Chương 20: Du͙© vọиɠ trên thiên đường (1)

AI MẤT CÁI GÌ TRÊN THIÊN ĐƯỜNG?
[Con người] đã tưởng tượng về một thiên đàng, nhưng lại quên bẵng đi thứ quan trọng nhất trong tất cả mọi niềm vui của mình, đó là cơn đê mê đầu tiên và trước hết trong tâm khảm mỗi người… giao cấu tìиɧ ɖu͙©! Sự lãng quên ấy khác nào một người lạc đường sắp chết trong sa mạc thiêu đốt, được người cứu sống bảo rằng anh ta có thể chọn và có tất cả mọi thứ mình muốn ngoại trừ một điều, anh ta không được uống nước!

• MARK TWAIN, Letters from the Earth (tạm dịch: Thư từ Trái đất)

Hóa ra, Vườn Địa đàng lại không phải là một khu vườn. Nó là bất cứ thứ gì, nhưng không phải là vườn: rừng rậm, rừng thưa, bờ biển hoang dã, thảo nguyên rộng rãi, lãnh nguyên lộng gió… Adam và Eva không bị tống cổ khỏi vườn. Họ bị đuổi vào vườn.

Nghĩ mà xem. Vườn là gì? Đất trồng. Chăm sóc. Sắp xếp. Tổ chức. Có chủ ý. Cỏ dại bị nhổ đi hoặc phun thuốc không thương tiếc; hạt giống được chọn lọc và gieo xuống, tai nạn không được đón chào. Không có cái gì là tự do hay tự phát ở một nơi như vậy cả. Nhưng câu chuyện kể rằng trước khi phạm tội, Adam và Eve sống vô tư, trần trụi và ngây thơ - không thiếu thứ gì. Thế giới đó cho họ tất cả những gì họ cần: thức ăn, chỗ ở, tình bạn.

Nhưng sau khi sa ngã, thời tươi đẹp biến mất. Thức ăn trước đây được thế giới hào phóng ban tặng thì nay phải làm việc vất vả mới có được. Phụ nữ phải chịu đau đớn khi sinh con. Và niềm lạc thú tìиɧ ɖu͙© - trước đây vốn không phải là tội lỗi - trở thành nguồn sỉ nhục và xấu hổ. Mặc dù Kinh Thánh kể rằng những con người đầu tiên bị trục xuất từ Vườn Địa đàng, nhưng câu chuyện này đã có chỗ bị đảo ngược. Lời nguyền lên Adam và Eve xoay quanh việc đánh đổi đời sống được cho là ít căng thẳng, nhiều niềm vui của người hái lượm (hoặc tinh tinh lùn) lấy công việc vất vả từ sáng đến tối của người nông dân trong khu vườn của mình. Dấu vết nguồn cội nỗ lực giải thích lý do tổ tiên chúng ta lại chấp nhận một thương vụ thiếu công bằng đến vậy*.

Câu chuyện về vụ sa ngã này cấu trúc hóa theo lối kể chuyện về cuộc chuyển đổi đau thương từ cách sống săn bắn/hái lượm thấy-đâu-nhặt-đấy sang cuộc vật lộn gian khổ của những kẻ làm nông nghiệp. Vật lộn với côn trùng, gặm nhấm, thời tiết và chính Trái đất khó tính, nông dân buộc phải kiếm lấy miếng bánh mì bằng mồ hôi chứ không phải là chỉ việc tìm thứ quả bây giờ đã bị cấm và bỏ miệng ăn ngay như tổ tiên bao đời. Chả trách những người hái lượm gần như không quan tâm đến việc học hỏi những kỹ thuật canh tác của châu Âu. Như một người hái lượm nói: “Tại sao chúng tôi lại phải trồng trọt, khi trên thế giới có bao nhiêu là hạt mongongo?”

* * *

Những cuốn sách nói về bản chất con người như thế này luôn là những tín hiệu cảnh báo rắc rối. Một mặt, mọi người đều là chuyên gia. Vì là con người, chúng ta ai nấy đều có ý niệm về bản chất con người. Sự hiểu biết này dường như đòi hỏi nhiều hơn một chút những hiểu biết về luân lý và một chút chú ý tới khao khát và sự không ham thích liên miên của chính mình. Đơn giản thế thôi.

Nhưng cảm nhận về bản chất con người thật ra lại không đơn giản chút nào. Bản chất con người từ lâu đã được chỉnh trang, trồng lại, làm cỏ, bón phân, quây rào, gieo hạt và tưới tiêu thâm canh như bất cứ khu vườn hay sân golf ven biển nào. Con người đang được nuôi dưỡng lâu hơn bất cứ loài vật nào chúng ta nuôi dưỡng. Văn hóa nuôi dưỡng chúng ta nhằm phục vụ cho mục đích riêng của nó, dưỡng dục và khích lệ những khía cạnh nhất định trong hành vi và xu hướng của chính chúng ta trong khi tìm cách tiêu diệt những mặt có khả năng gây trở ngại.

Cũng giống như ăn kiêng, cảm nhận của chúng ta về mọi khía cạnh của bản chất con người đã giảm mạnh. Bất kể giàu dinh dưỡng đến đâu, thứ gì hoang dã đều bị nhổ lên - mặc dù như chúng ta sẽ thấy, một số cỏ dại đã bắt rễ sâu vào tận quá khứ chung của chúng ta. Nếu muốn thì cứ nhổ, nhưng rồi chúng sẽ không ngừng mọc lại.

Thứ được nuôi dưỡng không cứ phải có lợi cho tất cả các cá thể trong một xã hội nhất định nào đó. Có thứ có lợi cho một nền văn hóa, nhưng lại là thảm họa đối với phần đông thành viên của nền văn hóa đó. Nhiều người phải chịu đau khổ và chết chóc trong chiến tranh nhưng có thể xã hội lại được hưởng lợi rất nhiều từ cuộc chiến đó. Chất thải công nghiệp trong không khí và nước, các hiệp ước thương mại toàn cầu hóa, cây trồng biến đổi gen, giàn khoan rò rỉ dầu ra biển khơi… tất cả đều được chấp thuận bởi những kẻ chắc chắn sẽ thua trong cuộc trao đổi này.

Sự tách rời giữa lợi ích cá nhân và tập thể góp phần giải thích cho việc chuyển đổi sang nông nghiệp lại thường được xem là bước nhảy vọt vĩ đại. Thật ra đây là một thảm họa đối với hầu hết các cá thể phải chịu đựng nó. Xương hóa thạch tìm được ở nhiều vùng trên thế giới trong thời gian chuyển từ hái lượm sang trồng trọt đều kể cùng một câu chuyện: nạn đói gia tăng, thiếu vitamin, tăng trưởng chững lại, tuổi thọ giảm, bạo lực tăng cao… không phải là điều đáng ăn mừng. Đối với đại đa số mọi người, chúng ta sẽ thấy rằng bước chuyển từ hái lượm sang trồng trọt mà câu chuyện Adam và Eve tượng trưng là một thất bại thảm hại - không phải là bước nhảy vọt vĩ đại mà là sa cơ lỡ vận.