Xóm Em Có Vong Phải Làm Sao

9.5/10 trên tổng số 2 lượt đánh giá
Tác Giả: Đề Cử
Tình Trạng: Đang Cập Nhật
Lời bình: Ông này viết truyện ma mà ngôn ngữ hài hước lắm, chửi ma như chửi chó luôn, thanh niên cứng của v0z :) Các bác đọc vui cũng được, bảo em chém cũng dc, nhưng cứ cho em ít lời khuyên làm sao c …
Xem Thêm

Chương 9
5h sáng, con đường đê tả sông Hồng mờ đi trong làn sương mỏng hay mưa xuân chẳng rõ, chỉ thấy cỏ dưới chân đẫm nước, nước thấm qua đôi giày vải ướŧ áŧ đến khó chịu…Kệ, mưa nhỏ nhằm nhò gì, nó sải từng bước dài trên vệ cỏ…

Quen rồi, 4 năm nay cứ mỗi cái dịp cuối tuần về quê nó lại lên đê chạy bộ vài ba cây số. Nó thích cái cảnh vật tĩnh mịch pha cái mờ mờ sáng của bình binh ở xa, dảo bước ngắm lại cái miền quê yên bình của nó như để giấu đi những xô bồ của cuộc sống ngoài kia, và đôi khi … là để ngắm gái . Lâu lâu cũng thấy mấy em mới lớn vác giò lên chạy, cơ mà hôm nay mưa móc thế này thì có ma nào chạy. Giờ này mặt người cách dăm mét còn chẳng thấy thì ngắm nghía cái nỗi gì. Nghĩ là thế xong thôi, cắm mặt chạy hoàn thành 4km của ngày hôm nay.

Suýt quên, quê em một xã ven sông Hồng huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc, chính xác là xã Liên Châu. Cảnh vật non nước hùng vĩ thì thì không dám nhưng xét về độ trữ tình thì cũng đáng nên thơ lắm:

Liên Châu quê em đẹp tuyệt vời

Ao tù nước đọng chó tập bơi

Chiều chiều trai gái ra sông tắm

Nhìn cứt trôi sông tưởng ốc nhồi

Nói chung là quê em vẫn còn quê lắm, ao hồ sông nước ruộng mương đủ cả, như bao làng quê Bắc Bộ khác. Tới đây có phấn đấu thành nông thôn mới, tính gắn số nhà như ai, nhưng chắc cũng đại loại kiểu số 123 đường nhà bà Thìn, số 456 đường nhà ông Thông. Đặc sản thì chẳng có gì ngoài girl và gái em đảm bảo luôn, đi khắp cái đất Việt Nam này em cũng sẽ quay về và lấy một em gái quê em.

Tình người thì khỏi phải nói rồi, quê mà, ai cũng chân chất sống tình cảm lắm nhưng vì là nông thôn mới nên lũ trẻ bây giờ hóa trâu gần hết, cũng hơi buồn. Quê em tương đối yên bình nhưng ở đâu cũng vậy thôi người sống không phạm người chết nhưng người chết thì luôn bên cạnh người sống như hai thế giới song song vậy, không gặp không thấy không biết thì coi như không tồn tại, gặp rồi thấy rồi mới biết đâu đó ngoài kia vẫn còn những quy luật, những mối quan hệ , những sự liên quan mà chẳng phải ai cũng biết. Hôm nay em xin để các bác nhìn quê em ở một góc độ khác, một mảnh đất lắm người nhiều ma…

Quay trở lại với ngày bình yên thứ nhất ở quê. Sau vụ tông đít xe bus em tính về quê hẳn nửa tháng với lí do nghỉ ngơi tĩnh dưỡng sau biến cố Nghi Sơn Thanh Hóa, ông bà già e thấy e gầy mòn đen đúa cũng thương nên chẳng phản đối gì lại còn bảo: mày nghỉ ngơi lấy đôi tháng rồi bao giờ khỏe thì xuống Đông Anh phụ việc anh chị rồi kiếm việc sau. Nguyên nhân thực sự thì chỉ có em, thằng Bìu và con Cầm biết. 5h30 phút vừa chạy vừa lết cũng đi dc hơn 2km, lâu không chạy oải thật. Nãy giờ vẫn không thấy ma nào lên chạy, cũng phải, trời mùa này xầm xì mưa bay mới 5h30 thì còn lâu mới sáng.

Đang tự rủa mình ngu ko đỡ được thì thấy đằng xa có bóng người dưới dệ đê, ngẫm là cũng có thanh niên nào hâm ngang mình thôi thì lên chạy cùng tán phét cho đỡ tủi. Cơ mà… Đệt! Bà già các bác ạ, hóa ra bà cụ gánh hàng đi chợ, nhìn cái đôi quang gánh mây đúng kiểu cổ xưa với mủng chuối chín trứng quốc thì hẳn là bà này bán chuối rồi.

Sáng ra đã cồn ruột rồi, chạy lên thở hổn hển đi bộ cùng bà già luôn. Ấn tượng đầu tiên là bà này dáng người nhỏ nhắn, trông rất già mà vẫn còn dẻo dai lắm, lưng còng rạp rồi mà vẫn gánh được hai mủng chuối thế kia, đưa thanh niên hoi này gánh chắc chịu. Bà đi bộ nhanh lắm, như chẳng gánh gì ấy, tầm dăm phút đã bỏ xa em một đoạn, rồi bả dừng lại chỗ cái dốc. Cũng không hẳn là cái dốc ạ, nó chỉ là 1 cái mô nhỏ nhỏ cao tầm nửa mét ngăn giữa mặt đê cũ và mặt đê mới được mở rộng (chẳng rõ dự án gì nhưng họ đổ đất cao gần bằng mặt đê, cái đê mới bây giờ phải to gấp 3 lần cái đê cũ), cõ lẽ gánh hàng nặng bà không qua được, em chạy lại đỡ bả một tay rồi bắt chuyện luôn:

– Đỡ bà chút, cảm ơn con nhé…

– Bà đi đâu mà sớm thế ạ…

-Hôm nay ngày rằm có mấy nải chuối chín bà đi chợ sớm kiếm đồng ra đồng vào.

– Bà đi sớm này thì có ma nào mua, sao bà không nghỉ đến sáng rồi hãy đi

– Có chứ con, đi sớm về sớm mà, với lại bà không ngủ được

…..

Blah blah đủ thứ, công việc, bạn bè, làng xóm. Quên không hỏi bà là bà nào vì em nhìn bà cũng quen quen. Rồi thì chuyện tâm linh, bà già rồi chắc kinh nghiệm cũng dạn dày lắm. Bà bảo người âm cũng sống và làm việc như người âm vậy, có khác là họ chẳng đau ốm bệnh tật gì, trên trần sao thì xuống âm vậy. Bà còn khoe bà ở âm nhiều lắm rồi, dưới đấy cũng nhiều nhà cao tầng như trần vậy, có điều thưa thớt hơn nhiều đất nhà rộng lắm, có bà cụ ở 1 mình ở cái nhà rộng lắm trong vườn chuối ngay dưới dốc kia kìa. Bà vừa đi vừa chỉ hết khu này đến khu khác em cũng chỉ biết vâng vâng cười trừ, chứ bà này nói hệt ông chú hoang tưởng của e(ông này e xin phép ko kể vì toàn truyện ko hay) nhưng vì bà cụ cao tuổi nên ko dám khinh khỉnh gì cả. Chỉ đến khi bà nói 1 câu khiến em chết đứng:

“ À mà hôm qua có con bé nào lạ lắm đến tìm cháu, nó tên Cẩm hay Cầm gì đấy, gớm mới tí tuổi mà đã có đứa theo rồi…”

Cảm thấy như có một cái lạnh gai người chạy khắp cơ thể, lần này thì tạch thật rồi, thằng Bìu còn đang nỗ lực tìm giải pháp, em thì đang chạy trốn mà thế đéo nào nó mò được e nhanh thế. Nhưng tất cả điều đấy em đều đã chuẩn bị tâm lí, cái ngay lúc em hoang mang là bà kia là ai, là người hay là ma. Đơ người một lúc, rồi 1 ý nghĩ lóe lên, dù bà ấy là ai thì cũng phải hỏi cho rõ đã. Nhưng có cố chạy, chạy mãi, dồn hết sức thanh niên mà chạy cũng chẳng kịp bà già 70. Vẫn bước chân dẻo ngoánh ấy bà đi xuống con dốc chợ, cái bóng nhỏ lẩn khuất sau mấy dãy nhà.

Đã gần 6h sáng, lác đác đã có mấy cụ chung niên lên tản bộ, em lủi thủi quay về với vô vàn suy nghĩ đan xen lẫn lộn, thế là tan cả cái bình minh bình yên đầu tiên trên đất mẹ. Lòng lợn tiết canh thêm mấy quai rượu sáng với ông già cũng chẳng làm em vơi nỗi niềm. Cứ thế, cả ngày thẫn thờ nghĩ cách, cũng chẳng ra cái mẹ gì, thôi thì gọi Tám Bìu.

– LÔ! Trình bày đeeeee…

– Dm Bìu ơi anh nghĩ ra cách gì chưa.

– Chưa, đẹt mẹ, từ từ mi cứ xồn xồn sao tau nghĩ dc

– Dm ông nó theo tôi về tận nhà rồi không xồn sao dc, cứu tôi ông ơi

– Răng mi biết hắn về tận nhà mi rồi

– sáng nay ……

Kể hết chuyện sáng nay cho Tám Bìu cũng chỉ mong nó phán cho một câu vững dạ, thế nhưng nó lại làm em càng thêm hoang mang:

– Một là mi gặp ma hai là mi gặp phải bà nào đồng cốt rồi, tau cũng đéo biết đâu mày kiếm có ông thầy nào quanh đấy xin tạm mấy lá bùa bình an đi

….

Dm, ngay cả chỗ dựa tinh thần là lão Bìu mà lão cũng chịu thì còn biết cậy vào ai, thôi ở nhà không đi đâu hết, mong là đất có thổ công nhà có tổ tông các cụ phù hộ cho đứa cháu đen đủi này.

Thế rồi chuyện gì đến cũng phải đến, ngay sáng hôm sau, ngày 16 âm lịch lúc mà mặt trăng lớn nhất cũng là lúc âm khí mạnh nhất. 4h sáng như mọi ngày mẹ em dậy làm hàng( nhà em làm tào phớ nhá, cơ mà ko phải vì thế em là Tào Ka đâu ), bố e cũng dậy phụ theo rồi ra đốt thêm dấm cho đàn lợn, mùa này bắt đầu có muỗi rồi, mà ở quê họ vẫn hay đốt dấm đuổi muỗi nhiều hơn là phun thuốc. Em đang ngủ thì nghe tiếng kêu thất thanh của bố, em vùng dậy, mẹ em cũng chạy ra sân thì thấy bố em chạy từ ngoài vườn vào rồi ngồi gục giữa sân ôm đầu, máu chảy từ trán ướt cả cái áo trắng màu cháo lòng .

Mẹ em vớ tạm cái áo trên mắc ôm đầu bố mong sao cầm được máu, em thì cuống cuồng đi kiếm bông băng, khổ nỗi không có lục tủ thấy mớ khăn xô trắng chắc từ hôm Giỗ ông nội e , e lôi ra băng cho bố.

Dù tay đã dí rất chặt nhưng vết thương sâu quá đứt cả mạch máu cả một mảng lông mày, máu cứ rịn ra chảy vào hốc mắt, còn bố e mặt cứ tái đi nhợt nhạt, thật sự khi ấy e lo đến phát điên, mẹ em gọi các chú sang giúp mà em cứ quát tháo ầm lên. Đặt bố ngồi lên xe chú Giang giữ đằng sau, em phóng một mạch sang nhà bác Thời.

Là người khu vực này thì ai cũng biết bác Thời, 1 bác sĩ giỏi ai ở đây ốm đau gì đều qua nhà bác đầu tiên, ông ấy cũng là bố thằng bạn cùng phòng 3 năm của em, giờ thì nó sang Nhật rồi. Mới 4h sáng mà đã phải đập om xòm cửa nhà người ta, tất nhiên bác Thời ngay sau đấy đưa bố em vào phòng khám chẳng nói chẳng rằng sát trùng vết thương, máu vẫn không ngừng chảy đến khi vết thương được khâu lại, mười mũi không kém. Bố em có lẽ choáng vì mất máu, mắt chỉ lim dim rồi chợp mắt lúc, bấy giờ em cũng yên tâm phần nào.

– Bố mày bị thế nào

– Cháu không biết, cháu chỉ kịp gọi chú Giang là đưa bố cháu sang đây liền có kịp biết gì đâu, thế bố cháu có sao không bác…

– Không bận gì, chỉ rách phần ngoài với 1 ít mạch máu thôi, xương ko rạn sáng đi chiếu chụp nữa cho yên tâm. Thôi để bố mày nghỉ, ra kia uống nước…

Cái số em long đong vướng phải con dở hơi rau muốn luộc kia đã đành để em chịu, sao tai ương còn dồn lên cả gia đình em . Phải chăng nó không làm gì được em thì nó hại người nhà em, cái sợ hãi trở nên quen thuộc đôi lúc thành quý mến mà bây giờ nó trở thành căm hận. Đẹt mẹ, nó muốn chơi, em chơi với nó đến cùng…

15 phút sau thấy bố em lò dò đi từ trong phòng khám ra phòng khách, chỗ em, chú Giang và bác Thời đang ngồi uống nước …

– ông mệt thì cứ nằm đấy ra đây làm gì /Bác Thời nói

– tôi khỏe rồi, nãy chỉ hơi choáng tí

– uh thôi được, ông ngồi đây uống miếng nước, thế bị thế nào mà xém vỡ đầu thế…

– À Tôi ………..

Như lời bố em kể thì lúc bố em ra cây rơm rút rơm vào làm chất đốt hun muỗi chuồng lợn thì chẳng hiểu sao có cục gạch to oạch cỡ 2 viên ghép lại từ ngọn cây rơm rơi xuống , nghe tiếng xoạt xoạt bố e ngẩng lên tránh ra thì chỉ kịp thấy nó rơi ngang mắt trái, đập vào trán rồi bố em choáng quá chỉ biết ôm đầu chạy vào kêu cứu, vì lỡ ngất ra đấy thì ko ai biết.

Mà sáng hôm sau ra xem hiện trường gốc rơm, cục gạch này ko phả cục gạch kép mà là trible plus +++ luôn 3 cục gạch dính với nhau cùng với ít vữa xi măng sắc lẹm cũng may bố em có tránh né không thì… dm con Cầm nhé. Em nghi con đĩ non này làm lắm nên hỏi bố e luôn, xem bố có thấy cái bóng đen bóng trắng hay cái gì bất thường trên cây rơm ko thì… ổng bảo chẳng thấy cái mẹ gì ngoài trăng sáng trắng trên ngọn cây rơm. Gặng hỏi thì … à mà có thấy sột xoạt trên ngọn cây rơm rồi lúc máu chảy vào mắt thì có cái bóng trăng trắng trắng mờ mờ rồi hóa đỏ đỏ, mới đầu bố mày cũng tưởng ma nhưng mà sau nghĩ máu nó chảy vào mắt nên thấy thế… dm nó chứ cái gì nữa.

Ngay hôm sau, em bàn với mẹ bảo nhà mình năm nay có hạn, mẹ con mình đi thầy xem có cách nào giải với xin ít bùa bình an. Sau cái vụ hôm qua mẹ em cũng đồng ý đi ngay, trước giờ em đếu có tin đồng cốt mấy, toàn bịp người nhưng tình thế cấp bách gặp thầy xịn thì tốt gặp thầy dởm thì chịu chứ ngồi một chỗ chẳng giải quyết dc vấn đề gì.

Ông đầu tiên mẹ con em đến là một ông ở Vĩnh Ninh, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc, éo nhớ tên gì nhưng mà từ chỗ em đi theo con đê cấp 1 (gọi là cái bờ đập cũng dc) theo hướng Vĩnh Tường thì nhà ổng ở bên tay phải có cái cổng toàn chữ Tàu, chữ nho hay chữ giun dế gì ko biết. Đi xâu vào trong thì… mẹ, làm thầy cúng giàu kinh khủng khϊếp, 2 quả biệt thự to vật đều là nhà của ông này.

Những người được lộc thì e không rõ nhưng những người luyện đạo thì tuyệt nhiên không thể giàu như thế được, quy tắc là chỉ đủ hoặc khá là cùng, tham lam vô độ dùng đạo để kiếm trác cho bản thân thì không bao giờ sống yên ổn được. Nhà này cả chồng và vợ đều làm thầy cúng, hình như chỉ có bà vợ lên đồng dc, ông chồng chỉ cúng khấn bùa biếc linh tinh thôi. Nghe ổng cúng mà em đéo nhịn dc cười, người đến nhờ cúng có đủ loại, cúng cầu may, cúng khai trương, cúng cầu duyên cho ai cũng dc, cùng khiểu khai tên tuổi như em khấn con Cầm ấy. Khác là ông này có cái điện to vãi đái, có đến cả một cái dãy bậc bàn để cả trăm cái bát hương lớn nhỏ đủ cả, lễ lạt bày la liệt, chẳng biết cúng có ra gì ko.

– Nhân là Phạm Thị Hà

– Không ạ, Phạm Thị Là thầy ơi

– Ừ, Nhân là Phạm Thị Lài

– Là Là ạ…

– Là gì cơ

– LÀ!

– Nhân là Phạm Thị Là. Quê ở ….. muốn xin….. blah blah

Em buồn cười lắm nhưng nhớ hồi nhỏ có bà hàng xóm, bà Dậu Quyết lên đồng, hay nói là ma nhập cũng được, một năm 2 lần, múa mênh hát hò cười nói khắp sân, rồi cứ ngồi chửi hết con này cháu nọ, lắm lúc phán cả irac vs iran em vs thằng Cò(bạn nối khố) đứng sau cười nắc nẻ thế rồi…

– Hai cái thằng oắt kia, mày có biết người dương tát không đau nhưng người âm tát thì đau lắm không?…

Từ đấy về sau riêng chuyện cúng bái đồng cốt, có múa may vớ vẩn thế nào em cũng không dám cười.

Không may cho em là bà đồng vợ ông này đi vắng, nên việc coi số với cho bùa thì ông chồng này làm hết. Tính hỏi ổng có biết làm sao trị ngải vật ngược không nhưng lại thôi, ông này chắc chỉ đọc sách rồi làm theo chứ ko có năng lực gì, nhìn quanh nhà cũng ko thấy cây nào khác ngoài mấy cây sanh cây si cây tùng cảnh. Đợi mẹ lễ xong em đành quanh xe về, hỏi mẹ còn biết nhà thầy nào cao tay hơn thầy này không mẹ bảo có, nhưng thấy nét mặt có vẻ hoài nghi e lại lảng sang chuyện khác.

Mấy bữa sau chuyện xay ra với bố em cũng may không có thêm chuyện gì khác, con khốn nạn có lẽ nó đang hả hê lắm với việc nó đã làm. Em dành thời gian nhiều hơn cho gia đình,bạn bè và hàng xóm. Cũng đúng những ngày này em vô tình biết được khá nhiều chuyện không ngờ đến, cả những thứ xa xưa tìm về, cả những sự thật không ngờ tới, và cả những vị cứu tinh ngay nơi mình sống…

———————

Bình Luận (1)

  1. user
    Minh Duc (2 năm trước) Trả Lời

    Ô ông anh cũng đang ở Nghi Sơn à, giờ ở đây phát triển lắm, sợ đ gì

Thêm Bình Luận