi nhìn thấy cũng thật dễ thương.
Vài ngày sau đó, tôi mới điều tra được rằng, không phải Lãng Tử làm việc cùng công ty tôi mà anh ấy làm ở công ty tầng dưới. Dù hơi thất vọng chút xíu nhưng tôi nghĩ chẳng sao, miễn là tôi có thể nhìn thấy anh ấy ở căng tin của tòa nhà. Và cũng nhờ thế mà tự nhiên tôi từ một đứa không bao giờ uống café lại một ngày bốn lần lượn xuống căng tin để mua nó. Thậm chí, cả ngày làm việc của tôi chỉ để chạy lên chạy xuống căng tin mua hộ đồ ọi người trong phòng. Xem ra, nhờ Lãng Tử mà tôi đã lấy được một chút thiện cảm của các đồng nghiệp rồi. Nhưng, có phải lần nào xuống đó tôi cũng được gặp Lãng Tử đâu, xuống năm lần thì may ra mới có một lần gặp, mà lần nào Lãng Tử cũng chỉ gật đầu với tôi một cái rồi đi thẳng. Tôi thật chẳng cam lòng. Mất hơn một tiếng đồng hồ vật vã để tìm cách tiếp cận gần hơn với Lãng Tử. Tôi thì đương nhiên không thể chạy xuống công ty của Lãng Tử để công khai ngắm anh ấy rồi, dù bản thân tôi thì chẳng vấn đề gì ( tôi vốn mặt dày mà) nhưng ít ra tôi cũng phải ý tứ mà giữ thể diện cho anh ấy chứ. Hay là tôi nghỉ việc rồi chạy đến công ty anh ấy xin việc lại? Cũng không ổn, như thế khác gì lạy ông tôi ở bụi này, tôi dù thế thôi nhưng cũng có chút kiêu hãnh của riêng mình chứ. Buộc túm lại là tình rất chi là tình hình.
Tôi gục đầu xuống bàn suy nghĩ. Bỗng có tiếng gọi phát ra từ phòng sếp.
- Đỗ Tiến Phương vào gặp tôi!
Tôi ngẩng đầu lên, chỉ kịp nhìn thấy ba sợi tóc lơ phơ của sếp trước khi cánh cửa đóng sập lại. Tại sao sếp cứ nhất định hô cả họ cả tên tôi lên giữa cái văn phòng này nhỉ? Muốn dìm hàng tôi chắc? Thôi chết, hay tôi làm gì đắc tội với sếp rồi? Nghe giọng cũng có chút gì phẫn nộ trong đó lắm. Khổ cái thân tôi, cứ đi đến đâu là gây thù chuốc oán đến đó, chắc đến lúc chết tôi chẳng bao giờ lên thiên đường được mất. Tôi uể oải dừng lại trước cửa phòng sếp và đẩy cửa bước vào.
- Chú gọi cháu ạ?
- Ừm. Ngồi đi!
Ông ta thậm chí còn không thèm ngẩng mặt lên nhìn tôi nữa. Thật là quá đáng, có nhất thiết phải tỏ ra kệch cỡm như thế để chứng minh rằng ông già hơn tôi, ông giàu hơn tôi và ông là sếp tôi không?. Tôi ngoan ngoãn ngồi xuống ghế, lúc này ông mới ngẩng đầu lên nhìn tôi.
- Cháu vào đây hơn một tuần đúng không?
- Vâng!
- Cháu đã làm được những gì?
- Dạ? Cháu chỉ đi lấy café và phô tô tài liệu.
Sếp ngẩng đầu lên nhìn tôi, nhếch mép cười.
- Vậy không có việc gì cho cháu làm sao?
- À, thực ra là… cháu không tìm thấy việc gì để làm…
- Nếu thế thì cháu phải chủ động hỏi xem có việc gì cho cháu làm không chứ.
- À, cháu có hỏi mà. Ngày nào cháu chẳng hỏi, có ai uống café không, em đi mua?
Sếp tôi chợt ngửa cổ lên cười sằng sặc. Thú thật, trần đời, tôi chưa từng thấy một người đàn ông nào lại giống con cá trê đến vậy.
- Cháu cũng giống mẹ cháu đấy chứ.
- Sao chú biết mẹ cháu?
- À, chú là bạn bà ấy mà, bà ấy gửi cháu vào đây!
À, ra thế, thế mà mẹ tôi không thèm nói với tôi một câu. Nếu biết trước ông ấy là bạn của mẹ mình tôi đã không chê ông ấy xấu đến mức ấy. Mẹ ơi là mẹ, mẹ đánh giá quá thấp khả năng của con rồi, nếu mẹ đã nhọc công nhờ các mối quan hệ của mình để tìm cho con một công việc thì mẹ cũng nên bắt đầu từ vị trí nào đấy khá khẩm hơn chứ, ví dụ như: Trưởng phòng, trưởng ban hay chí ít là trưởng nhóm chứ. Sếp nhìn tôi có phần trìu mến hơn một chút.
- Bắt đầu từ ngày mai, cháu sẽ làm trợ lý cho chú!
Mẹ ơi, sao lại là trợ lý giám đốc chứ? Vừa mới vào một tuần, chân ướt chân ráo đi mua café hùng hục mà giờ lại trở thành trợ lý là sao? Chẳng lẽ, ông ta thích mẹ tôi? Không thể nào, nếu ông ta thích mẹ tôi thì tôi phải biết chứ, vì mẹ tôi chưa bao giờ giấu diếm tôi về bất cứ người đàn ông nào có ý với bà. Trời đất, chẳng lẽ ông ấy lại thích tôi? Không thể, tôi chỉ đáng tuổi con ông ấy và ông ấy thì quá xấu so với tôi.
- Sao? cháu không thích à?
- Dạ … à, có …có chứ ạ!
Đương nhiên là tôi không thích, nhưng tôi không thể nói là tôi không thích được, tôi muốn gặp Lãng Tử hàng ngày và làm việc ở đây sẽ tạo cho tôi cơ hội đó.
- Tốt, chú biết cháu rất giỏi tiếng Anh, mà chú sắp có một dự án hợp tác với nước ngoài nên cần cháu làm trợ lý.
Tôi gật gù. Cảm tạ trời phật, không phải ông ấy thích tôi. Nếu không, tôi chẳng biết nói sao với Lãng Tử. ( Mặc dù, Lãng Tử có quan tâm gì đến điều đó không thì tôi chẳng biết). Làm trợ lý hay làm gì cũng được, miễn là tôi vẫn có cơ hội làm việc gần Lãng Tử là tôi chấp nhận hết. Công nhận, trên đời này không có ai si tình bằng tôi.
Khi tôi mở cửa phòng sếp bước ra thì đã hết giờ làm, văn phòng chỉ còn lẻ tẻ vài người. Tôi xách vội cái túi và lao ra cửa. Lần nào tôi cũng đi thang bộ xuống tầng dưới rồi mới từ đó đi thang máy xuống tầng 1. Chẳng cần hỏi lý do thì chắc bạn cũng đã biết, tôi xuống đó cốt để nhìn thấy Lãng Tử. Nhưng có vẻ, hôm nay tôi không kịp rồi. Tôi nhìn dáo dác xung quanh và phát hiện ra Lãng Tử của mình đang đi về phía WC, tôi lao nhanh đến đó, dù tôi chẳng biết tôi lao đến đó làm gì. Khi bóng Lãng Tử khuất sau cánh cửa WC, tôi khựng lại, đứng dựa vào tường và thở hồng hộc. Chưa đầy 2 phút sau, Lãng Tử mở cửa đi ra, nhìn thấy tôi, anh ấy quay lại hỏi.
- Cô làm gì ở đây?
Tim tôi như nhảy ra khỏi l*иg ngực. Tôi ấp úng.
- Tôi… à… tôi đi nhờ toa lét.
- Cô định vào toilet nam à?
- À… không! Tôi nhầm.
Tôi còn biết nói gì hơn nữa.Cố gắng che đậy bằng nụ cười rất chi là P/S. Lãng tử nhìn tôi từ đầu đến chân.
- Cô vẫn chẳng thay đổi nhỉ? Cô nên nhớ, đi học khác với đi làm, đừng phá rối nữa, nghiêm túc đi.
Nói rồi, Lãng Tử ung dung bỏ đi. Còn tôi, tim tôi ngừng đập vào khoảnh khắc ấy. Phải mất vài phút sau tôi mới định thần lại được và nhảy chân sáo về nhà.
Tối đó, tôi triệu tập Bi Ve và Cây Sậy đến quán trà chanh gấp. Và tôi, bắt đầu ba hoa chích chòe về Lãng Tử, tôi nâng niu câu nói của Lãng Tử dành ình như thế nào. Trong lúc tôi đang phấn khích chém thì Cây Sậy ngủ gật, còn Bi Ve nhìn tôi với đôi mắt gợn gợn chút buồn. Bi Ve cắt ngang lời tôi, hỏi.
- Mừng làm gì vội, rồi lại thất tình ngay thôi, chỉ khổ tao.
Tôi đập bàn cái “rầm”, khiến mấy cốc nước trên bàn bắn tung tóe. Cây Sậy bật dậy ngơ ngác nhìn tôi với Bi Ve.
- Đến đoạn nào rồi?
Tôi ném một cái nhìn sắc lạnh về phía Cây Sậy. Nó dường như biết đã nhỡ mồm nên quay ra nịnh nọt.
- Tóm lại một câu, từ nay đi làm mày nên mặc váy.
- Điên à, mày có biết mày đang nói với ai không hử?.
Bi Ve đập bốp lên đầu Cây Sậy. Cây Sậy tu cốc nước đánh ực một cái.
- Mày điên thì có, trong cả ba đứa, chỉ có mỗi tao nhiều kinh nghiệm tình trường nhất. Mày cứ tin tao đi, con gái mặc váy cực kỳ quyến rũ.
Bi Ve nhíu mày tỏ vẻ không đồng tình.
- Mày tư vấn kiểu khỉ gì thế. Nhìn lại nó xem, chân thì ngắn, da thì đen mắt lại kèm nhèm, mặc váy vào chỉ tổ… phí váy.
- Mày nhầm! Mày thấy mấy lão Tây không? Cứ đứa nào xấu, đen hô răng là y như rằng được Tây yêu!
Nghe đến đoạn đó tôi gào lên.
- Lãng Tử không phải là Tây!
- Không phải Tây nhưng anh ta là con nhà giàu, chắc chắn tiếp xúc với Tây nhiều cũng phải ảnh hưởng tí chút chứ.
Tôi gật gù, có vẻ như thằng Cây Sậy nói đúng. Tôi nên thử tin tưởng nó một lần mới phải. Vì dù sao, so với tôi và Bi Ve thì nó hơn đứt rồi. Nó có tới năm cuộc tình vắt vai, còn tôi mới có một mà đã được vắt vai lần nào đâu. Còn Bi Ve thì là con số 0 tròn trĩnh. Đương nhiên, trong cuộc chiến luận bàn về tình yêu học này thì Bi Ve luôn là người lép vế. Và đương nhiên hơn nữa, đứa nào lép vế thì đứa đó phải trả tiền. Thật là một cuộc luận bàn tốn kém. Bi Ve mặt sưng sỉa ra dắt xe. Nó chuyên đời vậy, tiếc vài ba đồng cỏn con, nhưng ngày mai, khi tôi gọi điện cho nó thì y như rằng mặt lại tươi như hoa. Lạ thật đấy, nếu mà là tôi, tôi sẽ sưng cả tuần cho biết mặt.
Tôi bắt đầu thực hiện chiến dịch đẹp hóa mình, dù bản thân tôi đã đẹp sẵn rồi. Nhưng vì tình yêu lớn của cuộc đời mình, tôi có đẹp hơn chút nữa cũng chẳng sao. Buổi sáng, tôi dậy thật sớm và đứng trước gương. Một chiếc váy công sở của mẹ tôi đã được tôi trưng dụng. Dù màu sắc hơi tối một chút nhưng tôi nghĩ nó chẳng đến nỗi nào. Tôi buộc tóc cao lên và ngắm lại mình lần thứ hai mươi tám trong gương. Khi đã thật sự chắc chắn về vẻ đẹp của mình, tôi lao ra xe.
Hôm nay, trời thật đẹp, nhưng tôi cố kiềm chế không ngửa cổ lên nhìn trời, vì sợ nhỡ may có con chim nào bay qua thả ngay cái thứ tởm lợm đó lên mặt mình như lần trước. Thay vào đó, tôi vừa đi vừa lẩm nhẩm hát. Mọi người nhìn tôi, tôi cảm thấy mình thật nổi bật. Nhưng, ( lại nhưng) một tiếng còi vang lên, tôi sững người lại. Tại sao lại là mình nhỉ? Thằng cha cảnh sát giao thông này bị điên rồi. Rõ ràng mình đi đúng làn đường, mình không vượt đèn đỏ sao lại lùa mình vào?. Đón tiếp tôi trên vỉa hè là khuôn mặt cảnh sát giao thông quen thuộc Vương Lực Hoành. Anh ta liếc mắt nhìn tôi. Trời ạ, cái liếc mắt cũng đẹp ơi là đẹp nữa. Tôi thầm nghĩ, nếu anh ta không tịch thu xe của tôi đợt trước chắc tôi đã bị anh ta hớp hồn mất rồi ( Chủ yếu là vì nhan sắc thôi nhé). Anh ta lạnh lùng nhìn tôi.
- Lại là cô à?
Tôi cũng chẳng khách sáo.
- Có chuyện gì nữa đây? Anh rảnh quá không có việc gì làm nên bắt tôi vào cà khịa đấy à?
Anh ta chẳng nói chẳng rằng, lôi biên lai phạt ra.
- Đỗ Tiến Phương! Cô biết mình vi phạm gì không?
Rõ ràng tôi chẳng vi phạm gì cả, tôi dám chắc 100% là anh ta định vu khống ình. Vì thế, tôi tỏ ra cực kỳ cứng rắn.
- Tôi chẳng vi phạm gì cả.
- Thật không?. Anh ta nhìn tôi có vẻ khó hiểu.
- Thật.
Anh ta mỉm cười. Lần này tôi chẳng thấy anh ta đẹp trai nữa, chỉ thấy đáng ghét mà thôi. Anh ta nhìn tôi và chậm rãi nói.
- Mũ bảo hiểm của cô đâu!
Tôi hốt hoảng sờ lên đầu mình, chẳng thấy cái mũ đâu cả, chỉ thấy chỏm tóc buộc cao của tôi nằm chình ình trên đấy. Tôi không giấu nổi sự kinh ngạc hỏi lại anh ta.
- Ơ, thế mũ tôi đâu?
Anh ta phá lên cười. Còn tôi thì vẫn đang cầm chỏm tóc của mình ngơ ngác, rõ ràng lúc leo lên xe, tôi thấy cộm cộm trên đầu, ai ngờ không phải là mũ bảo hiểm mà là chỏm tóc buộc chổng ngược của mình. Thế nào vẫn lao xe ầm ầm đầy tự tin trên đường. Trời ơi, Tiến Phương ơi là Tiến Phương, mày tự hại mày rồi.
- Đọc tên cô đi! Anh Vương Lực Hoành nói.
- Anh biết rồi, đọc làm gì nữa!
- Vẫn phải đọc. Tên?
- Đỗ Tiến Phương! Biết rồi thì ghi vào, bày vẽ vớ vẩn.
- Đây là nguyên tắc. Anh ta sầm mặt lại.
Lúc đó tôi mới chợt nhớ ra rằng mình nên thu lại nanh vuốt của mình. Tôi nhỏ giọng xuống.
- Này, anh… anh Vương Lực Hoành, anh tha cho tôi lần này được không?
- Không được.
- Chẳng lẽ anh không thấy tôi tội nghiệp khi vừa mới xin được xe lại bị bắt tiếp sao.
- Yên tâm, lỗi này không bị giữ xe đâu.
- Thế là anh tha cho tôi hả?
- Không, tôi sẽ giữ giấy tờ xe, cô cầm biên lai này lên kho bạc nộp tiền rồi quay về đây tôi trả lại giấy tờ xe. Nhớ là luôn và ngay trong ngày hôm nay đấy.
- Nếu tôi để sang ngày mai thì sao?
- Thì giấy tờ xe của cô sẽ chuyển về đội. Cô lên đấy mà lấy.
Tôi bặm môi lại, thật tức chết đi được. Hắn chẳng thèm nể nhan sắc của mình mà tha ình một lần. Lão Hoành chết tiệt, lão Hoành dở hơi… Tôi rủa thầm trong bụng. Nhưng làm thế nào bây giờ, kiểu gì hắn cũng chẳng tha cho tôi. May cho hắn là hôm nay tôi hơi bị vui chứ không thì tôi chẳng kiềm chế được thế này đâu.
- Thôi được rồi, tôi sẽ đi ngay! à… mà kho bạc ở đâu ấy nhỉ?
- Cách đây 4 km thôi.
- Nhưng ở phố nào?
- Phố nào thì cô lên đấy mà hỏi.
Trời đất quỷ thần ơi, tôi chưa từng gặp một gã đàn ông nào đanh đá, nanh nọc và ác tâm như hắn. Tôi gào lên, quên hết việc mình đang mặc váy và đang đứng chống nạnh giữa một ngã tư đông đúc.
- Đồ hâm! Đồ dở người!
- Cô mà nói lại lần nữa là tôi bắt cô vì tội chống người thi hành công vụ đấy nhé.
Bắt á! Ờ nhỉ, có tội này đấy, có đứa chẳng mắng xơi xơi cảnh sát rồi bị vào tù mấy tháng còn gì. Tôi nhoẻn cười với anh ta, vuốt vuốt tóc vẻ yêu kiều để cầu hòa.
- Tôi biết rồi! cảm ơn anh đã nhắc.
Tôi cầm tờ giấy leo lên xe, vẫn không quên khuyến mại cho hắn một cái lườm sắc như dao cạo.
- Anh nhớ ở nguyên đó cho đến khi tôi quay lại đấy. Anh mà biến đi đâu thì tôi… xé xác anh!
Anh ta mỉm cười nhìn tôi, rồi đưa cho tôi cái mũ bảo hiểm to tổ chảng bịt kín đầu.
- Đội cái này vào,nếu cô không muốn bị phạt thêm một lần nữa.
- Anh không có cái mũ nào khá hơn à?
- Cô không đội thì thôi, tôi ượn chứ không phải cho không đâu.
Tôi thầm nghĩ, dù sao anh ta cũng có lương tâm lắm. Nhỡ tôi cứ đầu trần đến đó không khéo qua vài chốt công an nữa thì tôi thu đủ giấy biên lai về làm giấy nháp ấy chứ. Tôi trừng mắt nhìn anh ta rồi cũng đội cái mũ đó lên đầu, phóng vèo đến kho bạc. Ôi trời, trên đường đi lại phải dừng lại để gọi điện xin Sếp đến muộn, giải thích loằng ngoằng mãi cuối cùng ông ấy cũng đồng ý.
Chạy hộc cả máu mồm rồi tôi cũng quay lại gặp anh Vương Lực Hoành, anh ta trả lại giấy tờ cho tôi. Và thật ngạc nhiên, anh ta đưa cho tôi chiếc mũ bảo hiểm màu trắng.
- Này, cầm lấy, đừng nói với tôi là cô định đầu trần đi làm nhé.
- Ờ… à….
Ha ha, cuối cùng thì Vương Lực Hoành, đã bị nhan sắc của tôi quyến rũ. Đấy, tôi không tin là không có người đàn ông nào nhìn thấu vẻ đẹp tiềm ẩn của mình.
- Cảm ơn, cuối cùng anh vẫn còn sót lại chút lương tâm.
- Tôi có nói là tôi cho cô đâu mà cảm ơn.
- Cái gì? Tôi tưởng….
- Tôi bán cho cô 120 nghìn!
Đồ keo bẩn, đồ xấu tính, với một cô gái như tôi mà anh ta không chịu mất dù chỉ là 120 nghìn à?. Vương Lực Hoành! đồ…. Ấy, nhưng mà kiểu gì tôi cũng phải mua, nếu không chẳng lẽ tôi để đầu trần đi làm à?. Tôi đành cắn răng cắn lợi móc túi ra lấy tiền trả cho hắn ta. Hắn ta cười nhăn nhở như bắt được vàng. Đồ lợi dụng, tôi rủa thầm rồi lên xe phóng vυ"t đi.
Một ngày xui xẻo, tôi thề tôi sẽ trả thù thằng cha Vương Lực Hoành này, thói đời là thế, thà đẹp tâm hồn còn hơn có một gương mặt đẹp mà xấu tính như hắn ta. ( Nhưng nếu là tôi, đương nhiên tôi sẽ chọn một nửa là tâm hồn đẹp, nửa kia là nhan sắc đẹp). Sau lần đó, tôi khắc cốt ghi tâm mối thâm thù với Vương Lực Hoành, tôi gọi hắn với biệt danh là Hoành Tá Tràng để tránh khỏi sự xúc phạm với ca sĩ Trung Quốc cùng tên mà tôi thích. Rồi tôi đã trả thù được anh ta một cách hoàng tráng. Một ngày chủ nhật đẹp trời, tôi mặc áo chống nắng, khẩu trang kín mít, đi qua ngã tư đó, chợt tôi nảy ra ý định trêu anh ta một tí cho hả giận. Tôi lách đến gần chỗ anh ta đứng và hét to.
- Ê! Hoành tá tràng! Đồ dở người.
Khi anh ta chưa kịp nhận ra, tôi đã phóng vèo đi để lại một làn khói xe đẹp mắt. ( Tỗi tưởng tượng ra khuôn mặt anh ta đỏ ửng, xấu hổ với mọi người). Sau hôm đó, tôi hả hê lắm, ít ra tôi cũng đã trả đũa được anh ta, dù nó chẳng đáng là bao so với những gì tôi phải chịu đựng.
Từ ngày tôi đi làm, mẹ tôi phấn chấn hẳn lên, và tôi thì đương nhiên là quá đỗi vui mừng. Công ty không chỉ là nơi cho tôi công việc, tiền lương mà còn cho tôi ngày ngày nhìn ngắm người trong mộng của mình. Tôi lúc nào cũng đến sớm nhất công ty chỉ để được đứng trên ban công nhìn xuống chờ Lãng Tử đến. Lãng Tử là người đàn ông cao ráo, đẹp trai nhất mà tôi từng biết ( Khi yêu thì nhìn thấy cái gì chẳng đẹp). Lãng Tử không đi làm bằng xe máy, chàng đến công ty bằng ô tô, một chiếc ô tô Camry không quá sang nhưng cũng chẳng đến nỗi tồi tàn ( Mặc dù, tôi biết quái gì về ô tô đâu) nhưng với tôi, đó đã là một siêu xe rồi.
Có một lần, khi Lãng Tử đang đi dưới sân tòa nhà, tôi đứng trên ban công tầng 5 và cố tình thả chiếc khăn lau kính thơm lừng nước hoa của mình xuống, với mong muốn nó sẽ đậu xuống thật nhẹ nhàng lên vai Lãng Tử ( nước hoa tôi xịt trộm của mẹ, đáng lẽ màn này tôi định dùng cái gì đó lãng mạn hơn nhưng nhìn ngó mãi chẳng có gì ra hồn ngoài chiếc khăn lau kính đó). Nhưng hỡi ôi, kịch bản đậm chất cải lương của tôi đã bị đổ bể thê thảm. Không phải vì Lãng Tử không chịu đón nhận nó mà là vì cơn gió, cơn gió chết tiệt thổi quá đúng lúc. Chiếc khăn vừa rời khỏi tay tôi đã bị gió thổi bay và hạ cánh an toàn trên ngọn cây bằng lăng trước sân tòa nhà. Lúc đó, tôi hét một tiếng rạch trời “ Đồ chết tiệt!”.
Hàng trăm con người đang đi lại dưới sân như dừng lại, họ ngước mắt lên nhìn tôi. Tôi chẳng quan tâm, bây giờ mối quan tâm lớn nhất là chiếc khăn lau kính của mình đang nằm phấp phới trên ngọn cây kìa kìa. ( Phải nói thêm rằng chiếc khăn này là quà tặng của bà ngoại tôi, người mà tôi vô cùng yêu quý, đã tặng tôi trước khi bà qua đời). Tôi tức giận, leo cả hai chân lên lan can của ban công, nhoài người ra phía cây bằng lăng và lại hét lên một lần nữa “Đồ chết tiệt, quay lại đây”.
Một đám người lố nhố tập trung lại và nhìn lên phía tôi. Lãng Tử cũng đứng lại nhìn tôi với vẻ mặt hết sức sửng sốt. Một người đàn ông vẫy vẫy tôi, thì ra đó là Bánh Bao, trưởng phòng nhân sự của công ty tôi, người thường xuyên nạt nộ tôi, anh ta hét lên.
- Cô Phương, cô xuống ngay, cô điên à?
- Xuống hay không là việc của tôi, anh đừng có can thiệp vào.
Cả đám bên dưới nhìn nhau rồi lại nhìn lên tôi, họ xì xào bàn tán gì đó, nhưng tôi chẳng quan tâm. Tôi thường xuyên trở thành trung tâm chú ý của cả thiên hạ nên có thêm vài người nữa nhìn tôi thì có vấn đề gì đâu. Điều tôi lo lắng nhất lúc này chính là không biết làm thế nào để lấy lại được chiếc khăn đó. Tôi thật dại dột, có hàng trăm thứ để thả xuống, tại sao cứ phải thả cái khăn quý giá của mình chứ. Chiếc khăn vẫn phất phơ trước gió, tôi bực tức trèo lên một bậc nữa ở lan can và nhoài người ra. Lúc này, bên dưới có bóng một anh chàng công an mặc áo vàng chạy đến, anh ta gọi tôi.
- Đỗ Tiến Phương, xuống ngay! Cô bị điên à?
- Mặc xác tôi.
Một cơn gió lại thổi chiếc khăn của tôi sang cành khác. Tôi nhón người lên để nhìn cho rõ.
Anh chàng công an Vương Lực Hoành lao lên tầng 5 với vận tốc tên lửa. Cả đám người vẫn không ngừng chỉ trỏ, tôi rủa thầm, các người chưa thấy gái đẹp hay sao mà nhìn gớm thế. Bỗng nhiên, một bàn tay kéo vai tôi lại làm tôi ngả người ra sau, anh ta ôm lấy tôi rất chặt, mắt tôi hoa lên nhưng cũng kịp nhìn loáng thoáng thấy chiếc áo màu vàng. Trời ơi! Chết mất, chưa bao giờ tôi được một người đàn ông ôm như thế, hơn nữa, ngoài việc bẩn tính ra thì anh rất đẹp trai. Tôi chẳng hiểu sao tự nhiên mình lại run rẩy trong vòng tay anh ta. Ôi, mà sao tự nhiên anh ta lại ôm mình, thôi chết, chẳng lẽ anh ta định tỏ tình với tôi ngay chốn đông đúc này? Mặc dù, tôi chẳng thích anh ta nhưng như thế thì hơi ngại, cả công ty tôi sẽ bình phẩm bàn tán cả ngày mất. Tôi toan đẩy anh ta ra, nhưng không kịp, anh ta đã xoay người đẩy tôi vào bên trong. Mặt anh ta đỏ như gấc chín. Ôi trời, đã có gan ôm người ta để tỏ tình mà còn đỏ mặt nữa, tôi cười thầm. Nhưng mặt anh ta đột nhiên cau lại.
- Cô hâm à? Nhiều người muốn sống còn không được, sao cô lại muốn chết hả?
Tôi á? Tôi muốn chết bao giờ? Anh mới là thằng hâm ấy. Đang yên đang lành tự nhiên lại lên ôm chầm lấy người ta rồi nói chết chết, thật không đỡ nổi.
- Tôi chết á? Anh bị điên à? Anh muốn tôi chết hay sao mà cứ rủa tôi thế hả?
- Thế….thế… không phải… cô định…
- Định định cái gì?
- Cô trèo lên lan can rồi luôn mồm chửi thằng chết tiệt nào đó còn định nhảy xuống còn gì?
Ối giời ơi, tôi lạy anh, anh Vương Lực Hoành ạ, trí tưởng tượng của anh còn hơn tôi gấp tỉ lần đấy. Tôi quắc mắt nhìn anh ta, rồi như nhớ ra tôi vội vã xô anh ta ra, chỉ tay về phía ngọn cây đang chứa chấp cái khăn tay của tôi.
- Đồ chết tiệt kia kìa, tôi đang muốn lấy cái khăn của tôi bị bay lên đấy. Thế mà anh cũng tưởng… được…
Hoành Tá Tràng nhìn tôi đầy tức giận, còn tôi thì không thể nhịn được cười. Tôi ngửa cổ lên trời, cười một tràng sảng khoái. Hoành Tá Tràng lúng túng vặn hai tay vào nhau.
- Cô đúng là… đồ…đồ không bình thường!
Hoành Tá Tràng liếc xéo tôi một cái rồi bước đi, tôi vội kéo lại.
- Này, đã giúp thì giúp cho trót, tìm cách lấy hộ tôi cái khăn đi, nó rất quan trọng với tôi.
Hoành Tá Tràng trố mắt nhìn tôi.
- Cô không biết xấu hổ à? Cô nhìn xuống xem bao nhiêu người đang nhìn cô?
Tôi nhìn xuống dưới, ối, cha mẹ ơi, sao nhiều người xúm đông, xúm đỏ ngửa cổ lên nhìn tôi thế này. Tôi quá đẹp chăng? Tại sao lại thu hút sự chú ý của người khác như thế? Tôi nhíu mày tỏ vẻ không hiểu. Hoành Tá Tràng gằn giọng
- Lần sau làm cái gì cũng nên suy nghĩ cho thấu đáo, cô không thấy cả trăm người dưới kia tưởng cô định tự tử nên xúm lại hả?
- Thì sao? Tôi bị đứt dây thần kinh xấu hổ lâu rồi.
Nói thật, mặc dù tôi cảm thấy quá xấu hổ nhưng nếu tôi tự nhận mình đang trong tình trạng đó thì thật là hèn hạ. Hoành Tá Tràng cất giọng
- Đồ dở người, chẳng hiểu kiếp trước tôi làm gì nên tội mà kiếp này tôi cứ vướng vào cô nhỉ?
- Chính tôi mới là người phải nói câu đó đấy, giờ anh có định lấy giúp tôi cái khăn kia không?
- Tại sao tôi lại phải giúp cô?
- Vì anh là công an, công an là phải giúp dân chứ!
- Này… cô đừng quá quắt nhé!
- Ơ hay, thế công an các anh không giúp dân thì giúp ai?
Hoành Tá Tràng có vẻ đuối lý trước tôi, anh ta lúng túng một lúc rồi nói nhỏ.
- Để tối, hết giờ tan tầm tôi sẽ lấy cho.
- Không được! Lúc đó thì cái khăn biết có còn ở đó nữa không?
- Thì cô cứ cầu khấn là nó vẫn còn đó đi.
- Không được, anh phải giúp tôi ngay bây giờ, nếu không tôi sẽ hét lên là anh vừa lợi dụng để ôm tôi.
Hoành Tá Tràng nhìn quanh, có rất nhiều người đang tò mò nhìn chúng tôi. Hoành Tá Tràng nói nhỏ.
- Cô đừng có manh động, tôi nói tối tôi lấy cho là tôi sẽ giữ lời.
- Không, tôi muốn bây giờ.
- Cô điên à? Cô không thấy cả đám người đang nhìn chúng ta à? Bây giờ mà xuống để lấy cái khăn lên thì khối người chửi cô là điên đấy, không dưng lại đi tự tử vì rơi cái khăn.
Ờ nhỉ, mọi người đang tưởng tượng tôi định tự tử và nhìn tôi với con mắt lo lắng, xót xa. Nếu giờ đây, tôi và Hoành Tá Tràng mỗi đứa một cái gậy chạy xuống chọc lấy cái khăn lau kính của mình thì có khi người ta vác chổi đuổi đánh cả hai chứ chẳng chơi. Không những thế, lúc nãy Lãng Tử cũng đứng bên dưới, nếu anh ấy biết tôi chỉ vì cái khăn mà gào lên ầm ĩ như thế thì anh ấy sẽ nghĩ tôi bị điên mất. Tính đi tính lại, cuối cùng tôi nghĩ chỉ có cách để khi mọi người về hết tôi mới ra tay được. Hoành Tá Tràng nhìn tôi rồi lắc đầu.
- Hi vọng đây là lần cuối cùng tôi đυ.ng độ cô. Tối tôi sẽ quay lại, giờ thì cô cầu khấn cho chiếc khăn đừng bay đi đâu nữa đấy.
Tôi chẳng biết nói gì, đành phải gật gù hết sức ngoan ngoãn. Hoành Tá Tràng bước ra khỏi văn phòng của tôi kèm theo rất nhiều ánh mắt ngưỡng mộ và trầm trồ của mấy cô cùng công ty tôi. Nhìn gì mà nhìn, anh ta có đẹp trai thật nhưng bẩn tính lắm, tôi định hét lên như thế nhưng rồi may sao kiềm chế được.
Cả ngày hôm đó, tôi làm việc trong thấp thỏm, thi thoảng tôi ra ban công nhìn xem chiếc khăn còn đó không. Nếu bình thường, cứ 5 phút tôi mở cửa ra ban công một lần thì chắc sếp tôi sẽ cáu loạn cào cào lên, các bà mái già ở công ty cũng nhíu mày khó chịu, nhưng hôm nay thật khác, ai cũng nhìn tôi một cách nhẹ nhàng và cẩn trọng. Chắc họ sợ tôi lại bị tổn thương rồi ra ban công hò hét và nhảy xuống đất. Đấy, sự hiểu nhầm không phải lúc nào cũng khiến người ta phiền phức, với tôi, đây là một sự hiểu nhầm hết sức dễ chịu.
Cuối cùng, sự chờ đợi của tôi cũng kết thúc, mọi người lục tục ra về, các công ty ở cùng tầng với tôi đã đóng cửa. Tôi đứng dậy, uể oải xách túi xách đi xuống, vừa đi vừa thầm nghĩ, nếu thằng cha Hoành Tá Tràng không đến, ngày mai mình sẽ phi đến bốt và mắng cho hắn một trận nên thân. Vừa bước xuống tầng 4, nơi Lãng Tử của tôi đang làm việc, theo thói quen, tôi dừng lại nhìn ngó như thể tìm kiếm. Chẳng còn ai ở đó nữa, hành lang tối om, tôi đứng dựa vào cầu thang và chờ đợi. Biết đâu, Lãng Tử chưa về thì sao?. Quả thật, linh tính của tôi rất chính xác, chưa đầy mấy phút sau, Lãng Tử đi ra. Anh ấy nhìn thấy tôi thì khựng lại vài giây, anh nhìn tôi có vẻ bối rối. Nhưng cái vẻ bối rối của anh đã khiến trái tim tôi chết đứ đừ, người tôi như đông cứng lại. Lãng Tử nhìn tôi một lúc rồi mở lời.
- Này, sao cô lại làm thế?
- Dạ… làm… gì… ạ…
- À, ừm…. vụ sáng nay ấy, cô đừng dại dột, chết không phải là sự giải thoát đâu!
Tôi ngỡ ngàng, Lãng Tử tin là tôi đã cố gắng tự tử thật và tôi, không có lý do gì phải kể ra sự thật đó cả. Vì tôi nhận ra, trong mắt anh ấy đang có sự ấm áp dành cho tôi. Tôi không giấu nổi sự lúng túng.
- Em… chuyện đó… à… là…
- Cô không nên làm thế, dù có chuyện gì xảy ra đi nữa thì sống vẫn đáng quý hơn là chết.
Lãng Tử đến gần, vỗ vỗ vai tôi để an ủi. Tôi, lại thêm một lần nữa đông cứng người, tôi nhắm mắt lại và cảm giác được hơi thở, mùi nước hoa sang trọng của Lãng Tử đang kề bên mình. Tôi chẳng dại gì mà mở mắt vào lúc này, tôi muốn giây phút này mãi mãi dừng lại ở đây. Nhưng, tất nhiên, tôi không thể cưỡng lại được mụ già thời gian khó tính, khi tôi mở mắt ra thì Lãng Tử đã đi từ lúc nào. Dù có hơi hậm hực một tí, nhưng với tôi, việc được Lãng Tử chạm vào vai và nói những lời quan tâm đã là một may mắn ngoài sức tưởng tượng rồi.
Tôi bước chậm rãi xuống những tầng còn lại như một kẻ mộng du. Xuống đến sảnh, tôi thấy Hoành Tá Tràng đang đứng chống nạnh nhìn tôi. Anh ta mặc quần jean, áo thun trông vừa trẻ trung vừa khỏe mạnh, trời ạ, nếu ngày đầu tiên gặp nhau anh ta cũng ăn mặc thế này thì tôi đâu đến nỗi ghét anh ta đến thế. Vừa nhìn thấy tôi, Hoành Tá Tràng đã lao tới xỉ vả tới tấp.
- Cô làm cái quái gì thế?
- Hỏi gì mà lạ thế, không thấy tôi đang đi à?
- Cô… đúng là đồ bã đậu… Cô có biết là tôi chờ cô bao lâu rồi không?
- Chờ là việc của anh, còn xuống hay không là việc của tôi.
Hoành Tá Tràng chống nạnh, mím môi lại như cố kìm cơn tức giận. Thật là tội lỗi, tại sao mỗi lúc nhìn thấy hắn như thế tôi lại thấy thật hả hê nhỉ?. Hoành Tá Tràng gằn giọng.
- Cô nhờ vả người khác mà thiếu lịch sự thế à? Đã thế thì tôi biến đây, mặc xác cô.
Thôi chết, giờ tôi mới nhớ ra chiếc khăn xấu số của mình. Tôi vội rặn ra một nụ cười hết sức nhăn nhở.
- Ờ nhỉ? Quên khuấy mất, nhanh lên, chúng ta đi thôi.
- Ơ hay, cô không có óc à? Tôi bảo là mặc xác cô rồi.
Tôi cố gắng nịnh nọt.
- Tôi biết anh chỉ đùa thôi, một người nghiêm túc, ga lăng và đẹp trai như anh thì không bao giờ bỏ cuộc giữa chừng. Đúng không?
- Cô… đồ… dẻo mỏ!
Tôi bật cười khanh khách, biết ngay là mật ngọt chết ruồi mà, có điều tôi vừa bẫy được một con ruồi to bự và khó tính. Anh ta vẫn gằn giọng
- Cô tự đi mà làm một mình, tôi không giúp những người trơ trẽn…
Cái gì? Anh ta dám nói tôi là đứa trơ trẽn á? Thật tiếc là hôm nay tôi đi giày bệt, nếu không tôi sẽ cho anh ta một cái gót giày vào bụng. Trong thoáng tức giận đó, tôi vẫn không thể quên chiếc khăn yêu quý của mình, thế là đành nhịn nhục vậy. Tôi vẫn cố gắng thân thiện.
- Thôi mà, giúp tôi lần này đi mà, chỉ một lần này thôi.
- Giúp cô thì tôi được gì?
Đồ xấu xa, giúp người đẹp một tí mà cũng đòi kể công. Tôi nghĩ ngợi.
- Nếu anh giúp tôi, tôi sẽ mời anh ăn chè.
- Ngay trong tối nay nhé? Nếu không cô tự trèo lên cây mà lấy.
Ối trời, mẹ ơi là mẹ. Sao hồi trước mẹ không cho con ở rừng, ở núi để con còn học trèo cây nên giờ phải nhục thế này.
- Ok. Vài cốc chè đáng bao nhiêu! Đi thôi…
Tôi vội vã bước ra, anh ta kéo tay tôi lại, đặt vào tay tôi chiếc khăn.
- Khỏi đi! Đây rồi.
Tôi ngạc nhiên nhìn chiếc khăn, và nhìn anh ta.
- Anh lấy nó từ bao giờ hả?
- Trong lúc chờ cô xuống, tôi chẳng có việc gì làm nên đứng rung cây, rung được một lúc thì nó tự rơi xuống.
- Dễ dàng thế sao? Biết thế tôi chẳng nhờ anh, mất công năn nỉ gãy cả lưỡi.
- Cô tưởng rung được cây mà dễ à? Cũng phải có kĩ năng cả đấy. Giờ thì sao? Chè chứ!
- Chè cái con khỉ.
- Ơ, ở Hà Nội có bán chè con khỉ à? Được đấy, đi ăn thôi.
Thằng cha này ngố tàu hay là giả vờ ngố tàu không biết. Nhìn thấy hắn nhăn nhở là tôi điên tiết lên. Nhưng, tôi thông minh lắm, tôi vừa lấy được khăn rồi, tội gì tôi phải mời hắn ăn chè cho tốn tiền. Nhìn trước nhìn sau, tôi nghĩ ra một kế, đó là giả vờ đau bụng. Tôi ôm bụng rêи ɾỉ, anh chẳng những không hỏi thăm tôi mà còn khoanh tay đứng cười. Tôi bặm môi, giả vờ như đau đến mức không chịu được. Nhưng Hoành Tá Tràng vẫn tủm tỉm nhìn tôi cười. Đến lúc không thể nào chịu hơn được nữa, tôi hét lên.
- Anh không biết đỡ tôi à?
- Cô diễn sâu quá! Ha ha! Tôi biết tỏng cô rồi. Đừng giả vờ nữa, đứng dậy đưa tôi đi ăn chè… Nhanh lên.
Đúng là đồ cú vọ, mình diễn thế mà hắn vẫn phát hiện ra. Không hổ danh làm công an. Tôi định méo mặt thêm tí nữa, nhưng hắn đã xốc tôi dậy, nhìn sâu vào mắt tôi.
- Cô nương, đi thôi nhỉ? Chẳng lẽ một người xinh đẹp như cô lại tiếc mấy nghìn tiền chè!
E hèm! Đáng lẽ tôi không định mời hắn đâu, nhưng vì hắn vừa nói đến hai từ mà tôi rất thích là “xinh đẹp” nên tôi châm chước vậy. Tôi xoa xoa bụng rồi đứng thẳng dây.
- Được rồi, đi thì đi vậy!
Thế là tôi đi trước hắn tủm tỉm theo sau. Chúng tôi đến một quán chè gần đó, hắn thì ăn hùng hục còn tôi chẳng có tâm trạng nào mà ăn nữa. Tiếc đứt cả ruột. Giờ tôi mới hiểu, tại sao mặt thằng Bi Ve và Cây Sậy lại nhăn nhúm như khỉ ăn gừng khi tôi vô tư chén chú chén anh như vậy. Kết quả của buổi cảm ơn là tôi phải trả tiền 8 cốc chè thập cẩm. Thật là ác nghiệt, tôi thề, không bao giờ quên mối thù đó. Hình ảnh của Hoành Tá Tràng đã xám xịt trong mắt tôi rồi. Tuy vậy, tôi vẫn không khỏi cảm kích vì độ gă lăng khi Hoành Tá Tràng nhất định đòi đưa tôi về nhà, tất nhiên là tôi bắt anh ta dừng ở đầu phố, đề phòng gặp mẹ tôi rồi bị tra hỏi lằng nhằng. Trái với vẻ cau có của tôi, Hoành Tá Tràng có vẻ rất vui. Không vui sao được khi vừa được ăn không của người ta tận 8 cốc chè.
Dù có ghét hắn đến thế nào đi nữa, tôi vẫn phải cố gắng vui vẻ để giữ mối quan hệ, vì biết đâu, lúc nào đó tôi lại vượt đèn đỏ hay không đội mũ bảo hiểm thì hắn còn tha cho. Nghĩ đến đây, tôi thấy đỡ xót xa cho 8 cốc chè vừa mất. Thôi, dù sao, ở đời phải biết nắm giữ cơ hội chứ, và tự nhiên, tôi thấy phục mình quá, đã xinh đẹp lại còn thông minh thế này thì làm sao mà đỡ nổi.