Dư Chu không đáp mà hỏi ngược lại: "Đệ cảm thấy con người của Hạ Vân Kỳ như thế nào?"
"Đoan chính hữu lễ." Sau khi Cẩm Xuyên nói xong lời này hơi dừng một chút mới bổ sung thêm một câu,
"Không thích nợ ân tình của người khác."
Dư Chu mỉm cười nói: "Không phải chỉ cần hai điểm này cũng đã đủ để trở thành lý do kết giao rồi sao?"
Cẩm Xuyên lại hỏi: "Sau đó thì sao?"
"Quả nhiên người hiểu ta nhất chỉ có thể là phu lang," Dư Chu nhướn mày, sau đó mời chậm rãi nói,
"Cũng có thể bởi vì thấy được một người nguyên bản chỉ cần rèn luyện thân thể nhiều một chút là có thể trở nên khoẻ mạnh cường kiện lại bởi vì lối sống không đúng cách mà làm cho thân thể càng thêm yếu đuối hư nhược cho nên có chút không nhẫn tâm đi."
Nói tới đây hắn dừng lại một lát, cố ý làm vẻ mặt thần bí nói tiếp:
"Tất nhiên những điểm này đều không phải là nguyên nhân chính."
Cẩm Xuyên phối hợp hỏi: "Vậy nguyên nhân chính là gì?"
"Tất nhiên là bởi vì nhìn cậu ta vừa mắt rồi." Dư Chu nói,
"Vả lại trên con đường học tập của ta vừa vặn thiếu một người bạn tốt có thể đồng hành."
Đây cũng chính là vấn đề làm hắn đau đầu đã lâu, với cái chế độ thi khoa cử chết tiệt của thời đại này thì phàm là người muốn đi lên con đường khoa cử đều không thể chỉ đơn độc tiến về phía trước, bởi vì ngay tại ngưỡng thi huyện đầu tiên đã cần có tới bốn người dân trong thôn cùng với một tú tài đứng ra tiến cử, còn phải trao đổi kí giấy đảm bảo với hai thí sinh tham gia thi cử khác, trong lúc thi cử chỉ cần có một người trong số đó gian lận thì cả ba người đều sẽ bị liên lụy theo.
Mức độ nghiêm trọng gần như có thể so sánh với điều lệ khoa cử trong thời Minh Thanh mà Dư Chu từng được biết tới, có điều may mắn là chế độ tại nơi này vẫn bớt nghiêm khắc hơn một chút, chế độ khoa cử thời Minh Thanh yêu cầu có năm thí sinh đồng thời trao đổi kí kết giấy đảm bảo lẫn nhau mà nơi này chỉ cần ba người mà thôi, ở nơi này có một ưu điểm lớn đó chính là chỉ thi vấn đáp chứ không thi văn bát cổ.
Nếu không chỉ cần một hạng mục văn bát cổ cũng đủ để hắn buông tha tại chỗ rồi.
Ngay từ đầu Cẩm Xuyên đã biết chuyện Dư Chu đang tìm kiếm những người đọc sách hợp mắt hợp nhân duyên để kết giao, thế nhưng cậu vẫn có chút khó hiểu hỏi,
"Nhìn cách nói chuyện cùng ăn mặc của Hạ công tử thì có thể đoán được là người từ nhỏ đã được tiên sinh hướng dẫn chỉ bảo, người như vậy sẽ có khả năng đến tận bây giờ cũng chưa từng thi cử lấy công danh hay sao?"
"Mặc dù ta cũng chưa tìm hiểu thử nhưng có thể đoán được với trình độ học vấn của Hạ huynh thì không phải vấn đề lớn." Dư Chu nhìn thẳng vào ánh mắt chứa đầy nghi hoặc của Cẩm Xuyên giải thích thêm,
"Thế nhưng đệ quên mất rồi sao, chỉ riêng kì thi huyện thì đã phải tham gia năm đợt thi liên tiếp rồi."
Vừa rồi Cẩm Xuyên đang bận suy nghĩ tới chuyện khác nên có chút thất thần, bây giờ nghe Dư Chu nhắc nhở liền có thể hiểu được nguyên do,
"Với tình trạng sức khoẻ hiện tại của Hạ công tử mà muốn tham gia năm đợt thi liên tiếp thì đúng là có chút khó khăn."
Hiện tại Dư Chu không quan tâm sức khoẻ của Hạ Vân Kỳ như thế nào, thứ làm hắn hiếu kì là tại vì sao vừa rồi Cẩm Xuyên lại không nghĩ tới điểm này, với tính cách tỉ mỉ của Cẩm Xuyên thì không nên bỏ qua điểm này mới phải chứ, vậy nên hắn liền hỏi:
"Vừa rồi có phải đệ đang suy nghĩ tới chuyện khác không?"
"Ừm" Cẩm Xuyên liếc Dư Chu một cái,
"Ta còn đang nghĩ không biết khi xưa phu quân cứu ta rồi còn cho ta ở lại có phải cũng bởi vì nhìn ta hợp mắt hay không?"
"Không phải." Dư Chu không chút nghĩ ngợi đáp.
Cẩm Xuyên với Dư Chu đã thành hôn một khoảng thời gian dài, về chuyện khi đó tại sao Dư Chu lại cứu mình thì trong lòng cậu cũng tự có cậu trả lời từ lâu, bây giờ nhắc lại chuyện này chẳng qua cũng chỉ vì muốn xác nhận một chút suy nghĩ trong lòng mình mà thôi, nào biết Dư Chu sẽ nói thẳng ra là không phải như vậy.
Phủ nhận một cách dứt khoát khiến cậu sững sờ tới đứng đơ người tại chỗ, quên luôn cả chuyện đi đường.
Dư Chu niết nhẹ bàn tay đang nắm trong tay kéo Cẩm Xuyên tiếp tục đi về phía trước, trêu ghẹo nói:
"Khi đó giữ đệ lại trong nhà ấy mà, chính là vì thấy sắc nổi ý đồ đó!"
Trái tim đang lơ lửng của Cẩm Xuyên rốt cuộc cũng có thể chạm đất, làm bộ dáng muốn giãy giụa rút tay trở về, nhỏ giọng nói,
"Huynh... ăn nói linh tinh gì đấy hả."
Đổi lấy Dư Chu một trận ha hả cười lớn.
Lúc hai người về đến nhà, việc đầu tiền làm là đi tới nhà họ Trần ở cách vách nói với Trần đại nương một tiếng rằng hai người đã trở về nên không cần trông nhà giúp họ nữa.
Trần đại nương đang ngồi dưới gốc cây trước sân nhà thấy hai người tiến vào liền cười dịu dàng thuận miệng hỏi:
"Hôm nay hai người các ngươi đi ra ngoài lâu như vậy cũng chỉ vì hái chút quả hồng này đấy hả?"
Dư Chu đáp: "Còn có chuyện khác cần làm."
Nói xong hắn lại chọn ra vài quả hồng chín mềm đặt bên cạnh Trần đại nương.
Trần đại nương thấy số hồng bên trong sọt đeo của hắn chỉ có tầng trên cùng là đã chín mềm, một tầng bên dưới vừa nhìn màu sắc là có thể đoán được vẫn còn rất cứng rắn, liền nói:
"Phía sau núi cũng có một rừng hồng nhỏ không thuộc về nhà nào cả, nếu các ngươi muốn ăn thì qua đó hái là được rồi chứ mấy trái cứng xanh như thế này về để trong nhà đợi chín thì cũng sao ngon được bằng quả chín cây cơ chứ."
Dư Chu nói: "Lần này là do hai chúng ta cố ý hái những quả hồng xanh này về để làm bánh hồng ấy mà"
Hai mắt Trần đại nương loé sáng, chầm chậm ngồi thẳng người lên nhưng ánh mắt lại nhìn chăm chú lên trên người Cẩm Xuyên,
"Ngươi còn biết làm bánh hồng nữa?"
Từ lúc Dư Châu và Cẩm Xuyên đi hái lá chè thì đã từng thảo luận qua về vấn đề này, vậy nên sau khi nghe được câu hỏi của Trần đại nương thì Cẩm Xuyên chỉ khẽ liếc nhìn Dư Chu một cái sau đó mới gật đầu xác nhận,
"Trước đây từng được thấy người ta làm qua, có điều liệu có thành công hay không thì vẫn chưa xác định."
Cái liếc mắt này của cậu trong mắt người khác chính là đang xin ý kiến Dư Chu xem có nên nói ra hay không.
Qủa nhiên là Trần đại nương cũng nghĩ như vậy, bà cười nói:
"Nếu mà thành công thì bà già này đúng là phải mặt dày qua xin mấy cái về thưởng thức rồi."
Dư Chu tiếp lời đáp: "Nếu thật sự làm ra được thì nhất định sẽ tặng cho ngài một ít để thưởng thức, vả lại lúc này quả hồng cũng mới bắt đầu chín, nếu như lần này chúng ta có thể thành công thì sẽ gọi thêm Trần Phong tới sau núi hái thêm một ít nữa về, hai nhà chúng ta lại làm thêm một ít để ăn."
Ý trong lời nói này của hắn chính là định đem phương pháp làm bánh hồng dạy lại cho người nhà họ Trần.
Trần đại nương nghe ra ý tứ trong lời hắn, vội vàng nói:
"Như vậy sao được chứ"
"Cũng không phải chuyện gì lớn" Dư Chu nói.
Hiện tại đối với hắn và Cẩm Xuyên mà nói thì ngoại trừ việc đọc sách ra thì lá trà mới là phương pháp kiếm tiền chính của hai người họ, trước khi Dư Chu lấy được công danh thì không chỉ có kĩ thuật sao trà mà ngay cả chuyện hai người bọn họ đang sao trà cũng sẽ được giữ kín, kiên quyết không tiết lộ ra ngoài.
Còn những thứ khác ví dụ như phương pháp làm bánh hồng hay kĩ thuật thêu thùa của Cẩm Xuyên cũng đều không phải vấn đề lớn, với những người có quan hệ gần gũi thân thiết như nhà họ Trần thì chỉ cần họ muốn học Dư Chu cùng với Cẩm Xuyên đều cảm thấy có thể dạy lại.
Với lại cách làm bánh hồng cũng không có bao nhiêu hàm lượng kĩ thuật, hai nhà lại ở ngay sát vách nên chỉ cần người nhà họ Trần hơi để tâm một chút là có thể đoán được cách làm bánh hồng như thế nào thôi.
Trần đại nương im lặng cân nhắc thật lâu mới cười nói:
"Vậy ta đợi tin tốt từ hai đứa."
Sau khi Dư Chu và Cẩm Xuyên trở về nhà chuyện đầu tiên cần làm chính là chọn những quả hồng đã chín nẫu ra, những quả hồng vẫn còn cứng rắn được đổ vào trong chiếc chậu lớn mang đi rửa sạch sẽ.
Rửa sạch những bụi bẩn bám trên quả hồng đi lại dùng khăn mềm lau khô từng quả một, sau đó chính là bước tốn thời gian nhất trong quá trình làm bánh hồng, đó chính là tỉ mỉ gọt sạch lớp vỏ bên ngoài của quả hồng.
Hai người Dư Chu và Cẩm Xuyên tốn hơn nửa canh giờ mới gọt sạch vỏ của số hồng trên trong sọt đeo hôm nay mới mang về.
Tiếp đó Cẩm Xuyên tìm vài sợi dây gai dài mảnh tới cột chặt lấy cuống quả được cố ý giữ lại lúc hái quả hồng, cách khoảng ba tấc lại buộc một quả hồng khác, sau khi buộc xong thì mang ra treo ở bên ngoài hiên liền có thể hoàn thành dáng vẻ hồng treo đầu tiên.
Một mảnh vàng rực rỡ làm người xem thích mắt.
Vỏ hồng sau khi gọt cũng sẽ không bị vứt đi mà đều được để bên trong chiếc mẹt mang đi phơi khô, sau này lúc ủ lên sương cho bánh hồng sẽ cần phải dùng tới.
Thời gian một ngày nghỉ Dư Chu không chỉ đi tới núi Thanh Nham dò xét địa hình mà còn làm quen được thêm một vị bằng hữu, buổi chiều về tới nhà lại làm xong thêm một sọt hồng treo, có thể nói là thu hoạch phong phú.
Ngày tiếp theo Dư Chu lại quay trở về với thời gian biểu trước đó, mỗi ngày đúng giờ tới nhà Văn tiên sinh điểm danh.
Chỉ là sau một chuyến đi tới núi Thanh Nham, bài thơ Dư Chu làm vào ngày hôm sau không khỏi khiến Văn tiên sinh nhướn mày hỏi:
"Ngươi đã nhìn thấy những gì ở trên núi Thanh Nham ngày hôm qua thế hả?"
"Phong cảnh trên núi Thanh Nham vừa tú lệ lại vừa hiểm trở, sau khi học sinh đi tới đó một chuyến không chỉ được mở mang tầm mắt mà ngay cả cõi lòng cũng có sự đề cao nhất định."
Dư Chu lại đem tất cả những thứ mình thấy được trong cả đoạn đường dưới chân núi lên tới trên đỉnh núi kể lại cho Văn tiên sinh nghe một lần.
Văn tiên sinh vừa nghe vừa gật đầu, vẻ mặt cực kì hài lòng.
Thậm chí đến khúc cuối cùng còn có chút tiếc hận nói:
"Lẽ ra hôm qua nên để Ôn Lương đi cùng ngươi một chuyến mới đúng."
Dư Chu:...
Mặc dù hôm qua hắn đi tới đó là để dò xét địa hình thế nhưng với hắn mà nói cũng chính là một chuyến đi du lãm trời thu cùng với Cẩm Xuyên nhà hắn đó, nếu như mà mang theo cả cái bóng đèn Ôn Lương kia thì sẽ không còn tuyệt diệu như thế nữa.
Dù cho ngày hôm qua lúc đi xuống núi thì hai người họ cũng gặp phải Hạ Vân Kỳ, thế giới hai người vẫn bị phá vỡ thế nhưng ít nhất lúc bắt đầu đã được trải qua thế giới hai người rồi.
Nghĩ tới Hạ Vân Kỳ Dư Chu lại hỏi:
"Đúng rồi, không biết tiên sinh đã từng nghe qua người có tên gọi là Hạ Vân Kỳ, cũng là người của trấn chúng ta."
"Con trai út của Hạ gia tại phố Đào Khê phía đông thị trấn," Văn tiên sinh có chút kinh ngạc nói,
"Sao ngươi lại quen biết với cậu ta?"
Dư Chu nói: "Hôm qua lúc ta đi tới núi Thanh Nham thì gặp được cậu ta trên đường lên núi."
Văn tiên sinh nghe vậy càng thêm khó hiểu,
"Nghe nói con trai út nhà họ Hạ từ nhỏ đã thông minh lanh lợi thế nhưng thân thể lại hư nhược ốm yếu nhiều bệnh, ngay cả cửa nhà cũng ít khi ra khỏi, sao ngươi có thể gặp được cậu ta ở nơi đó cơ chứ? Liệu có phải kẻ nào khác giả mạo báo ra danh hiệu..."
Văn tiên sinh cảm thấy đây không phải là hành vi người đọc sách sẽ làm ra cho nên nửa phía sau mới không nói hết ra.
"Thế nhược nhiều bệnh à, vậy thì đúng là cậu ta rồi." Dư Chu nói,
"Năm nay cậu ta cũng muốn tham gia hội Đăng cao nên mới đến đó thử trước xem bản thân có leo lêи đỉиɦ núi Thanh Nham được hay không."
Văn tiên sinh nói:
"Nghe nói mặc dù thân thể Hạ Vân Kỳ ốm yếu không thể tham gia được khoa cử thế nhưng lại cực kì yêu thích đọc sách làm thơ, hiểu rộng biết nhiều, kiến thức uyên bác, mà Hạ gia lại nhiều đời có người thi đỗ tiến sĩ cùng với cử nhân, thậm chí thúc tổ phụ của cậu ta còn từng đỗ đạt thám hoa, ngươi có thể kết giao với cậu ta cũng được coi là một điều may mắn."
Dư Chu có thể đoán được điều kiện gia đình Hạ Vân Kỳ khá tốt nhưng cũng không ngờ lại là một thư hương thế gia.
Văn tiên sinh thấy vẻ mặt khác lạ của hắn liền hỏi:
"Có còn chuyện gì nữa không?"
"Vẫn còn một chuyện cuối cùng," Dư Chu cắt đứt suy nghĩ trong đầu nói,
"Là chuyện liên quan tới Ôn Lương."
Văn tiên sinh thấy hắn nhắc tới Dư Ôn Lương vẻ mặt liền nghiêm túc hơn nhiều, ngay cả lưng cũng được ưỡn thẳng thêm một chút,
"Ngươi nói đi."
"Trước đây ta nghe nói ngài tính để Ôn Lương qua mười năm tuổi rồi hẵng tham gia thi huyện, như vậy thì sẽ chậm mất một năm so với ta," Dư Chu nói,
"Kì thực ta cảm thấy với kiến thức hiện tại của Ôn Lương thì hai năm sau đã có thể đi thi được rồi, vả lại dù có không trúng tuyển thì cũng có thể coi như đi thích ứng với hoàn cảnh trước một bước."
Văn tiên sinh thấy chuyện hắn muốn nói chính là vấn đề này thì không khỏi thở phào một hơi,
"Trước đây ta có ý đợi nó qua mười năm tuổi rồi hẵng tham gia thi huyện là bởi vì thấy tuổi nó còn nhỏ mà bên cạnh lại không có người kết bạn đi thi cùng nên mới nghĩ tới đợi nó hiểu chuyện thêm một chút rồi tính tiếp. Từ sau khi ngươi bái ta làm tiên sinh, lại nhìn ngươi tiến bộ nhanh chóng trong khoảng thời gian này thì thật ra ta cũng đang suy nghĩ xem có nên để nó tham gia thi huyện cùng đợt với ngươi luôn hay không."
Dư Chu nói: "Tham gia cùng một đợt hai ta liền có thể kí giấy đảm bảo cho nhau, như vậy cũng không cần lo lắng có người gian lận để rồi bị liên lụy nữa."
Hiển nhiên là Văn tiên sinh cũng có suy nghĩ này, chỉ là nghe Dư Chu nói thẳng ra như vậy lại cảm thấy không được hay cho lắm liền nhanh chóng đuổi người đi,
"Ngươi cho rằng thi huyện là chỗ nào chứ hả, có bao nhiêu người dám gian lận cơ chứ, đi, đi, đi mau, ngươi mau đi trở về đi, chút nữa ta còn phải dạy người khác viết chữ nữa."
Nghe giọng điệu của ông thì Dư Chu có thể khẳng định chuyện hai năm sau Dư Ôn Lương sẽ tham gia kì thi huyện cùng với mình, vậy nên cũng hành lễ với ông một cái rồi nhún nhún vai rời đi.
Trước khi đến hội Đăng cao mùng chín tháng chín thì còn có một ngày lễ khác chính là tết đoàn viên hay còn gọi tết trung thu.
Mặc dù nhà Dư Chu và Cẩm Xuyên chỉ có hai người nhưng đối với hai người họ mà nói đều là cảnh trải qua nhiều năm mới lại có được một mái nhà riêng cho chính mình, vậy nên vừa tới gần giữa tháng tám thì hai người đã bắt đầu cho công tác chuẩn bị rồi.
Người dịch: Hana_Nguyen