Chương 16

Cao Thất đứng phía sau Cao Kiệu nhìn không chớp mắt, thấy Cao Kiệu quay lại thì lấy trong tay áo ra một quyển, hai tay dâng lên, đi ra khỏi hàng bước lên. Ông ấy đi đến đứng bên cạnh Phùng Vệ, hành lễ bái với Hưng Bình Đế, sau đó quay người mặt hướng về văn võ bá quan cùng với rất nhiều danh sĩ đang ngồi dưới đài quan sát xem thi đấu ở khoảng cách gần, thở ra một hơi, cao giọng tuyên:

– Cuốn này do tự tay tướng công viết, trước khi mở niêm phong, ngoài tướng công ra thì không một ai biết đề. Tướng công nói, con rể Cao thị cần văn võ song toàn, thiếu một thứ cũng không được. Vì vậy cuộc thi lần này sẽ có ba bài kiểm tra.

Ông ấy nâng một tay lên, chỉ vào một phong đình trên đỉnh núi cách đó không xa mấy chục thước:

– Các vị xin hãy nhìn.

Mọi người đồng loạt nhìn theo hướng ông ấy chỉ, lúc này mới chú ý đến có một bó cây sơn thù du được cột vào đỉnh phong đình, mỗi khi gió núi thổi qua, thù du trên nóc đình lại đung đưa trái phải.

– Tướng công nói, ngày hôm nay lấy thù du làm phần thưởng. Hai thí sinh cùng bắt đầu bài thi, người nào thông qua ba bài kiểm tra và đến đỉnh núi lấy được thù du trước thì sẽ trở thành con rể của tướng công. Đối với người thua, cũng sẽ được tướng công tặng cho Tước Hồ sơn trang như một mòn quà.

Cao Thất tuyên bố xong, trình cuộn giấy cho Phùng Vệ.

Cuộn giấy được niêm phong bằng sáp dầu.

Với danh vọng của Cao Kiệu, ông đã tuyên bố công khai trước mặt đông đảo mọi người như thế dĩ nhiên sẽ không có ai nghi ngờ ông đã bí mật tiết lộ trước câu hỏi để chọn một chàng rể ưng ý.

Xung quanh trở nên yên lặng như tờ, vô số ánh mắt cùng nhìn về phía cuộn giấy trong tay Phùng Vệ.

Phùng Vệ cẩn thận mở cuộn giấy ra, xem qua một lượt, sau đó tuyên đọc lên rõ ràng.

Mặc dù hôm nay chỉ có ba đề nhưng toàn bộ lại có bốn bài kiểm tra, hai văn hai võ.

Bốn bài kiểm tra như sau:

Bài thứ nhất là đề thi viết văn, đây là bài thi bắt buộc nhằm kiểm tra trí nhớ của hai người. Địa điêm ngay tại đài quan sát này. Tại đây, Cao Kiệu chuẩn bị một bài biền phú một ngàn chữ, và yêu cầu cả hai cùng đọc nó, sau khi ghi nhớ thì tự lấy bút viết ra. Người nào hoàn thành trước, kiểm tra đối chiếu xong thì có thể xuất phát để tiến hành bài kiểm tra thứ hai. Nếu có sự ngắt quãng giữa chừng hoặc nếu có sai sót trong bài viết thì có thể đọc lại bản gốc, nhưng người đó phải bắt đầu làm lại từ đầu. Thời gian thi bài này không giới hạn, nhưng nhất định phải thông qua bài kiểm tra này thì mới được chuyển sang làm bài kiểm tra tiếp theo.

Bài kiểm tra thứ hai là võ, cũng là bài kiểm tra bắt buộc, đó chính là cung pháp. Cách ba mươi trượng có thiết lập một bia ngắm, chỗ hồng tâm khảm một thù tiền, người nào bắn mũi tên vào giữa đồng tiền trước mà không làm hỏng đồng xu thì coi như qua bài, có thể chuyển sang bài kiểm tra thứ ba, cũng chính là bài kiểm tra cuối cùng.

Để cho công bằng, bài kiểm tra cuối cùng chọn một trong hai, thi văn là thanh biện, thi võ là Hổ Sơn. Hai người có thể theo sở trường của bản thân mà lựa chọn một trong hai. Người nào có thể thành công vượt qua ba bài kiểm tra và lấy được thù du trên nóc phong đình trên đỉnh núi kia trước thì chính người chiến thắng.

Phùng Vệ vừa đọc đề, bên cạnh đã có người nhanh chóng thuật lại đề thi, rất nhanh đề thi đã được lan truyền đến chân núi.

Quần chúng dưới chân núi ngoài dân chúng tham gia náo nhiệt thì còn có không ít con cháu sĩ tộc xuất thân cấp thấp cùng với đệ tử hàn môn, quân nhân trong quân đội. Bình thường những người này có thể nói đánh tám gậy tre cũng không tới, nhưng hôm nay lại tập trung với nhau ở đây, chẳng qua là phe phái khác nhau mà thôi.

Kẻ sĩ một bên, hàn môn một bên, ranh giới Sở Hà ở giữa không có một ai.

Hôm nay đúng lúc ngày Trùng Dương, tại hiện trường ngoài Kim thượng cùng quan lớn trong triều ra thì nó cũng thu hút rất nhiều phu nhân cao quý đến xem thi cạnh tranh, trong đó, ngoài Thanh Hà trưởng công chúa cùng Lục phu nhân ra thì nghe nói còn có vị Úc Lâm Vương phi kia.

Chỗ ngồi của quý phụ dĩ nhiên tách biệt với nam giới, nằm ở mảnh đất bằng lưng chừng núi, dựng chiếu che, người ngồi bên trong được che chắn bằng rèm trướng. Bên trong có thể nhìn thấy rõ bên ngoài, mà bên ngoài thì không thể nhìn thấy bên trong, từ xa, chỉ có thể lờ mờ nhìn thấy cái bóng đung đưa. Nhưng nếu có ai đó vận số đỏ hơn một chút, mỗi khi gió núi nổi lên làm rèm trướng bị thổi bay lên, biết đâu đấy có thể dòm ngó vào bên trong một hai lều.

Những kẻ phong lưu lỗ m ãng trong đám đông vốn đều ngửa đầu nhìn về phía mấy quý phụ, nhưng nghe thấy đề thi thì không ai còn rảnh đâu mà nhìn nữa, tất cả đều hò reo hô hào lên.

Đệ tử kẻ sĩ hoan hô rất lớn, mà người hàn môn thì lại ra sức hò hét tướng công ra đề không công bằng, rõ ràng là nghiêng về Lục Giản Chi. Tức thì khắp nơi là tiếng ồn ào náo động không ngừng.

Dưới chân núi đã như thế, nơi lưng chừng núi cũng không khác gì.

Phùng Vệ đọc xong đề thi, trình cuộn giấy cho Hưng Bình Đế, làm người chứng kiến.

Lục Quang thở phào nhẹ nhõm, không nhịn được lộ vẻ hài lòng trên mặt.

Hứa Tiết đứng lên, ngoài cười nhưng trong không cười:

– Cảnh Thâm à, không phải ngu huynh xoi mói gì, nhưng mà đề bài đệ đưa ra nhìn thì công bằng đấy, nhưng mà thực ra lại rất bất công. Ba đề bài, tất cả đều có lợi cho Lục công tử. Lục công tử trời sinh thông minh, bảy tuổi làm phú, người người đều biết. Cậu ta cũng giỏi bắn cung, nói Lục công tử đứng thứ hai sau Quan Vũ cũng không hề nói quá. Đề cuối cùng là hai chọn một, thanh biện đàm huyền cũng là sở trường của Lục công tử. Nếu như Lý Mục cũng chọn huyền biện, tạm thời không quan tâm cậu ta có biết huyền học hay không, nếu đối phương cố ý gây khó dễ, cậu ta làm sao có thể thắng được? Còn nếu như cậu ta chọn Hổ Sơn, lúc khó khăn vượt quan, Lục công tử lại vừa gặp người có tâm trợ lực mình tranh biện, chẳng phải là thuận lợi vượt qua ải l3n đỉnh núi trước? Lại nhắc đến bài thi ban đầu, nhìn thì công bằng nhưng không phải ta không tin đệ, mà là ai có thể đảm bảo bài phú mà đệ đưa ra Lục công tử chưa từng đọc nó trước đó chứ?

– Bất công! Bất công!

Hứa Tiết mỉm cười, bất đắc dĩ lắc đầu.

Lục Quang mặt tối sầm lại:

– Ngươi nói vậy là có ý gì? Là đang chất vấn Cao huynh âm thầm tiết lộ đề cho Giản Chi phải không? Lui một vạn bước mà nói, cho dù lúc trước Giản Chi có từng đọc bài phú chỗ Cao huynh thì cũng là do nó bình thường nghe nhiều mà biết rộng. Đã là kiểm tra văn, làm vậy có gì sai? Về phần bất công ở thanh biện thì càng hoang đường hơn. Nếu như Lý Mục may mắn vượt qua hai bài kiểm tra trước mà thua ở bài kiểm tra này thì cũng chỉ trách cậu ta không có tài cán. Huống chi là, chẳng phải Cao huynh đã thiết lập một Hổ sơn quan khác đó à? Cậu ta đều có thể tránh ngắn tìm dài để phân cao thấp với Giản Chi cơ mà.

Hai người tranh luận gay gắt ngay trên đài, bá quan cùng danh sĩ dưới đài cũng thì thầm xì xào bán tán với nhau.

Cao Kiệu chậm rãi đứng lên.

Khi ông đứng lên, bốn phía lại yên tĩnh trở lại.

– Tư Đồ có còn nhớ ngày ta từng mời Tư Đồ huynh cùng tham gia phán xét kết luận không? Bài kiểm tra thứ nhất sử dụng phú, có mời Tư Đồ hỗ trợ giúp ta. Tư Đồ lấy ngày Trùng Dương hôm nay làm đề, làm phú tại chỗ. Lấy tài sáng tác tại chỗ của Tư Đồ để kiểm tra trí nhớ của hai người đó, Tư Đồ nghĩ thấy có được không?

Mọi người đồng loạt tán đồng.

Lúc này Hứa Tiết mới cười hài lòng nói:

– Nếu thế thì ta đây tự bêu xấu mình vậy.

Sau đó lại đảo ánh mắt:

– Nhưng mà bài kiểm tra thứ ba, không biết đệ mời cao nhân nào ra thanh biện? Nếu kẻ đó có lòng thiên vị, ta sợ Lý Mục sẽ bị thiệt thòi.

Cao Kiệu cười nhạt:

– Đương kim danh sĩ huyền học hôm nay đều có mặt ở đây. Nếu như cả hai đều vượt qua bài kiểm tra này, Lục gia chọn một danh sĩ ra đề bài thử Lý Mục, Tư Đồ chọn một danh sĩ ra đề thử Giản Chi, có được không?

Hứa Tiết trầm ngâm một chút.

Bài kiểm tra thứ nhất, ông ta gần như đã có thể kết luận, Lý Mục chắc chắn sẽ bị chậm hơn Lục Giản Chi.

Cao Kiệu dùng cái này làm bài kiểm tra đầu tiên, nhìn như vô ý nhưng nghiền ngẫm kỹ thì lại rất có chỗ đáng để nghiền ngẫm. Lục Giản Chi trời sinh thông minh, thậm chí còn có tài năng xem qua là thuộc. Lý Mục muốn phân cao thấp với Lục Giản Chi ở bài kiểm tra này, e rằng rất khó. Một khi Lý Mục bị chậm trễ mất nhiều thời gian ở bài kiểm tra đầu tiên này thì nhất định sẽ bị mất kiên nhẫn, đợi đến bài kiểm tra thứ hai, Lục Giản Chi đã dẫn trước một bước từ sớm rồi, trong tình huống như thế, dù là cậu ta có tiễn thuật tinh diệu đến mấy cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Mà nếu suy đoán không sai, ở bài kiểm tra cuối cùng, Lục Giản Chi chắc chắn sẽ chọn thanh đàm.

Các danh sĩ huyền học đương thế dự thính hôm nay, trong số đó đương nhiên không thiếu người có quan hệ tốt với mình. Dù là Lục Giản Chi am hiểu đạo lý này, nhưng chỉ cần người kia miệng lưỡi sắc bén, tận lực kéo dài thời gian ở bài kiểm tra này, như vậy dù trước đó Lý Mục có bị tụt sau thì cũng có thể nhân cơ hội mà đuổi theo kịp.

Với võ lực của hắn thuận lợi vượt qua Hổ Sơn, sau đó cạnh tranh thù du với Lục Giản Chi, vấn đề cũng không lớn.

Nói cách khác, sắp xếp như vậy, dù là Lý Mục không thể nào đảm bảo có thể thắng được nhưng ít ra vẫn có cơ hội trong tình huống mình ở thế yếu mà giành giật được chiến thắng trong cuộc thi này.

Hứa Tiết nghĩ xong, miễn cưỡng gật đầu.

– Cứ nghe theo thu xếp của Cao tướng!

Cao Kiệu ngồi lại chỗ ngồi, ánh mắt đảo qua Lục Giản Chi cùng Lý Mục đang đứng ở trong sân.

Lục Giản Chi mặt mày sáng láng đầy tinh thần, đ ĩnh đạc thẳng tắp, rất có phong độ, rất phù hợp với ngoại hình và phong thái của người đàn ông mà mọi người khao khát.

Từ lúc y xuất hiện ở chân núi thì ánh mắt của những người phụ nữ ven đường đều liên tiếp rơi lên trên người y, thậm chí cả nam giới cũng không thiếu những ánh mắt hâm mộ quăng tới.

Mà Lý Mục…

Đó là một thái cực khác.

Trong mắt Cao Kiệu, người hậu bối trầm lặng ít nói hoặc là nói tâm cơ thâm trầm này khiến cho ông nhìn không thấu, thậm chí còn thoáng sinh ra cảm giác bất an khó nói ra thành lời được.

Những ngày này, cảm giác này của Cao Kiệu càng lúc càng mãnh liệt hơn.

Lý Mục giống như một lưỡi kiếm sắc bén giấu trong bao kiếm dày cộm vụng về, một khi nó có cơ hội ra khỏi vỏ, chắc chắn sẽ lấy máu để thử độ sắc bén của nó.

Đây cũng là lần đầu tiên trong cuộc đời Cao Kiệu không nhìn thấu được một người. Cho nên, dù không suy xét sự khác biệt về thân phận thì tận sâu trong đáy lòng ông cũng không muốn gả con gái mình cho người này.

Phùng Vệ tiến lên cười nói:

– Lục công tử, Lý Tướng quân, nếu hai vị không có ý kiến gì thì cuộc thi bắt đầu.

Lục Giản Chi thần sắc trang nghiêm, khom người xác nhận.

Lý Mục mặt không biểu cảm, chỉ khẽ gật đầu.

Phùng Vệ quay sang Hứa Tiết:

– Mời Tư Đồ làm phú.

Mấy tiểu đồng áo xanh nhấc hai cái bàn đến, bày ở trên mảnh đất trống ở giữa đài quan sát. Bên bàn bày sẵn giấy, bút. Sau đó lui xuống.

Hứa Tiết tuy rằng văn chương không quá xuất chúng, nhưng tự sáng tác một bài biền phú dài một ngàn chữ cũng không hề làm khó được ông ta. Ông ta đi đến trước bàn, cuộn ống tay áo, nâng bút, trầm ngâm chỉ chốc lát là múa bút vẩy mực, rất nhanh đã viết ra một bài thu phú ngàn chữ.

Phùng Vệ đọc qua một lần, lên tiếng khen ngợi tài văn chương xong sau đó nói với Lục Giản Chi với Lý Mục:

– Hai vị có thể bắt đầu.

Bốn phía trở nên lặng ngắt như tờ, bên tai chỉ còn lại gió núi thổi qua rừng phát ra những thanh âm thông reo.

Lục Giản Chi tập trung chăm chú nhìn bài thu phú kia, nhắm mắt một lát, khi mở mắt ra đã nhanh chóng trải giấy lấy bút mực nghiên án, trong ánh mắt kinh ngạc cùng tán thưởng của mọi người, nâng bút bắt đầu ghi chép lại.

Lục Quang liếc sang Hứa Tiết ở đối diện, bắt gặp sắc mặt tối tăm của ông ta thì không khỏi thấy đắc ý.

Không ngờ, ngay sau đó, gần như cũng ngay lập tức, Lý Mục bước đến bàn trà khác, bắt đầu cầm bút lên viết rất nhanh.

Người vây xem hiển nhiên là đều bị giật mình, bốn phía nổi lên những tiếng xì xào bàn tán.

Hứa Tiết bắt đầu có tinh thần, nhìn chăm chú vào Lý Mục.

Hai người không hề có bất kỳ sự gián đoạn giữa chừng nào viết một mạch, khi đặt bút xuống cũng gần như là cùng đồng thời.

Phùng Vệ cùng Cao Kiệu mỗi người thẩm định một bài.

Phùng Vệ tuyên bố, Lục Giản Chi ghi chép lại chính xác, đã thông qua.

Y bày ra cho mọi người nhìn. Nét chữ trên giấy uyển chuyển như rồng cuốn, thu hút rất nhiều sự ngưỡng mộ và những tiếng khen ngợi trầm trồ.

Lục Giản Chi quay người dọc theo đường núi chạy như bay đến sân tập bắn thiết lập bài kiểm tra thứ hai.

Cao Kiệu cũng nhanh chóng xem xong bài thi của Lý Mục. Nét chữ khí phách cứng cáp như đá, nhưng với thẩm mỹ của người đương thời thì còn xa mới đạt đến đỉnh cao.

Cao Kiệu ngước mắt lên, ánh mắt rơi vào bóng dáng đang chờ đợi thông qua bài của mình, đ è xuống cảm xúc khó tả trào dâng trong lòng xuống, từ tốn nói:

– Lý Mục có thể sang bài kiểm tra tiếp theo.

– Lý Mục, mau đi mau đi!

Hứa Tiết mừng rỡ, gần như nhảy hẳn ra khỏi chỗ ngồi thúc giục liên hồi.

Lý Mục khom người với Cao Kiệu, xoay người, ngửa đầu nhìn về biển chỉ hướng bài kiểm tra tiếp theo, thở hắt ra, nhanh chân đuổi theo.

Hết chương 16