Chương 2: Ép hôn

Tô thị ở kinh đô, đại gia tộc lừng lẫy bốn đời đều có thành viên được phong lên chức Tam công.

Tô thái gia gia chủ hiện tại của Tô thị có năm người con trai và không có con gái.

Năm người con trai đều sinh được người thừa kế, nhưng cũng không có con gái.

Tô Mân nhìn đám nhóc lăn lộn trên sàn mà đầu bạc phơ, ông nằm mơ cũng mong nhà mình sẽ có một bé gái.

Thật trùng hợp, vợ của lão tam Tô Nhượng sinh con và sinh được một cô con gái!

Có tin đồn rằng Tô thái gia đã quá vui mừng đến nỗi nửa đêm bật dậy khỏi giường và ra ngoài đi bộ.

Cháu gái thuộc thế hệ chữ Hân, nên chỉ lấy một chữ “Nghi”, nghĩa là vừa ý, thích hợp.

Tô Hân Nghi từ nhỏ đã thông minh và hoạt bát, hiểu chuyện và hiếu thảo, là tâm cam của Tô thái gia và Tô phu nhân.

Nàng được cả nhà nâng niu trong lòng bàn tay, ngậm trong miệng sợ tan mà lớn lên, trong nháy mắt đã mười tám tuổi.

Nghĩ đến cháu gái yêu quý của mình nói hai năm nữa sẽ gả đi, hai vị trưởng bối đều rưng rưng nước mắt, âm thầm tính toán kén rể.

Nhưng ai có thể ngờ tới họ chưa kịp kén rể thì cháu gái đã tiến cung, ngay cả lòng của nàng cũng đã bay lên chín tầng mây!

Nếu là người khác thì không sao, nhưng người ấy lại là một người phụ nữ! Còn là một người phụ nữ hơn nàng bảy tuổi!

Trời đất quỷ thần ơi!

Tô thái gia đấm ngực dậm chân, ước gì được chết để tạ lỗi với tổ tiên.

Tô Nhượng cầm roi trong tay, hùng hổ nói: “Hôm nay ta sẽ đánh chết đứa con vô sỉ này!”

Tô lão thái thái chống nạng ngăn lại: “Ta xem ai dám!” Nói xong bà tự đi khuyên cháu gái.

Tô Hân Nghi cũng có chút bướng bỉnh, cho dù lão thái thái có tận tình khuyên bảo đến đâu thì nàng cũng chỉ khóc nức no.

Lão thái thái thấy nàng như vậy suýt nữa mủi lòng đồng ý, chí ít bà vẫn còn có một chút lý trí. Thế nên bà sai người nhất nàng lại trước, nói khi nào nàng tỉnh ngộ thì sẽ thả nàng ra.

Vì vậy Tô Hân Nghi nghiến răng không chịu ăn uống, lão thái thái cũng trở nên nhẫn tâm: Không ăn thì để đói!

Không ngờ bảo bối được nuông chiều từ nhỏ lại có thể cứng rắn như vậy.

Đến ngày thứ ba, phu phụ Tô Nhượng đi cầu xin nhưng lão phu nhân đã từ chối.

Đến ngày thứ tư, trên dưới Tô gia đều can ngăn, Tô thái gia cũng buông bỏ nhưng bị lão phu nhân ngăn lại.

Cho đến ngày thứ năm, khi lão phu nhân tận mắt nhìn thấy cháu gái hấp hối thì bà mới lập tức bỏ qua mọi chuyện, ôm lấy cháu gái trong nước mắt và hét lên rằng, ta đồng ý với con, chuyện gì tổ mẫu cũng đồng ý.

Sau đó Tô Hân Nghi mới cười yếu ớt rồi ngất đi.

Sau hai tháng dưỡng sức, khó khăn lắm mới có thể phục hồi cơ thể thì việc đầu tiên Tô Hân Nghi làm là vào từ đường quỳ, nàng đã quỳ một ngày một đêm.

Ngày hôm sau lại đến quỳ ở viện của tổ gia tổ mẫu, quỳ từ sáng đến tối.

Tô thái gia đau lòng mắng: “Khó khăn lắm mới nuôi lại cho có sức, sao lại để uổng phí như vậy?!”

Tô Hân Nghi vừa khóc vừa nói: “Cháu gái vì ích kỷ mà không nghe lời bề trên, làm hại cả nhà không được yên ổn, đó là điều bất hiếu nhất. Từ nhỏ tới lớn con chưa từng đòi hỏi điều gì, nhưng đây là điều duy nhất, hy vọng ông bà tác thành.”

Lão thái thái chống nạng đi ra, sắc bén nói: “Nếu có một ngày nó dám bắt nạt con, Tô thị này nhất định sẽ phanh thây nó ra thành nghìn mảnh!”

Từ cổ chí kim, chưa từng có tiền lệ cho nữ thành hôn với nữ.

Nhưng Tô thị lại nói, môn sinh đệ tử của ta khắp thiên hạ, đen cũng có thể nói là trắng. Trong nháy mắt, những bài thơ ca, hò vè, dân ca về tình yêu giữa nữ với nữ tràn ngập khắp no"i.

Giống như:

“Nhân sinh thiên địa gian, tương ái tức vi thân. Đồng thị phong trung nhứ, phi quan mạch thượng trần.”

Tạm dịch: “Ở đời thương nhau là kết hôn. Cũng giống như sợi bông trong gió, không liên quan đến bụi bẩn lạ”.

Kiến Hưng đế nhìn tấu sớ trong tay, trầm giọng hỏi: “Nó qua lại với Thôi thị từ khi nào?”

Trình thái giám toát mồ hôi, vội vàng trả lời: “Theo lão nô được biết thì chưa từng tiếp xúc.”

Ánh mắt Kiến Hưng đế nặng trĩu, thế gia... Ông hận nhất thế gia! Nhưng ông lại không thể không dựa vào họ.

Nghĩ tới đây, ông không khỏi có chút phiền muộn, khoát tay nói: “Ngươi đi nói cho nó biết, xem nó phản ứng như thế nào.”

Trình thái giám nhận lệnh.

Tư Đồ Lam rất sốc sau khi nghe xong tin này.

Nàng chưa bao giờ tưởng tượng rằng ở một nơi mà nàng không biết, sẽ có một nữ tử mười tám tuổi suýt chút nữa đã vì nàng mà mất mạng.

Trình thái giám ẩn ý: “Làm bạn với vua như làm bạn với hổ, Thập Nhất hoàng nữ hãy bảo trọng.”

Tư Đồ Lam cảm thấy rằng hắn có ý gì đó.

“Sơ Hà, tiễn Trình thái giám.”

Sơ Hà lộ ra vẻ mặt lo lắng, Trình thái giám đυ.ng vào khuỷu tay của bà ấy, hai người cùng nhau đi ra ngoài.

Sau khi người rời đi, Tư Đồ Lam chắp tay ngồi thiền trong sân, khoảnh khắc nhìn thấy lá mùa thu rời khỏi cành, nàng liền toát mồ hôi lạnh.

Tất cả các triều đại quân vương đều không thích thế gia, bởi vì thuộc hạ mạnh quá thì khó cầm đầu, Kiến Hưng đế cũng vậy, đây là điều thứ nhất, điều thứ hai là nàng là hoàng nữ có tư cách kế vị.

Nghĩ đến đây, nàng sợ rằng đến cả tính mạng của mình cũng phải giao ra.

Ai có thể ngờ rằng nàng sẽ gặp phải tai vạ bất ngờ như vậy khi nàng trùng sinh!

Tô thái phó đã thỉnh cầu Hoàng đế ban hôn cho cháu gái của mình, vua và dân đã bị sốc!

Đặc biệt là các thế lực đứng sau Hoàng thái tử và Đại hoàng nữ, suýt chút nữa đã ăn tươi nuốt sống Tư Đồ Lam, tấu sớ vạch tội nàng như bông tuyết, có người nói nàng đảo lộn âm dương, có người lại nói nàng là tai hoạ triều cương.

Tại sao không vạch tội Tô thị, có vạch tội rồi nhưng chỉ nhẹ tay thôi, phải chọn kẻ yếu mà bắt nạt chứ.

Thập Nhất hoàng nữ nghe được chuyện này tức giận mắng Tô Mân ức hϊếp người ta quá đáng, sức khỏe nàng vốn đã yếu ớt nên trong cơn thịnh nộ đã nôn ra máu rồi hôn mê.

Sau khi tỉnh dậy, nàng vội vàng cầu xin được gặp Kiến Hưng đế, nói trong nước mắt rằng mình sẽ phụng sự Đức Phật suốt đời và sẽ không bao giờ hoàn tục.

Kiến Hứng đế nhìn thấy trâm kẹp tóc của nàng xiêu vẹo nên cũng không trách nàng vô lễ trước triều đình, chỉ bảo nàng trở về chờ lệnh.

Không lâu sau, chiếu chỉ được ban xuống, Tư Đồ Lam được phong là Ninh Quốc công chúa, mùa xuân năm sau thành hôn với Tô Hân Nghi của Tô thị.

Vua và dân chúng đều biết, đây là một trường hợp ngoại lệ được thăng chức để bù đắp cho Thập Nhất hoàng nữ, chữ “Ninh” này rất có ý tứ.

Về phía Tư Đồ Lam, sau khi chiếu chỉ được ban xuống, nàng đã được chuyển đến một cung điện rộng rãi để chờ làm lễ sắc phong. Sau khi làm lễ xong, nàng phải đợi phủ Công chúa sửa sang xong mới dọn đi.

Nhưng nàng không quan tâm đến những thứ khác, nàng rơi nước mắt cả ngày.

Không lâu sau, Trình thái giám đưa tấm bảng “Phủ Ninh Quốc công chúa” do chính tay Kiến Hưng đế viết đến.

Trình thái giám mỉm cười: “Hoạ phúc trăm bề tùy ý quân vương, điện hạ đừng làm trái ý của bệ hạ.”

Tư Đồ Lam cười trong nước mắt: “Nhi thần cảm tạ phụ hoàng đã ban thưởng.”

Nói đến đây, Tư Đồ Lam đã ngừng khóc.

Ngày 13 tháng 11 năm Kiến Hưng thứ ba mươi chín.

Trên Thừa Bình điện, những chiếc lư hương màu tím vàng nghi ngút khói, trong chính điện đặt một chiếc hộp sơn mài lớn màu đỏ, bên trên đặt một chiếc hộp đựng bảo vật bằng gỗ đàn hương sơn mài màu đỏ chạm khắc rồng, bên trong hộp là kim bảo của Ninh Quốc công chúa.

Trước sảnh, các tướng quân Kim Ngô vệ xếp thành hàng, cờ và áo giáp phấp phới, trên quảng trường có hàng trăm quan lại.

Tư Đồ Lam – Thập Nhất hoàng nữ được phong làm Ninh Quốc công chúa, mặc đồ hoàng gia đội mũ miện đi xe gắn cờ ở phủ đệ, là hạng nhất dưới thiên tử, các công hầu đại thần đều bái kiến tỏ lòng kính trọng.

Trong tiếng nhạc rộn rã, lễ sắc phong bắt đầu.

“Bái!”

Tư Đồ Lam đội vương miện và quỳ hành lễ với Hoàng đế và Hoàng hậu.

“Bái!”

Các quan lại quỳ xuống và hô to câu “tham kiến Ninh Quốc công chúa điện hạ”.

Tư Đồ Lam trong trang phục hoàng gia rườm rà trông đặc biệt hiu quạnh. Buổi lễ kết thúc.

Tô phủ

Tô thái gia thổi râu trừng mắt: “Ninh Quốc công chúa này có ý gì? Nghi nhi của ta xứng được với cả Đông Cung đó! Nàng ra vẻ ta đây giống như là do chúng ta ép buộc vậy?”

Đúng là Tô gia ta ép thật mà.

Tô Hân Nghi bĩu môi, ngoan ngoãn vuốt lưng ông.

Đông Cung.

Thái tử bày ra vẻ mặt châm chọc: “Sao lão Thập Nhất lại đi đến bước đường này. Nếu là ta, cho dù cưới Tô Mân thì ta cũng bằng lòng ý chứ.”

Đát Kỷ vốn đang vuốt râu, lúc này mới dừng lại, trầm giọng nói: “Điện hạ hãy cẩn thận lời nói!”

Thái tử thừa nhận lỗi lầm, nhưng không thèm để bụng.

Không nói đến những người khác, chỉ nói đến Tư Đồ Lam, nàng nhìn cung nhân ra vào trong đại điện rộng lớn, lặng lẽ siết chặt hai tay giấu trong cổ tay áo.