Có lần, tôi từng chia sẻ một bài viết, khuyên các cô gái nên độc lập tự tôn, phải đọc nhiều đi
nhiều, mở rộng tầm mắt lẫn tâm hồn của chính mình, giúp thế giới tinh thần thêm phong phú,
có một công việc yêu thích, chỉ có tự chủ về kinh tế thì mới có thể độc lập về tinh thần, ít
nhất thì khi bạn muốn mua gì đó, bạn cũng không cần ngửa tay xin tiền người khác. Một độc
giả hỏi tôi bình thường có tiêu tiền của chồng không. Tôi thẳng thắn đáp: "Tiêu chứ, tiêu
nhiều là đằng khác." Người nọ thấy vậy thì khinh bỉ nói: "Hóa ra Văn Tình cũng chỉ nói lý
thuyết suông, cô thì thoải mái tiêu tiền của chồng, còn người khác phải tự lập tự tôn, chẳng
phải rất mâu thuẫn sao?"
Mấy năm qua, tôi luôn ngầm quan sát, nhận ra phụ nữ Á Đông bị phân hóa thành hai thái cực
rất nghiêm trọng, một kiểu là người theo chủ nghĩa nữ quyền, luôn cho rằng: Giờ là thời đại
nào rồi? Chuyện đàn ông làm được thì phụ nữ cũng làm được, bởi vậy nhất định phải nâng
cao địa vị của phụ nữ. Họ hóa thành các "nữ cường nhân" tranh đấu với đàn ông trên chiến
trường cuộc sống, kiên quyết đòi phân thắng bại. Việc nhận quà tặng và sự giúp đỡ từ đàn
ông quả thực là điều vô cùng nhục nhã. Sau khi kết hôn, những phụ nữ như vậy vẫn rất hung
hăng, độc lập về kinh tế, nắm quyền hành tuyệt đối trong nhà, chỉ cần chồng có vấn đề là lập
tức dẫn tới chiến tranh, họ phải khiến đàn ông ngoan ngoãn thì mới hài lòng.
Nhưng đàn ông có thực sự ngoan ngoãn không? Trong cuốn sách Muốn bao nhiêu thứ, hạnh
phúc bấy nhiêu của mình, tôi từng viết một câu chuyện, người vợ giám sát chồng mình rất
chặt chẽ, nếu người chồng đi công tác thì người vợ sẽ gọi điện tới phòng riêng ở khách sạn
vào giữa mười hai giờ đêm để kiểm tra, nhưng cuối cùng người đàn ông đó vẫn nɠɵạı ŧìиɧ,
trong sách tôi mới chỉ kể đến đó chứ chưa viết tiếp.
Sự việc sau đó là thế này: Khi người chồng nɠɵạı ŧìиɧ, ban đầu anh ta còn sợ người vợ hung
hãn của mình phát hiện, nhưng sau đó sức hấp dẫn của phụ nữ dịu dàng quá lớn, anh ta liền
dũng cảm đòi ly hôn. Ban đầu người vợ rất giận dữ, nhưng điều đó chỉ khiến người chồng
càng quyết tâm ly hôn, anh ta cũng không còn sợ vợ nữa. Bấy giờ người vợ đã từng cực kỳ
hung hãn này không biết phải làm sao, quên hết thể diện và nữ quyền, dịu dàng cầu xin người
đàn ông quay đầu, hứa rằng mình sẽ thay đổi, nhưng người đàn ông kia kiên quyết không
đồng ý.
Còn kiểu kia hoàn toàn trái ngược, họ không thể độc lập kinh tế lẫn tinh thần, sống mà không
có tự tôn. Ban đầu tôi cứ nghĩ những phụ nữ không thể độc lập là những người không có
công ăn việc làm, ở nhà nội trợ. Nhưng sau đó tôi nhận ra, rất nhiều phụ nữ có công việc tốt,
thu nhập cao, thậm chí thu nhập cao hơn chồng, nhưng trong hôn nhân họ vẫn sống cực kỳ
khổ sở ngột ngạt.
Mấy năm trước, tôi nhận được lời cầu cứu từ một người mẹ trẻ, cô ấy nói chồng không hề tôn
trọng mình, rất lạnh lùng, lúc nào cũng soi mói bắt bẻ, dù cô cố gắng thế nào anh ra cũng ít
khi tỏ thái độ vui vẻ. Tôi tưởng cô ấy ở nhà làm nội trợ nên chồng mới không tôn trọng, ngờ
đâu trò chuyện tiếp mới biết cô là quản lý của một công ty, sự nghiệp rất rộng mở. Tôi hỏi,
nếu người chồng không chịu thay đổi cách cư xử thì liệu cô ấy có ly hôn không? Cô ấy lập
tức nói không, dù sao cô ấy cũng có một cuộc hôn nhân toàn vẹn, ít nhất trong nhà cũng có
người đàn ông, bởi vậy dù chồng có kém cỏi tới mức nào, cô cũng không thể ly hôn. Tôi đề
nghị cô ấy nên độc lập hơn, chỉ như vậy thì mới nhận được sự tôn trọng từ bạn đời. Cô ấy bèn
đáp: "Tôi rất độc lập mà, thu nhập của tôi còn cao hơn anh ấy." Rất nhiều phụ nữ có tư tưởng
này, nghĩ rằng chỉ cần độc lập về kinh tế thì mọi thứ đều ổn, nhưng khi gặp vấn đề nan giải,
bọn họ lại không biết phải giải quyết thế nào.