Chương 37:

Sau khi trở về thì Lục Anh hỏi Tĩnh An tới đây có chuyện gì, Khương Đường nói: “Đại nương tử ăn uống không tốt nên qua mời ta làm món gì ngon miệng. Ta không phải là nha hoàn của Yến An Đường nên chỉ nói mấy câu rồi đuổi người đi.”

Lục Anh nói: “Sao có thể mặt dày như vậy, rõ ràng biết đại nương tử đang mang thai mà còn muốn ngươi tới chính viện, lại còn tới đây hỏi nữa chứ.”

Khương Đường thầm nghĩ, đúng vậy, sao có thể mặt dày như vậy.

Bạch Vi nói: “Lục Anh, phải cẩn thận từ lời nói tới việc làm.”

Làm nha hoàn thì không thể nói chủ tử không đúng.

Lục Anh dẩu môi, lộ ra vẻ khinh thường.

Bạch Vi bất đắc dĩ nói: “Bây giờ nhà cửa là do đại phòng quản lý, tính ra vẫn còn tốt, chúng ta đóng cửa lại thì không ai có thể nhúng tay vào được.”

Tại sao nói nhà cửa do đại phòng quản lý lại là chuyện tốt, là vì có thể vớt được chút nước luộc. Việc chọn mua của chính viện, bạc tiêu hàng tháng của các viện, than mùa đông, băng mùa hè, còn có ba, bốn bộ xiêm y mỗi mùa mỗi quý của chủ tử các viện, xiêm y của nha hoàn gia đinh… đều có thể kiếm được chút đỉnh trong đó.

Nhìn người gọi món, cho dù không thể tham lam một cách công khai nhưng mấy việc linh tinh như chia cho viện nào ít một chút, viện nào nhiều một chút hay xiêm y của ai tốt ai kém cũng sẽ không náo loạn đến Trịnh thị bên kia đâu nhỉ.

Hàn thị quản lý nhà cửa thì tất nhiên có chỗ tốt của đại phòng.

Hàn thị là nữ nhi của Ngự sử Kinh Châu, vốn là thanh quan nên của hồi môn cũng không được phong phú, cơ bản chỉ dựa vào bổng lộc của Cố Kiến Phong và bạc tiêu vặt hàng tháng của Hầu phủ nên tất nhiên cũng không được thoải mái lắm.

Lúc Hàn thị chưa được quản lý việc nhà thì rất hâm mộ Lục Cẩm Dao, sau khi được quản gia thì ngày tháng của đại phòng càng ngày càng tốt lên nên cũng không có thời gian chú ý tới Yến Kỉ Đường nữa.

Khương Đường không nhớ rõ rất nhiều nội dung trong tiểu thuyết, chỉ nhớ sau khi đại phòng gặp chuyện thì đương gia chủ mẫu cuối cùng là Lục Cẩm Dao.

Sau này con đường làm quan của Cố Kiến Châu vô cùng thuận lợi, hai người đã kéo dài cơ nghiệp trăm năm của Hầu phủ.

Khương Đường ngẫm nghĩ tới mất hồn, Hàn thị trong lúc vội vàng lại có thể bớt ra chút thời gian tới tìm nàng vì một món điểm tâm, cũng không đến mức vì một công thức điểm tâm mà làm như vậy chứ.

Cố Kiến Phong có biết chuyện nàng ta muốn nạp nàng làm thϊếp cho ông ấy không.

Có lẽ Hàn thị còn nghĩ rằng đây là chuyện tốt từ trên trời rơi xuống, đây là đang cất nhắc nàng nhỉ.

Khương Đường lắc lắc đầu, mặc kệ đại phòng nghĩ như thế nào đều không liên quan tới nàng. Nàng thà rằng cả đời không gả chứ không đi làm thϊếp cho người ta.

Qua nửa canh giờ thì mới thấy Cố Kiến Châu và Lục Cẩm Dao từ chính viện trở về.

Trên đường về nàng ấy có nói chuyện cửa hàng điểm tâm với Cố Kiến Châu, Cố Kiến Châu không hiểu mấy cái này, hỏi rất nhiều vấn đề mất não.

Lục Cẩm Dao cảm thấy rất buồn cười: “Ta tin tưởng tay nghề của Khương Đường, có Bình Dương hầu phủ và Vĩnh Ninh hầu phủ đằng sau thì cửa hàng điểm tâm này chắc chắn khai trương thuận lợi. Ta đã cân nhắc giá bán rồi, không nên cao quá. Bây giờ trong cung đang nghiêm khắc thực hiện chính sách tiết kiệm nên chúng ta cũng phải noi theo. Chỉ cần bán cao hơn tiền vốn hai, ba phần là đủ rồi.”

Cố Kiến Châu nghĩ thầm, cứ cho là chỉ cao hơn tiền vốn hai, ba phần thì cũng không chắc có người tới ăn. Người nghèo cực khổ làm việc cũng chỉ để sống qua ngày, sao có thể tiêu bạc mua điểm tâm về ăn, chuyện làm ăn buôn bán cũng không phải làm từ thiện.

Cố Kiến Châu hỏi: “Vậy khi nào sẽ đi xem cửa hàng, cũng phải mời thêm hai sư phó. Có tính để cho Khương Đường…”

Trong lòng Lục Cẩm Dao cũng không cảm khó chịu khi nghe Cố Kiến Châu nhắc tới Khương Đường: “Ta tạm thời không muốn để Khương Đường ra ngoài, ta đã quen ăn món nàng ấy nấu, sợ nàng ấy đi rồi thì ta lại nôn nghén. Có thể tìm thử xem trong nhóm gia nhân có ai có thể làm sư phó nấu điểm tâm không, cứ từ từ học. Cứ mua công thức ở chỗ Khương Đường, tính mười lăm lượng, còn dùng mười lượng mua thêm một cái lò làm điểm tâm. Tuy là không nhiều lắm, nhưng nếu cho nhiều quá thì ta lại sợ…”

Cố Kiến Châu hiểu rõ ý nghĩa trong lời nói của Lục Cẩm Dao, thiếu sẽ không biết đủ, nhiều sẽ sinh dị tâm.