Trong thư mẹ nguyên chủ hỏi thăm cực kỳ kỹ càng tỉ mỉ, như điều kiện ở nông thôn, ở đó có vất vả hay không, hỏi đã quen hay chưa, rồi như thế nào gửi thư về lại chỉ viết một ít nội dung như vậy… sau đó lại nói trong nhà mọi việc đều tốt, bảo cô không cần quan tâm, chờ đến tháng sau có lương thực, phiếu mua hàng phát xuống, bà sẽ lại gửi một phần lại đây cho cô, còn bảo cô nhớ rõ viết thư báo tin bình an cho anh trai, chị gái, vân vân…
Ở nông thôn vất vả không?
Đương nhiên là vất vả, nếu không vất vả, liền sẽ không có nhiều người xuống nông thôn nghĩ trăm phương nghìn kế muốn trở về thành phố như vậy, có chút người cực đoan thậm chí còn tự mình hại mình.
Ở đời trước, cha của Giản Trăn Trăn là ngự y trong Thái Y Viện, ông ngoại cũng là quan nhỏ, nhà cô không phải là hào phú, nhưng lại là nhà quan lại, cho nên từ nhỏ trong sinh hoạt cô cũng chưa bao giờ phải ăn qua khổ. Muốn nói ngày tháng khổ nhất của cô chính là từ sau khi vào Thái Y Viện, bởi vì cô phục vụ cho các vị nương nương trong hậu cung, nên cô phải đóng giữ ở đó, không được tự do thoải mái, nhưng khổ kia chính là khổ về tâm thần, còn điều kiện vật chất cũng không thiếu, mặc kệ là ăn vẫn là dùng, thì tất cả đều là thượng đẳng.
Mà nguyên chủ sinh ra và lớn lên trong thành phố, ba ba làm ở xưởng đường, mụ mụ làm ở xưởng may mặc, anh trai cả tòng quân, anh hai là công nhân, trong nhà tuy rằng nhiều con cái, nhưng điều kiện sinh hoạt cũng không kém, chỉ là rốt cuộc việc xống nông thôn không thể tránh, nên nhà bọn họ xuống nông thôn hai đứa con rồi. Giản Trăn Trăn là đứa con thứ ba xuống nông thôn, chờ đến khi em trai cô tốt nghiệp, cũng muốn xuống nông thôn.
Đối lập lên, trải qua sống ở nông thôn trong khoảng thời gian này là cô, là thời gian gian nan nhất của nguyên chủ trên phương diện vật chất.
Chẳng sợ hiện tại cô đã tới làm ở trạm y tế, nhưng mắt thường có thể nhìn thấy được, tương lại cũng hoàn toàn không nhẹ nhàng chút nào. Cô không phải mãi luôn ngồi trong trạm y tế khám bệnh, mà còn phải đến trong nhà người dân kiểm trra, cũng muốn lên núi đào thảo dược. Những việc này hoàn toàn là dùng sực người, chẳng qua việc này là việc cô cảm thấy hứng thú, nên khi làm sẽ vui vẻ chịu đựng mà thôi.
Một hồi lâu, Giản Trăn Trăn hòa hoãn cảm xúc, bắt đầu kiểm tra đôi giày. Cuối thư mẹ cô có nhắc tới, vì phòng ngừa bị mất nên bà giấu tiền dưới miệng độn giày, để cho cô chú ý lấy.