Chương 50: Anh trai tốt nhất thế giới

Yến Chử giống như một người trẻ tuổi mới bước vào xã hội, tâm trạng vô cùng thấp thỏm, anh sờ chóp mũi: "Ông ơi, hay là thế này đi, cháu sẽ ở lại trong thôn mấy ngày. Cơn mưa này có lẽ sẽ không tạnh đâu".

"Cháu chỉ muốn tới đây để chụp mặt trời mọc thôi, thôn của mọi người ở xa quá, leo núi thôi mà cháu đã mất hết hai tiếng đồng hồ rồi, thật sự là không muốn xuống núi và chờ ngày thời tiết tốt rồi lại trở lên. Ông yên tâm, cháu có mang theo tiền. Dù sao trước khi ra ngoài cháu đã thông báo với ba mẹ cháu rằng đến thôn của mọi người tìm hiểu phong tục. Không biết khi nào trở về, nhưng họ sẽ không lo lắng đâu".

Yến Chử giơ máy ảnh treo trước cổ ra, dáng vẻ như một tên ngốc nghếch lắm tiền.

"Cũng được thôi, nhưng mà người dân ở thôn chúng tôi không thích bị chụp ảnh. Cậu muốn chụp mặt trời mọc thì cứ chờ thời tiết tốt rồi đến đỉnh núi chụp, không được phép chơi thứ đó ở trong thôn, nếu bị phát hiện cậu cũng sẽ bị đuổi khỏi thôn".

Ông lão tươi cười, nông dân có cách trông thời tiết của riêng họ. Nhìn thời tiết hôm nay, mưa to thêm hai ba ngày nữa cũng không thành vấn đề. Cho nên cộng thêm tiền anh, ông lão sẽ lập tức thu vào hơn bốn năm trăm đồng.

"Dạ!".

Yến Chử đáp lại, đi theo ông lão về phía ngôi nhà của ông ta. Trước khi đi khỏi, anh đưa mắt nhìn bia đá lớn ở cửa thôn. Phía trên viết ba chữ cái to đùng "Thôn Ngũ Đức", rõ ràng là màu đen, nhưng vào ngày tiết trời hơi u ám lại lộ ra một tia sáng đỏ le lói.

Ngũ Đức - trung, hiếu, lễ, nghĩa, nhân.

Buồn cười!

---

"Lão Căn Đầu, chàng trai trẻ vừa mới tới ở nhà ông có ổn không đó?”.

Trong khoảng sân lớn lát gạch xanh xám sang trọng nhất trong thôn, mấy ông lão và thanh niên của thôn ngồi lại với nhau, vẻ mặt có phần nghiêm túc.

“Ngoại trừ lúc ăn cơm, cả tối cũng chưa hề bước ra ngoài, tôi vẫn luôn nhìn chằm chằm cậu ấy đây.” Lão Căn Đầu cũng chính là ông lão mà Yến Chử đã gặp lúc mới tới thôn, nói với người đàn ông trung niên đang ngồi đối diện ông lão.

“Ừa, ông để ý kỹ vào. Mấy ngày nay không biết là thời tiết hay sao đó, mí mắt của tôi cứ luôn giật giật, tôi cảm thấy không yên”. Người đàn ông trung niên là trưởng thôn của thôn Ngũ Đức, Lâm Hữu Đức. Ông ta xoa trán, vẻ mặt tràn ngập u sầu và nói.

Vóc dáng của ông vô cùng cường tráng, cao mét chín, toàn thân nổi đầy mụn thịt, vẻ mặt dữ tợn, thoạt nhìn không phải là người dễ trêu chọc. Ở trong thôn này, ông ta không chỉ là trưởng thôn, còn là đại ca trong thôn. Thanh niên trong thôn nghe ông ta như Thiên Lôi sai đâu đánh đó. Cũng nhờ có ông ta mà người của các thôn khác trên đỉnh núi không dám tranh giành với họ, lúc phân chia núi rừng họ cũng chia được rất nhiều lợi thế. Cho nên uy tín của Lâm Hữu Đức ở trong thôn vô cùng cao, không kém gì các trưởng lão trong tộc.

“Anh, chẳng lẽ anh bị con nhỏ kia làm cho sợ hãi rồi à?”.

Người khác sợ Lâm Hữu Đức, nhưng em trai ruột thịt của Lâm Hữu Đức thì không cần phải sợ ông ta. Dáng vẻ của Lâm Hữu Tài và anh trai của gã hoàn toàn không giống anh em cùng một mẹ sinh ra. Vóc dáng của gã vô cùng gầy gò, đường đường là một người đàn ông trưởng thành mà cũng chỉ miễn cưỡng cao khoảng mét sáu, mỏ chuột tai khỉ, mặt mũi thô tục.

Ở trong thôn này, Lâm Hữu Đức là đại ca, Lâm Hữu Tài chính là nhị ca. Hai anh em họ là anh em song sinh, có lẽ Lâm Hữu Đức đã hấp thụ quá nhiều chất dinh dưỡng từ trong bụng mẹ, cho nên lúc Lâm Hữu Tài còn nhỏ nhiều lần suýt nữa thì không thể sống sót.

Bà lão nhà họ Lâm thường xuyên nói với con trai cả, đây là ông ta mắc nợ em trai ông ta, sau này ông ta nhất định phải chăm sóc em trai đàng hoàng. Lâm Hữu Đức rất nghe lời mẹ, quả nhiên hết sức yêu thương em trai, không ai có thể vượt qua em trai Lâm Hữu Tài. Lúc này bị em trai chế nhạo, Lâm Hữu Đức hoàn toàn không có tức giận.

“Hừ, con nhỏ đó mà lại làm tao sợ à? Cũng do nó quá không biết điều thôi, ba thằng con trai nhà ông Trương đều đã ngủ với nó, sao tới lượt ông đây thì đếch được? Còn dám đánh ông đây, đm!”

Lâm Hữu Đức nhổ một bãi nước bọt sang một bên, sờ vết thương đã rớt vảy trên mặt chưa được bao lâu, còn lưu lại dấu vết trắng trắng, nhớ lại những gì xảy ra ngày hôm đó. Thôn của họ khá nghèo, những cô gái thôn khác không muốn gả tới đây.

Tuy nhiên, thế hệ trước trong thôn lại bảo thủ, không muốn cho con trai con dâu nhà mình đi ra ngoài làm ăn, sợ họ đi rồi sẽ không bao giờ trở lại nữa, không ai chăm sóc lúc tuổi già. Dần dà xuất thân của những người con dâu trong thôn không còn là gả cưới bình thường nữa, thay vào đó họ mua con dâu thông qua những kẻ buôn người bên ngoài.