Chương 9: Con nhất định sẽ đoạt giải

Sau khi Vạn Trăn Nhi lại gần, mới phát hiện trên khuôn mặt Vạn Trinh Nhi không có một chút tỳ vết nào, thậm chí còn có thể nhìn thấy từng sợi lông tơ nho nhỏ, nếu hình dung một câu thơ để nói cô ấy thì có lẽ là “Thanh thủy xuất phù dung, thiên nhiên khứ điêu sức”*.

(*) Thanh thủy xuất phù dung, Thiên nhiên khứ điêu sức (Trong thơ của Lý Bạch): Hoa sen giữa đầm nước trong chẳng cần phải điểm tô trang sức).

Ý thức được suy nghĩ trong lòng Cố Chung Nam vứt bỏ chính mình, đây chính là ân nhân cứu mạng Hàm Hàm, sao mình có thể suy nghĩ linh tinh như thế được, thật đáng chết.

Cuối cùng, khi về đến nhà, Trăn Nhi lấy nước từ trong không gian linh tuyền ra, đưa cho cha mẹ.

Bà Vạn Hồ Mẫn ôm Trăn Nhi nói: “Trăn Nhi, hôm nay con cứu con gái út của Cố gia, xem như cho Cố Chung Nam một cái ân tình, nhà ta xem như có một chút tình cảm với Hoắc gia, Hoắc gia lão thái của Hoắc gia tuy đã nói sẽ không thu nhận bất kỳ đệ tử quan môn nào nữa, nhưng mà lấy thân phận của nhà ta cùng với Cố Chung Nam ở bên trong hòa giải, Hoắc gia lão thái gia hẳn là sẽ không cự tuyệt chỉ dạy con vẽ tranh. Phải biết rằng Hoắc Chính chính là ngôi sao sáng của mấy cuộc thi trong nước, con nhất định phải tham gia cuộc thi vẽ tranh toàn quốc vào tuần tới, nếu có thể được Hoắc Chính chỉ điểm một vài câu, con nhất định có thể phát huy càng thêm xuất sắc.”

“Mẹ, con không muốn mọi người vì con mà phải đi theo cầu xin người ta, dựa vào địa vị hiện giờ của nhà của chúng ta, nếu không phải vì con, căn bản không cần thiết đi cầu xin Hoắc lão thái gia rời núi. Mẹ thương con như thế, con cũng rất đau lòng cho người. Không dối gạt mẹ, hôm nay ở lớp tranh Trung Quốc con đột nhiên cảm thấy có một linh cảm rất khác lạ, trước đây lão sư đã nói vài lần rằng tranh của con không có hồn, thiếu đi linh khí, con cảm thấy lần này con có thể đột phá bình cảnh.” Nói xong, cô đứng dậy đi lấy dụng cụ vẽ tranh, cô bé gấp không chờ nổi muốn đem những gì mình đã lĩnh hội được từ trong bức tranh cho người nhà xem.

Ở hiện đại Trăn Nhi không có nhiều kinh nghiệm sống cho lắm, bức họa vẽ ra tuy bản lĩnh thâm hậu, nhưng linh khí lại không đủ, không thể hiện ra được sự tinh tế sâu sắc. Mà thứ Vạn quý phi triều Minh không thiếu chính là kinh nghiệm sống! Cô đã trải qua rất nhiều thăng trầm trong cuộc đời, đã từng ăn nhờ ở đậu hầu hạ người, cũng từng hỏi mưa gọi gió trong chốn hậu cung. Lại sau đó khi hoàng nhi chết non, cũng từng đi theo họa sư cung đình học vẽ tranh để giải tỏa nỗi bi thương trong lòng.

Có thể nói, kỹ năng vẽ tranh của quý phi Vạn Trinh Nhi không thua kém bất kỳ một vị hoạ sĩ hiện đại nào. Thậm chí ở thời hiện đại đã sớm thất truyền các kỹ thuật vẽ tranh cổ xưa, điều này đã đủ để khiến thời đại này kinh diễm rồi.