Chương 44

Cá là vật hiếm ở trấn Tái Khẩu, ông Cố sống nhiều năm như vậy lần đầu tiên ăn cá, cũng không biết nên gắp thế nào.

"Khi ăn phải cẩn thận một chút, trước tiên phải gắp xương cá ra, giống như vậy." Cố Xuyên làm mẫu, cá chủ yếu dùng để nấu canh. Bởi vì nấu đủ lâu, gia vị cũng cho đầy đủ, nên hiện tại thịt cá đã thơm ngon.

Ông Cố ăn miếng đầu tiên rất cẩn thận, ngay cả thịt cá ở trong miệng cũng không nếm ra có hương vị gì. Nhưng điều này cũng không ảnh hưởng đến tâm trạng tốt của ông. Cuộc sống như vậy xem như rơi vào ổ phúc, trước đây ông chưa bao giờ dám nghĩ đến.

"Con cũng đừng quá nghe lời thầy thuốc kia mà mua đậu hủ rồi cá về nhà. Ai mà không biết những thứ đó đắt tiền chứ? Sức khỏe của cha rất tốt, không giống như những lão gia giàu có đó. Cha không cần ăn những thứ đắt tiền như vậy." Nếu có thể, ông thậm chí cũng không muốn uống những thứ thuốc đó. Nhưng lại sợ không uống thuốc thì không khỏe lại, không thể xuống giường đi lại.

"Chỉ ăn ba tháng thôi. Cha cứ yên tâm, ăn không nghèo con trai đâu." Cố Xuyên hiếm khi nói đùa hai câu, cũng không phải cuộc sống như trước đây ước gì một đồng bẻ thành hai nửa mà tiêu.

Bây giờ có tiền thì khác, trước đây thằng hai không biết nói đùa. Lúc nào nói chuyện đều nói thẳng, thậm chí có thể không mở miệng thì không mở miệng. Nhưng như vậy cũng tốt, ít nhất không cần lo lắng nó chịu thiệt ở bên ngoài.

Mặc dù hiện tại con trai có tiền, cũng sẵn sàng tiêu tiền cho ông. Nhưng ông Cố lại không thể yên tâm thoải mái chấp nhận, luôn cảm thấy thật lãng phí khi cho một ông già tồi tệ như ông ăn thứ tốt như vậy, còn không bằng tiết kiệm cho cháu trai.

Tuy nhiên, hiện tại ông Cố không thể lay chuyển được con trai mình. Mỗi ngày không phải cá, đậu hủ, trứng gà thì là xương sườn, giò heo, thịt gà. Ngay cả rau ông ăn cũng không phải là rau dại khô, mà là cải trắng tươi và rau hẹ. Ngay từ đầu ông không nỡ ăn, nhưng cuối cùng cố gắng ăn, ăn bao nhiêu cũng được. Không biết tại sao thằng hai lại trở nên để ý như vậy. Bây giờ vậy mà không ăn đồ ăn để qua đêm. Nếu ngày hôm đó ăn không hết thì thằng nhóc này sẽ cho chó ăn. Ông vẫn chưa thấy qua chó ăn ngon hơn người đâu.

Vì vậy càng không nỡ, ông Cố lại càng cố gắng ăn, chỉ khi thức ăn vào bụng người mới không xem như lãng phí.

Từ trước tết ăn đến cuối năm, từ lúc chân vừa mới buộc thanh nẹp ăn đến khi có thể xuống đất đi lại, từ mùa đông ăn đến mùa hè. Dù sao đồ ăn trong nhà chưa từng tệ hơn như vậy. Nhưng bất chấp điều này, ông Cố chưa bao giờ đề cập với Cố Xuyên chuyện muốn hỗ trợ mấy người anh em khác. Thậm chí ngay cả thằng ba và thằng út đến thăm ông vào dịp tết cũng không cho thằng hai tặng quà tết quá nhiều cho bọn nó.

Cố Xuyên vốn dĩ muốn tặng cho hai đứa em trai mỗi người mười ký gạo, mười quả trứng gà, một miếng thịt khô. Dù sao mùa màng không tốt, bọn họ làm sao xây được nhà trong lòng mọi người đều hiểu rõ, chắc hẳn đã vay mượn rất nhiều từ bên ngoài. Bọn họ đều là anh em, khi có thể giúp đỡ thì cố gắng hết sức để giúp một tay.

Nhưng mà Cố Xuyên hoàn toàn không ngờ rằng cha hắn vậy mà cảm thấy hắn tặng quà quá nhiều. Ông nói rằng cho dù là anh em ruột cũng không có lý do lúc nào cũng chịu thiệt.

Được rồi, chuyện này Cố Xuyên đương nhiên nghe lời cha hắn, không cho trứng gà, cũng không cho thịt khô, ngay cả gạo đều biến thành mỗi người bảy ký, hy vọng có thể giúp bọn họ tránh khỏi đói khát mấy ngày. Chờ đến thời tiết ấm áp hơn, chỉ cần có lòng luôn có thể tìm được một số công việc lặt vặt để làm.

Cha già ra sức như vậy, Cố Xuyên cũng không cần phải giấu giếm nữa. Hơn nữa lợi nhuận của tiệm gạo quả thực không tệ. Cho nên trong nửa năm qua, Cố Xuyên không chỉ mua lại cửa hàng thuê kia, còn mua một hợp viện lớn ở huyện. Hắn dự định chờ con trai học xong lớp vỡ lòng sẽ chuyển đến huyện ở. Vì vậy nhà ở huyện chỉ có thể cho thuê, mỗi tháng cũng có thể thu được chút tiền thuê.

Ông Cố đã chết lặng, ông sống nhiều năm như vậy mới biết được thì ra tiền dễ kiếm như thế, nói mua cửa hàng thì mua, nói mua nhà thì mua, bình thường như đi chợ mua cải trắng, đơn giản đến mức không hợp lý.

* * *

Cho nên ba năm sau, khi thằng hai nói muốn chuyển đến huyện, ông Cố cũng không cảm thấy kỳ lạ chút nào. Dù sao trong huyện có ba căn nhà, muốn sống ở đâu cũng được. Bọn họ trông giống người ở huyện hơn là người ở huyện.

"Con nhờ người nhắn cho thằng ba và thằng út, ngày mai đến đây tụ họp. Ngày mốt chúng ta sẽ trực tiếp chuyển đi." Cuối cùng cũng đến lúc chuyển từ hợp viện nhỏ sang hợp viện lớn, Cố Xuyên rất vui mừng nhưng thực sự hơi không nỡ.

"Vậy thì để bọn nó đến. Đúng lúc sau khi chúng ta đến huyện, đến thôi nôi của Nguyệt Nguyệt bọn họ không thể tham gia. Lần này đến đây cũng thuận tiện xem Nguyệt Nguyệt." Vốn dĩ người nhà quê sinh con gái không mấy để ý, chỉ mời gia đình bà ngoại qua xem vào dịp đầy tháng. Nhưng thằng hai bây giờ không phải giàu có rồi sao, cũng học được cách để ý rồi, vừa làm lễ tắm ba ngày, vừa làm tiệc rượu đầy tháng. Khi một tuổi còn muốn làm lễ chọn đồ vật đoán nghề tương lai, học được mọi cách tiêu tiền của người giàu.

Nếu hỏi ông thì những thứ đó đều vô dụng, còn không bằng để dành làm của hồi môn cho đứa trẻ. Nhưng hai vợ chồng nó đều bằng lòng làm như vậy. Dù sao ông cũng coi như nhìn ra tiền trước giờ đều không phải là tiết kiệm mà có được. Thằng hai biết kiếm tiền và càng biết tiêu tiền, nhưng cuộc sống của thằng hai tốt hơn mấy đứa con trai khác, còn tốt hơn rất nhiều.

"Sắp dọn đi rồi, cha có muốn về gặp mẹ một lần hay không?" Người ta nói một ngày vợ chồng trăm ngày ân nghĩa, huống chi hai người còn giúp đỡ nhau qua hơn nửa đời người. Bọn họ sắp chuyển đến huyện, sau này sẽ chuyển đến phủ, chuyển đến kinh thành, muốn gặp thì càng khó hơn.

Nhưng mà nói đến, cha hắn năm đó có lẽ thực sự tổn thương. Ba năm liên tục đều không về thôn họ Cố một chuyến, hơn nữa cũng không cho thằng ba và thằng út tiết lộ ra địa chỉ nhà mình. Vì vậy mặc kệ là Lý thị hay vợ chồng con trai cả đều chưa từng gặp mặt trong ba năm qua.

Trên mặt ông Cố không có biểu cảm gì đặc biệt. Thậm chí còn khá lạnh nhạt, lời nói ra cũng rất bình thản: "Không cần gặp, gặp nhau cũng không có gì để nói." Dù sao nếu bà nhà chết thì thằng ba và thằng út sẽ báo tang cho bọn họ.

Không gặp thì không gặp, Cố Xuyên cũng không muốn gặp vợ chồng anh cả. Nhưng có một số chuyện trùng hợp như vậy, vẫn chưa đến ngày mai mà thằng ba một mình đến thị trấn. Gã đến báo tang cho bọn họ biết, Lý thị đã mất.

"Khoảng thời gian trước đến đây, sao không nghe em nhắc đến sức khỏe của mẹ không tốt? Tại sao bà lại đột nhiên mất?" Cho dù hai bên không qua lại, nhưng có thằng ba và thằng út ít nhiều đều sẽ nhắc đến tình hình bên kia mỗi lần gặp nhau. Vợ chồng anh cả lại sinh thêm một đứa con trai, Lý thị và Đại Nha cũng đã ra đồng làm việc từ năm ngoái, bọn họ cũng đều biết. Nếu Lý thị bị bệnh thì thằng ba và thằng út cũng sẽ báo cho bọn họ biết.

Nhắc đến mẹ mình, con trai thứ cũng thở dài: "Mẹ không phải bị bệnh mà mất, mà đột nhiên té xỉu xuống đất lúc đang thu hoạch lương thực. Khi anh cả và chị dâu phát hiện thì bà đã tắt thở. Trước đó bà còn làm ruộng bảy tám ngày liên tục, có người khen mẹ vẫn còn rất khỏe. Nhưng chớp mắt bà đã mất rồi."

Mối quan hệ giữa hai bên vốn đã căng thẳng rồi, gã ở bên này cũng không dám nói xấu anh cả và chị dâu. Nhưng dù ai biết mẹ gã chết như thế nào đều sẽ cảm thấy mẹ không phải chết vì nóng mà chết vì mệt. Khi cả nhà chưa tách ra ở riêng, mẹ trên cơ bản ở nhà nấu cơm, quét dọn vệ sinh, phơi rau dại. Sau khi ở riêng, đặc biệt là khi cha đến thị trấn ở, mẹ phải theo vợ chồng anh cả ra đồng làm việc. Nhưng vợ chồng anh cả vẫn cần tiền hơn cần mạng, trong nhà chỉ có ba người có thể làm việc lại thuê mười hai mẫu đất của người ta. Khi đến vụ thu hoạch phải làm việc cả ngày đêm.

"Mẹ không tìm hai đứa nói gì sao? Cơ thể của mình không khỏe cũng không biết à?" Hắn sống ở thị trấn, nhưng thằng ba và thằng út không phải còn sống ở trong thôn sao, cách cũng không xa, chỉ cần nhấc chân là có thể đi đến.

Lúc này con trai thứ cũng rất tức giận: "Mẹ không có đến tìm bọn em, là em và thằng út đi tìm mẹ, còn bị chị dâu mắng. Mẹ còn khuyên bọn em đừng so đo với chị dâu, bọn em có thể nói gì."

"Được rồi, đừng nói nữa! Bây giờ chúng ta mau trở về." Ông Cố vỗ cái bàn, vẻ mặt ngược lại rất bình tĩnh. Kể từ khi năm đó bị ngã gãy chân, ông cũng xem như hoàn toàn hiểu rõ vợ chồng thằng cả sớm hay muộn thì Lý thị cũng sẽ có kết cục như vậy. Nhưng Lý thị là người đã quen với việc nhẫn nhục chịu đựng. Trước đây ông vẫn còn là chủ gia đình thì không cảm thấy có gì. Nhưng đến khi tách ra ở riêng, thằng cả trở thành chủ gia đình thì ông biết 'nhẫn nhục chịu đựng' này đáng sợ đến mức nào.

"Được rồi, con đến trường đón Cố Thừa. Sau khi trở về chúng ta lập tức chạy về quê." Bất kể trước đây còn qua lại hay không, đám tang này bọn họ phải đi, hơn nữa là càng sớm càng tốt. Nếu bọn họ không đi thì trong thời gian ngắn bên kia không có cách nào phát tang*. Trời nắng nóng như vậy, cứ tiếp tục kéo dài không chỉ không tôn trọng với người đã mất, cũng làm người còn sống cười chê.

(*Phát tang: Làm lễ mặc đồ tang, khi có người thân mới chết)

"Để cha đi đón cho. Con ở nhà chuẩn bị xe ngựa cho tốt, chờ chúng ta trở về thì trực tiếp xuất phát." Từ khi chân ông khỏi hẳn, trên cơ bản đều do ông đưa đón cháu trai đi học, nên ông rất quen đường đi. Nếu ông đi còn có thể tiết kiệm thời gian. Dù sao cũng là vợ chồng, người đã mất rồi, ông cũng không đến mức kéo dài thời gian không quay về.

Nhìn thái độ của ông Cố, Cố Xuyên cũng không có cảm giác gì, nhưng con trai thứ lại thực sự thở phào nhẹ nhõm. Mấy năm nay cha gã thậm chí không muốn nghe tin tức về bên đó, trên cơ bản hoàn toàn xem mẹ, anh cả và chị dâu như thể bọn họ không tồn tại. Trước khi đến, gã bàn bạc với thằng út, bọn họ sợ cha vì chuyện cũ mà không muốn về quê dự đám tang của mẹ.

Nếu thật sự như vậy, trong thôn sẽ có rất nhiều lời bàn tán. Cha và anh hai ở thị trấn có thể không bị ảnh hưởng nhiều, nhưng gã và thằng út thì không thể. Mỗi người phun một chút nước bọt là có thể biến hai nhà bọn họ thành người sa cơ thất thế, không hiểu phép tắc, không biết lễ nghĩa.

Cũng may, cha gã không làm việc hấp tấp vào thời điểm quan trọng.

* * *

Giữa trưa là lúc mặt trời lên cao, cả nhà ngồi xe ngựa trở về. May mà mọi người đều mặc áo tang nên khi gặp người quen dọc đường, người ta cũng thức thời xem như không nhìn thấy, không làm chậm trễ thời gian của bọn họ.

Nhưng chờ đến khi bọn họ chạy về thì đã thay đồ liệm, vẫn là bộ quần áo mùa hè Tôn thị may cho bọn họ năm đó. Có lẽ là chỉ mặc được mấy lần, màu sắc của bộ quần áo mặc dù nhìn qua không mới. Nhưng bề mặt thậm chí không có chỗ nào bị mài mòn, chứ đừng nói đến miếng vá. Ở nhà nông, đây cũng coi là đồ liệm tốt nhất. Cuối cùng vợ chồng con trai cả có một lần không quá đáng như vậy, cũng không biết Lý thị ở dưới có cảm thấy vui mừng hay không.