Chương 88: Hướng về phía bắc

Giang Kiều rất nghe lời, trực tiếp đeo mộc bài lên cổ, bất kể có tác dụng hay không thì cũng vì nó là Trầm Hương, đáng để cô đeo.

Buổi chiều, Giang Kiều và ông cụ Kiều Kiệt tạm biệt đám người Cố Hàn Đình, vội vàng mang theo dược liệu trở về.

Trên đường đi, ông cụ Kiều Kiệt còn chưa yên tâm dặn dò đi dặn dò lại mới chụi.

"Cháu gái, chợ đen là địa phương hỗn tạp, cháu cũng không được đi nữa. Một khi bị bắt, cháu là một cô bé sẽ làm như thế nào?"

Giang Kiều trong lòng thầm cười, cảm thấy ông nội cô thật ra cho rằng những thứ mà cô mang về đều là mua từ chợ đen, nhưng cô lại thích một sự hiểu lầm đẹp đẽ như vậy.

Cô vẻ mặt nghiêm túc nói: "Ông Nội yên tâm! Cháu không tự mình đến đó mà nhờ bạn bè mua giúp. Họ đều mua theo nhóm để không thu hút sự chú ý của ai, về sau cháu cố gắng sẽ không đi, ông nội ở nhà nhớ chăm sóc bản thân, chờ cháu trở về."

Trước khi tan làm, Giang Kiều gửi điện tín cho ba mẹ, ông cụ Kiều Kiệt đến tổ dân phố xin thư giới thiệu cho Giang Kiều, lý do là đứa nhỏ ra ngoài tìm cha mẹ.

Ông cụ Kiều Kiệt thật bất đắc dĩ, khi để cháu gái một mình đi xa như vậy, nếu đã không thể ngăn cháu gái không đi, ông cụ sáng sớm đã tất bật chuẩn bị rất nhiều đồ ăn và tiền bạc cho Giang Kiều.

Giang Kiều không cần tiền, trong túi cô có rất nhiều tiền, nếu cô cầm hết tiền của ông cụ đi, ông cụ ở nhà lấy gì tiêu?

Tuy nhiên, Giang Kiều vẫn cảm thấy rất ấm áp trước tình cảm quan tâm của ông cụ. Nói đến, hai ông cháu sống chung chưa được bao lâu, lần này cô thậm chí còn tìm lại người thân ruột thịt của mình, nhưng ông cụ Kiều Kiệt vẫn đối cô trước sau như một, cũng không vì cô nhận lại người thân mà cư sử khác thường, một trái tim trí tuệ như vậy không phải ai cũng có thể làm được.

"Ông nội, ông nhớ kỹ, trong nhà đủ lương thực đồ ăn ông đừng luyến tiếc ăn, cháu sẽ cố gắng về sớm nhất có thể, có chuyện gì thì đợi cháu về rồi cùng nhau giải quyết, đừng vì người khác mà sinh ra bực tức…”

Kiều Kiệt lưu luyến tiễn đứa cháu gái nhỏ của mình đi. Khi trở về đến nhà, ông cảm thấy trống rỗng, dù hai ông cháu sống ở hai cái phòng riêng biệt, nhưng họ luôn ăn cơm nói chuyện cùng nhau. Ông cụ đã thích nghi cuộc sống bên cạnh có đứa nhỏ, hiện tại đứa nhỏ đi rồi, còn không biết khi nào mới quay trở lại, ông cụ thật không có tâm trạng mà ăn uống.

Giang Kiều ngồi trên xe lửa, tâm trạng cũng không khá hơn chút nào, tàu chạy rất chậm, lại ngồi ghế cứng, ngồi lâu thắt lưng cô chịu không nổi.

Nhưng khi nhìn thấy hành khách vui vẻ trò chuyện trên xe, cô lại cảm thấy mình có chút làm kiêu. Họ không hề mệt mỏi, vậy tại sao cô lại cảm thấy mệt mỏi?

Nhớ năm đó cô nằm úp sấp băng thiên tuyết địa, mấy tiếng đồng hồ nhưng lại không cảm thấy gì khó chịu, chẳng lẽ đời này cô không còn khỏe như trước nữa?

Có lẽ là do nội tâm suy nghĩ, cô tự nhiên không để ý đến việc này nữa. Cô đang nghĩ đến vị trí ba mẹ mình đang ở.

Lúc đó cô không nói nhiều với Cố Hàn Đình, nhưng là người từng đến đó, cô không nghĩ nơi đó là nơi an toàn, vẫn là phía bắc biên cương, nếu chiến tranh nổ ra, ba cô chính là đội quân tiên phong của cuộc chiến.

Nhưng với tư cách là một người lính đã từng chiến đấu, cô cảm thấy người ba ba tiện nghi là một người quân nhân, bảo vệ quốc gia an toàn, bảo hộ quê hương yên bình, đó quang vinh cũng là sứ mệnh của hắn.

Nói đến đây, cô cũng cảm thấy mình khá mâu thuẫn, thầm cười khổ. Năm đó không màng phản đối, cô cũng dấn thân vào con đường bảo vệ quê hương đất nước sao?

Bây giờ là thời đại hòa bình vì sao cứ phải lo lắng vô cớ? Biết đâu mọi chuyện đều bình an vô sự đâu. Giang Kiều đi xe lửa một mình, tuy giữ thái độ lạnh lùng với người khác nhưng vẫn thu hút sự chú ý của những người xung quanh.

Đối diện cô là một hai mẹ con, dường như cuộc sống ở nhà cũng không khá giả. Ngồi bên cạnh hai mẹ con là một bà cụ, mặc quần áo tuy rằng vá víu, nhưng sắc mặt cùng với bàn tay của bà ta... Giang Kiều cứ cảm thấy có gì đó không hợp lý.

Lẽ ra ăn mặc bần cùng như vậy, tay và mặt bà ta phải rất thô sần. Một bà cụ ở nông thôn cũng không phải cô chưa từng thấy qua.

Nhưng tại sao người này lại ăn mặc bất đồng như vậy? Thật ra chuyện này không liên quan gì đến cô, chỉ ngồi chung một chuyến xe, nên Giang Kiều cũng không đi sâu tìm hiểu, miễn là không cản trở gây phiền toái cho cô là được.

Từ cuộc trò chuyện giữa bà cụ và người phụ nữ, có vẻ như họ không phải là một gia đình. Người phụ nữ đang đưa đứa trẻ đi thăm người thân. Nghe người phụ nữa nói chuyện, thì cha đứa nhỏ cũng là quân nhân, đóng quân ở đâu, Giang Kiều cũng không thấy đối phương nói đến.

Về phần chàng trai bên cạnh cô, khoác trên người bộ quân trang bạc màu, tính cách còn khá nhiệt tình.

Nghe Giang Kiều nói ngồi xe lửa một mình là đi gặp cha mẹ. Mọi người đều khâm phục cô gái nhỏ, đồng thời đối với cô cũng rất chiếu cố.

Đặc biệt là chàng trai trẻ bên cạnh, luôn muốn giúp đỡ Giang Kiều những việc như lấy nước và thức ăn, nhưng Giang Kiều cố gắng không làm phiền người khác.