Chương 22

Thành tích của Giang Chấn rất xuất sắc, cũng thi đỗ đại học C.

Sau khi hai người cùng nhau trò chuyện về chuyện riêng giữa những người bạn thân, mẹ Giang đi ra khỏi phòng, trên tay xách một chiếc hộp đã đóng gói. Khi đi đến cửa mặc giày thì nói: "Nhan Nhan à, nếu có thời gian rảnh thì đến nhà dì chơi, dì sẽ làm sườn xào chua ngọt cho cháu."

Ôn Nhan đứng dậy đi đến cửa: "Cảm ơn dì ạ, Giang Yên đâu rồi ạ?"

"Đang đọc sách ở nhà."

Sau khi mẹ Giang rời đi, Thi Tĩnh nhanh chóng thu dọn đồ đạc cần mang theo rồi xách hộp cơm giữ nhiệt đến bệnh viện. Ôn Nhan cứ khăng khăng muốn đi cùng, bà ấy không thể ngăn được, nên chỉ có thể mang theo cô.

Hàn Giang phải trở về trường học một chuyến cho nên anh không đến bệnh viện. Hôm nay anh phải gặp tổ tuyên truyền của trường để thảo luận về việc chụp ảnh poster cho lễ kỷ niệm.

Mặc dù Ôn Nhan không phải là con gái ruột của nhà họ Hàn nhưng địa vị của cô còn cao hơn cả Hàn Giang. Cô chỉ mới ngồi ở bệnh viện được năm phút đã bị Hàn Tuyết Tùng đuổi về: "Về nhà nghỉ ngơi cũng được, đọc sách cũng được, nếu không đi chơi với bạn cũng được chứ đừng đến bệnh viện."

Bệnh của Ôn Nhan đến nhanh và đi cũng rất nhanh, sau khi đã hạ sốt thì cổ họng chỉ còn hơi ngứa. Bác sĩ ở phòng khám nói hôm nay phải tiêm thêm một mũi chống viêm để củng cố thêm một chút, sau đó chỉ cần uống thêm thuốc là được.

Thấy thời gian còn sớm, Ôn Nhan bắt taxi đến một nơi.

Ở trong khu phố cổ, có một con nhỏ cũ đã bị phá hủy.

Lúc đó phá dỡ và chia thành hai giai đoạn, giai đoạn một là mảnh đất nhà họ Hàn, bây giờ đã xây dựng thành tòa nhà cao tầng. Không đến vài năm nữa, giai đoạn hai ở cách đó không xa cũng sẽ bắt đầu xây dựng, nhà cửa đều bị phá hủy thành đống đổ nát nhưng công trình lại bị chậm trễ chưa thể bắt đầu.

Bởi vì ở nơi này có một hộ gia đình rất bướng bỉnh, có đền bù bao nhiêu tiền cũng không chịu chuyển đi.

Chủ hộ gia đình này là một ông cụ đã hơn tám mươi tuổi, không thể đuổi đi được, cũng không thể trêu chọc, một câu nói nặng lời cũng không dám nói vì sợ ông lão sẽ kích động nằm trên mặt đất.

Ở nơi này đã bị phá hủy thành một mớ hỗn độn cho nên xe taxi không thể đi vào bên trong, Ôn Nhan đành phải mang theo một đống trái cây và bánh ngọt đi qua bảy khúc cua và tám ngã rẽ*. Đi bộ gần mười phút, cuối cùng cô cũng đến nơi.

*Ý nghĩa nhấn mạnh con đường nhiều lối rẽ liên tục, khó khăn cho việc đi lại.

Rõ ràng vào ban ngày nhưng cửa lại khóa, Ôn Nhan gõ một lúc lâu cũng không thấy ai lên tiếng. Cô nhìn trái nhìn phải, sau đó ngựa quen đường cũ*, nhẹ nhàng đạp lên bức tường thấp rồi nhảy vào trong sân.

*“Ngựa quen đường cũ” là câu thành ngữ thường dùng để chỉ những kẻ không thể quên được thói quen cũ vẫn chứng nào tật nấy, không thể sửa được khuyết điểm cũ.

Có một ông cụ đeo chiếc kính viễn thị đã cũ, ngồi bên một chiếc bàn gỗ cũ kỹ và đang gõ vào mấy sợi dây đồng.

Chiếc bàn đó giống như là bàn làm việc, ở khu vực phía bên phải không thường sử dụng có đặt một khung sắt, trên đó đặt một chiếc vương miện rất khéo léo.

Những đóa hoa tinh khiết được khảm trên chiếc vương miện được làm bằng thủ công, màu sắc vàng ngọc bích lấp lánh và rực rỡ, vô cùng đẹp mắt.

Người được đội chiếc vương miện này, sẽ trở thành cô dâu xinh đẹp nhất.

Đó chính là tâm huyết cả đời của ông cụ.

Ôn Nhan đẩy cửa đi vào trong, cô gọi một tiếng "Ông Chung".

Chung Diêm hạ kính xuống, nhìn Ôn Nhan rồi nói: "Bé con Tiểu Ôn đến rồi."

Năm đó, ở trong ngõ nhỏ có rất nhiều đứa trẻ, chúng thường xuyên đi chơi từ nhà này sang nhà khác, nơi này của Chung Diêm đặc biệt được các đứa trẻ yêu thích. Lúc còn trẻ, ông ấy là một thầy thuốc đông y, sau khi người vợ qua đời thì ông ấy bỗng nhiên đổi nghề, bái thầy học nghệ thuật khảm hoa*. Ông ấy không bao giờ chạm vào thuốc Đông Y nữa, ở trong nhà có những hộp gỗ đựng thuốc Đông Y ở trên tường đã thành vật để trang trí, bọn trẻ thích chơi nhất là giấu đồ ở bên trong.