Chương 4: Tuổi thơ dữ dội

01.

Hồi ấy, vừa làm Thái tử được vài tháng mà ta đã cảm giác như trải qua cả một đời. Quy củ, phép tắc không được chệch một li, đi đường cũng cấm được liếc ngang ngó dọc. Nói vậy không phải cuộc đời ta quá dài, cũng chỉ mới năm năm có lẻ. Vυ" Dung nói quả không sai, làm Thái tử khổ hơn nhiều so với làm Hoàng tôn. Ông nội băng hà, cha lên làm Hoàng thượng, ta lại là con trưởng thành ra cái chức Thái tủ cứ thế mà rơi thẳng xuống đầu.

Mỗi khi ta nhăn nhó than vãn, vυ" Dung thường xoa đầu nói sau này làm Hoàng thượng còn khổ cực hơn bây giờ gấp trăm ngàn lần. Ta sợ vυ" Dung lại nói đúng lần nữa nên có một dạo, ngày nào trước khi đi ngủ ta cũng chắp tay cầu khẩn cho cha được trường sinh bất lão. Rồi một ngày xấu trời ta chợt nhận ra, chừng nào cha còn làm Hoàng thượng thì chừng ấy ta vẫn phải làm Thái tử. Bởi vậy ta lại chuyển sang khấn vái cho mình được đi theo ông nội trước khi cha chầu trời.

Trong những ngày tháng tăm tối nhất cuộc đời ấy, ta đã gặp Thường Kiệt. Khi ấy hắn lên chín, mới mất cha được vài ngày. Mẹ hắn thì cũng chẳng khác gì mẹ ta, con trai chưa tròn tuổi đã vội vã bay về miền tây phương cực lạc. Vυ" Dung thường khóc nói ta đáng thương, từ nhỏ đã thiếu vắng hơi ấm của mẹ. Nhưng thường cái gì chưa từng được nếm trải thì khi mất đi cũng không khiến người ta thấy tiếc nuối cho lắm. Nhiều khi ta cũng buồn buồn, nhưng chẳng bao giờ buồn nẫu ruột.

Mấy ngày đầu vào cung, Thường Kiệt chỉ lặng lẽ ngồi một chỗ, đầu cúi gằm, hai tay vân vê góc áo. Vυ" Dung nói hắn còn đáng thương hơn ta nhiều, mất cả cha lẫn mẹ. Ta không đồng ý. Bởi ta mới lên năm. Lỡ như chưa lên chín mà cha đã băng hà thì chẳng phải ta còn đáng thương hơn hắn hay sao? Ban đầu ta ấm ức lắm, nhưng sau cũng thông suốt. "Đáng thương" là loại chuyện nên buồn. Bây giờ trông Thường Kiệt buồn hơn ta, nên chắc chắn là tạm thời đáng thương hơn ta. Nghĩ vậy ta không tức nữa, mà lại muốn tới an ủi Thường Kiệt. Nhưng hắn cứ lặng lẽ như vậy nên khiến ta thấy ngại, chỉ dám ngồi một góc mà nhìn hắn.

Sau này Thường Kiệt mới thú nhận hồi ấy hắn chỉ giả bộ. Sùng Tiết tướng quân Ngô An Ngữ quanh năm chinh chiến sa trường. Mặt mũi ông ra sao hắn thậm chí còn không hình dung ra được. Vậy nên ngày nghe tin cha tử trận, hắn cũng giống ta, chỉ buồn buồn chứ không đến nỗi buồn nẫu ruột. Đưa tang cha xong, hắn được Khai Quốc Vương Lý Long Bồ nhận làm con nuôi, rồi lại được cho phép vào cùng chơi cùng học với ta. Mừng còn không hết, lấy đâu ra mà buồn. Mấy ngày đầu hắn ngồi thu lu một chỗ là bởi vυ" nuôi của hắn bảo phải vậy thì mới được Khai Quốc Vương và đức Bệ hạ thương.

Năm ấy vào ngày sinh nhật, cũng tức ngày mẹ mất, ta bắt chước Thường Kiệt ngồi đần một chỗ. Quả nhiên cha tới ôm ta vào lòng, nghẹn ngào rơi lệ. Cha ta là Hoàng thượng nên thường thì lúc nào cũng bận tối mắt tối mũi. Ấy vậy mà ngày hôm ấy cha lại dẫn ta đi viếng lăng của mẹ, rồi trên đường về còn tiện thể dạo chơi kinh thành. Cả ngày hôm đó ta muốn gì được nấy. Năm năm cuộc đời chưa bao giờ ta vui như vậy. Hoặc có vui như vậy nhưng lỡ quên mất rồi.

Chiều tối, ta phấn khởi vác con diều cha mua cho tới khoe Thường Kiệt, nhân tiện hỏi xem có thể đem vυ" Dung đổi lấy vυ" nuôi của hắn hay không. Lúc ấy ta không biết sau này khi vυ" Dung mất, ta sẽ ngồi ôm gối khóc liền tù tì từ sáng tới trưa, nên cứ hối hả gạ Thường Kiệt cho bằng được. May sao hắn chỉ lặng im không nói gì, chứ nếu hắn đồng ý thì sau này ta sẽ ân hận suốt đời. Khi ấy cũng tại vui quá nên ta không nhận ra Thường Kiệt đang ngồi thu lu một chỗ. Lát sau hắn mới lặng lẽ nói vυ" nuôi mới qua đời mất rồi. Ngày ấy hình như Thường Kiệt buồn thật, buồn tới nẫu ruột. Nỗi buồn của hắn lây sang cả ta. Tới trưa ngày hôm sau hắn mới bắt đầu bình thường trở lại. Hắn tới bắt chuyện khi ta đang thơ thẩn chơi thả diều trong chính điện.

"Sao con gì không mua mà lại đi mua diều con bướm?"

Ta ngượng chín, lí nhí đáp: "Sợ diều con ngựa, con trâu với con bò không bay được."

Thường Kiệt phì cười, chỉ con diều bị kéo lê không ngóc đầu lên nổi: "Diều con bướm cũng có bay được đâu."

Ta tự ái, gân cổ cãi: "Thế nên con trâu, con ngựa với con bò lại càng không bay được."

Thường Kiệt có một cái dở là không bao giờ thèm cãi cọ hơn thua với ta. Vυ" Dung nói là bởi hắn lớn hơn ta bốn tuổi nên biết nhường biết nhịn. Ta bèn ấm ức tự nhủ đợi khi nào lớn hơn Thường Kiệt đúng bốn tuổi thì sẽ nhường nhịn lại cho hắn phát tức một phen. Âm mưu này được ấp ủ hơn một năm trời. Tháng Hai sinh nhật, ta thêm một tuổi trong khi Thường Kiệt vẫn chín tuổi. Nghĩa là ta chỉ còn kém hắn ba tuổi. Khi ấy ta mừng lắm, nghĩ chẳng mấy mà sẽ hơn Thường Kiệt bốn tuổi. Nhưng tới tháng Bảy sinh nhật hắn thì ta vỡ mộng, Thường Kiệt lên mười, lại hơn ta bốn tuổi. Lúc đó ta mới bàng hoàng nhận ra mình chẳng đời nào có thể lớn hơn hắn được.

Lần này thấy ta gân cổ lên thì Thường Kiệt lại cười hoà, nói: "Cứ con diều là bay được rồi."

Ta gườm gườm Thường Kiệt, cố vắt óc nghĩ câu gì đó để cãi cọ tiếp. Nhưng cuối cùng lại không nhịn được mà hỏi: "Thế ngươi có biết thả diều không?"

"Đương nhiên là biết."

Nói đoạn, Thường Kiệt đem con diều ra sân rồi chạy đà thật nhanh, nhanh hơn ta rất nhiều. Ta thấy ngực mình thót lại một cái khi con diều rách cất mình lên khỏi mặt đất. Thậm chí thi thoảng ta còn cảm tưởng cánh diều bươm bướm đã chạm tới mặt trời. Mặt trời nóng rây mà chăng thiêu đốt nổi con diều gan lì ấy. Đó cũng là lần đầu tiên ta thấy ngưỡng mộ Thường Kiệt, ngưỡng mộ vô cùng. Gần một năm sau, khi gặp được nội thị Phan Đình thì ta mới biết thả diều không phải chỉ là cầm diều chạy hùng hục quanh sân, mà là phải làm sao cho con diều đón gió bay lên cao tít tầng không.

Nhưng đấy là chuyện của một năm sau. Ngày hôm đó, khi thấy Thường Kiệt kéo con diều chạy thì ta vô cùng hứng chí, đầu trần đuổi theo tới mức mướt mải mồ hôi, tối về thì lăn ra ốm một trận đã đời. Trận ốm ấy cũng khiến phép mầu của ngày sinh nhật tiêu tan. Ốm dậy, ta lại trở về với những tháng ngày khuôn phép, học hành ngủ nghỉ đàng hoàng. Nhưng như vậy không có nghĩa là ta sẽ héo hon vì buồn chán. Chẳng ai buồn chán nổi khi có Thường Kiệt bên cạnh.

02.

Ta với Thường Kiệt bắt đầu thân nhau ngay từ tháng đầu hắn vào cung. Bởi hai đứa cùng chung chí hướng, cùng nghịch ngợm như nhau. Thường Kiệt lớn hơn ta bốn tuổi nên cũng hiểu biết hơn. Hầu như mọi trò quậy phá, tất nhiên là quậy phá ngầm, đều là hắn nghĩ ra rồi bày cho ta theo cùng. Ta không thích học gảy đàn nguyệt. Trong đầu vốn luôn nghĩ đàn hát là dành cho nữ nhi, đao kiếm mới dành cho nam tử. Từ khi hiểu chuyện tới giờ cũng thường thấy nữ nhi gảy đàn. Thi thoảng mới thấy đàn ông gảy đàn thì cũng trông kiểu nam không ra nam, nữ không ra nữ. Về chuyện này, Thường Kiệt hoàn toàn đồng tình. Hắn cũng phát ngán mấy buổi học đàn. Mất cả tháng trời mà hai đứa vẫn chỉ gảy được có vài âm tạch, tành, tanh.

Vậy mà có một hôm Thường Kiệt lại kéo ta tới lớp rất sớm. Hắn ngó trái ngó phải, chắc mẩm không có ai mới chìa ra một bọc giấy, vẻ mặt khoái chí lắm. Rồi hắn cẩn thận lật từng lớp giấy nâu, để lộ ra một nắm quả màu vàng, bóng mẩy như hạt châu. Không phải hai đứa chưa từng ăn vụng nhưng ăn vụng trong lớp học gảy đàn nguyệt thì lại là lẫn đầu tiên. Có lẽ Thường Kiệt muốn làm gì đó để giờ học bớt đi vài phần nhàm chán. Thế mà ta vừa thò tay định bốc thì lại bị hắn vụt cho cái đét.

"Ấy, không ăn được."

Ta rụt tay lại, thộn mặt ra nhìn Thường Kiệt. Hắn gấp tám một tờ giấy, lót tay và cầm lấy một quả, bóp cho bét rồi trét nước đầy ra ghế. Vừa làm vừa nói: "Đây là quả đủng đỉnh. Cái cây mà quả mọc thành chùm dài lòng thòng ở góc vườn ngự ấy."

Ta không biết hắn bôi nước quả đủng đỉnh ra ghế để làm gì. Thấy hắn bôi xong bèn phùng mồm trợn mắt thổi cho khô thì ta cũng bắt chước làm theo.

Buổi học sau đó vẫn nhàm chán như bao ngày, nhưng được chừng một tuần trà thì bắt đầu đỡ chán. Nhạc sư mọi ngày vẫn đạo mạo khuôn phép thì hôm nay bỗng dưng cứ nhấp nha nhấp nhổm. Ta chợt nhận ra ghế ông ngồi chính là cái ghế bị bôi nước quả đủng đỉnh. Ta quay nhìn Thường Kiệt thì thấy hắn đang làm cái chuyện xưa nay chưa từng có, ấy là tập trung gảy đàn. Thế là ta cũng bắt chước hắn tập trung gảy đàn. Thi thoảng kìm lòng không được mà liếc trộm thì thấy nhạc sư không còn nhấp nhổm nữa mà đã bắt đầu cà mông trên ghế. Lúc ấy ta mới ngờ ngờ ra công dụng tuyệt vời của nước quả đủng đỉnh. Nghĩ lại thấy may, nếu ban nãy kịp bỏ vào mồm thì bây giờ chỉ có nước ngồi gãi lưỡi.

Sau hôm ấy, ta không còn phải gặp nhạc sư lần nào nữa. Việc học đàn nguyệt cũng bị gác lại vô thời hạn. Bởi vậy mà ta và Thường Kiệt cho tới tận lúc chết cũng không gảy nổi một điệu cho ra hồn. À không, Thường Kiệt sống lâu hơn ta. Sau khi ta chết hắn có gảy được đàn nguyệt không thì ta chẳng biết. Nhưng đó vẫn là chuyện của mãi sau này.

Ta và Thường Kiệt ghét học vẽ chẳng kém gì học gảy đàn. Mùa hè năm ấy, chuyện khiến ta ân hận nhất là không bôi được nước quả đủng đỉnh lên ghế của họa sư. Từ giá, mang di bút, giấy vẽ cho tới ghế ngồi họa sư đều cần mẫn rồi lại cắp về. Bởi vậy mà sau này những bức tranh do ta và Thường Kiệt vẽ ra đều khó ai bì kịp.

03.

Dưới ta còn mấy đứa em, trai gái đủ cả. Nhưng ta lại chẳng chơi được với đứa nào. Hai đứa con gái Trường Ninh với Kim Thành thì õng ẹo như bánh đa nhúng nước. Quần áo lem bẩn xíu xiu cũng phụng phịu nửa ngày trời. Năm ta bốn tuổi, Quý phi sinh hạ Nhật Trung. Ta mừng lắm, cả ngày tha thẩn chơi quanh nôi, dù cho suốt mấy tháng trời nó chỉ toàn nằm ngửa. Vυ" Dung bảo trẻ con ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò, chín tháng mới lò dò biết đi. Ta chờ, kiên nhẫn chờ tới cái ngày mà Nhật Trung có thể cùng chạy nhảy và nghịch phá. Nhưng ta chỉ chờ được sáu tháng.

"Sao người về sớm thế? Mọi ngày vẫn chơi đến tối cơ mà!" Thấy ta thất thểu bước vào điện, vυ" Dung ngạc nhiên hỏi.

"Hôm nay nó ị đùn ạ."

"Trẻ con ị đùn cũng là chuyện bình thường thôi mà."

Ta lắc đầu, nhăn mặt nói: "Nhưng nó còn bốc cứt nữa cơ. Kinh lắm!"

Vυ" Dung phá ra cười: "Thì ngày xưa người cũng thế. Còn suýt cho vào mồm nữa cơ đấy."

Vậy nên ta nghỉ chơi với Nhật Trung không phải vì nó chưa chạy nhảy được, cũng không phải vì nó ị đùn, càng không phải vì nó bốc cứt, mà là tại vυ" Dung nói ngày xưa ta cũng giống y như nó. Sau này có lần Thường Kiệt hỏi sao không chơi với Nhật Trung. Nghe ta kể lại hắn mới trầm ngâm nói: "Ngày đó đáng ra không nên nghỉ chơi với Nhật Trung, mà nên nghỉ chơi với vυ" Dung mới phải. Giờ có mỗi hai đứa thì sao chơi khiêng kiệu?"

Ta vẫn còn một đứa em gái nữa, kém hai tuổi, gọi là Trường Yên. Ngày thường hiếm khi nào trông thấy Trường Yên, chỉ những dịp tiệc tùng nó mới chịu chường mặt ra. Mà cái mặt lúc nào trông cũng buồn buồn, tồi tội. Vυ" Dung nói bởi vì mẹ nó mất sớm.

"Cũng đâu có sớm lắm ạ. Ngày ấy nó được hai tuổi rồi. Con mất mẹ từ khi lọt lòng mà có bao giờ cả ngày rầu rĩ như nó đâu."

"Bởi vì người là Thái tử, nhà ngoại lại là một gia tộc hiển hách. Còn mẹ của Công chúa thì xuất thân là cung nữ. Công chúa đáng thương hơn Thái tử nhiều."

Vυ" Dung xoa đầu ta, ánh mắt đầy thương cảm.

Nhưng vυ" không ngờ được câu nói ấy lại khiến ta đâm ra ghét Trường Yên. Ta không thích vυ" Dung nói ai đáng thương hơn ta, bởi mỗi lần như vậy là lại cảm thấy vυ" ít thương ta đi một chút. Khi ta rủ Thường Kiệt đi bắt nạt Trường Yên, hắn bèn thắc mắc sao năm ngoái không thấy đi bắt nạt hắn. Ta gãi đầu gãi tai, phát ngượng đáp: "Tại bé hơn nên không dám."

Nhưng ta với Thường Kiệt chưa kịp bắt nạt Trường Yên thì đã thấy người khác bắt nạt nó. Trước con chó cắn sủa nhặng xị, Trường Yên chỉ biết sợ hãi nép sát vào chân hòn giả sơn. Kim Thành thì đắc ý đứng nhìn. Tên nội thị theo hầu nó cũng chỉ ghìm dây và hời hợt quát vài tiếng mỗi khi con chó l*иg lên hơi quá.

Xưa nay ta thích chó, nhưng lại không ưa chó cắn càn. Đang nhìn quanh xem có cục đá nào không thì Thường Kiệt đã bước ra. Hắn đưa Kim Thành cái hộp gấm, mỉm cười nói: "Tặng Công chúa."

Thường Kiệt trời sinh đã có kỹ năng làm say lòng thiếu nữ. Hắn dạy khóe mắt phải nhẹ cong, ánh nhìn phải dịu dàng, miệng cười phải như không như có. Đơn giản vậy thôi mà ta mất tới mấy năm trời mới luyện thành.

Cái hộp gấm Thường Kiệt đưa Kim Thành vốn là ta chuẩn bị cho Trường Yên, trong đó đã bỏ vào mấy con sâu sống nhăn, béo ngậy. Con bé tội nghiệp ngượng ngùng nhận lấy, mở ra xem, ré lên một tiếng toang trời toang đất rồi òa khóc chạy. Tên nội thị cũng vội vàng dắt chó đuổi theo. Ta tất tả chạy ra, nghe Thường Kiệt quắc mắt lẩm bẩm: "Cái đồ chó cậy chủ."

Lúc ấy ta vẫn còn ngu dốt, không hiểu Thường Kiệt chửi Kim Thành cậy mẹ nó, vậy nên mới há mồm cãi: "Đâu, rõ ràng nó cậy chó mà."

Thường Kiệt không thèm đếm xỉa. Hắn cau có nhìn

Trường Yên, con bé vẫn đang ri rỉ khóc. Xưa nay hắn ghét nhất là bọn con gái mít ướt. Ta sợ hắn nổi cáu với Trường Yên, bèn cúi xuống nhẹ nhàng dỗ dành nó: "Nín đi, không anh cho vào bao đem bán sang Đại Tống bây giờ."

Con bé đang rấm rức, nghe vậy thì òa lên nức nở. Ta với Thường Kiệt chẳng biết dỗ sao, đành đứng đợi nó khóc cho thỏa thích. Khóc mệt rồi thì bụng kêu rồn rột. Hai đứa lại phải dắt nó đi ăn vụng. Nó ăn như chết đói mấy ngày. Ta đây thuộc dạng tham ăn cũng chưa bao giờ ăn nhiều như thế. Hỏi ra mới biết mấy hôm trước nó ốm không ăn uống gì được. Hai hôm nay khỏi rồi mà vυ" nuôi vẫn quen mỗi ngày chỉ mang lên hai bát cháo loãng. Nó đói quá mới phải mò đi tìm đồ ăn, rồi xui xẻo gặp phải Kim Thành đang dắt chó đi dạo.

"Không biết mở mồm ra mà đòi." Thường Kiệt

quắc mắt.

"Em mà đòi là lại bị cấu."

"Ấu á... ai ấu?" Ta nuốt vội miếng bánh tôm rồi hỏi lại. "Ai cấu?"

Trường Yên sợ sệt nhìn quanh, chắc mẩm không có ai mới lí nhí đáp: "Vυ" Cúc... cấu đau lắm."

Lúc nó vén tay áo lên, ta trố mắt nhìn mấy vết tím xanh tím đỏ tới đánh rơi cả gói bánh.

Thường Kiệt kiếm cao bôi cho, nó cũng nhất định không chịu, sợ vυ" Cúc biết.

Ăn xong, mặc cho Trường Yên sợ tới tái xanh mặt mũi, ta vẫn nằng nặc dẫn nó đi mách cha. Khi thấy mấy vết thâm tím trên tay nó thì người nổi trận lôi đình, hạ lệnh đem vυ" Cúc ra đánh năm mươi roi rồi đuổi khỏi cung.

Tối nằm trong lòng vυ" Dung, ta khẽ thủ thỉ: "Sao bà ấy lại dám cấu Trường Yên hả vυ"?"

"Vì Công chúa ít gặp Bệ hạ, nên bà ấy mới không sợ bị phát hiện."

Rồi vυ" giải thích một thôi một hồi, cuối cùng ta cũng hiểu ra. Như Trường Ninh và Kim Thành thì Thục phi và Đức phi vẫn thường xuyên dẫn chúng nó đến gặp cha. Hoặc khi người nghỉ lại chỗ Thục phi, Đức phi thì kiểu gì cũng ngó thấy hai đứa nó. Nguồn cơn mọi chuyện đều do Trường Yên không có mẹ, vậy nên ta bèn quyết định sẽ làm mẹ của Trường Yên. Ta dặn nó nếu bị đứa nào bắt nạt thì cấm được khóc mà phải xông vào đấm.

"Đấm không lại thì cứ chạy về mách mẹ."

Khi khoe với Thường Kiệt quyết định trọng đại này, hắn bèn nhìn ta bằng ánh mắt kỳ cục rồi bảo đừng có bắt làm chung. Ta vui vẻ gật đầu. Đương nhiên ta sẽ không cho hắn làm chung, bởi sau này hắn còn phải làm chồng của Trường Yên nữa. Ta thân thiết với Trường Yên rồi thì không còn gọi nó bằng phong hiệu, mà gọi bằng cái tên cúng cơm là Cẩn Mai. Thường Kiệt bèn hỏi thế Trường Ninh với Kim Thành thật ra tên là gì, ta liền ở người không biết. Giống như khi người khác quen miệng gọi ta là Thái tử thì sẽ dần quên mất tên ta là Nhật Tôn.

Ta dành khá nhiều thời gian cho Cẩn Mai. Không phải bởi ta chán chơi với Thường Kiệt, mà bởi vυ" Dung bảo nếu Cẩn Mai thân với ta, hoặc trông có vẻ thân với ta, thì sẽ không có ai dám bắt nạt nó nữa. Nhưng Thường Kiệt không chịu hiểu. Mỗi khi bị ta bắt chơi cùng Cẩn Mai, hắn đề vùng vằng khó chịu.

"Nam tử hán đại trượng phu ai lại đi chơi búp bê vải."

Mỗi lần như thế ta đều kiên nhẫn hỏi lại: "Thế phải chơi búp bê gì?"

Vậy nhưng hắn chẳng bao giờ đáp.

Lần duy nhất Thường Kiệt tỏ ra hứng thú với trò này là khi ta bất ngờ phát hiện ra búp bê không có giới tính rõ ràng.

"Ủa, sao con Thường Kiệt lại không có ớt?" Ta trỏ con búp bê trong tay Cẩn Mai. Con bé đang thay quần cho nó.

"Đâu?" Thường Kiệt thò cổ vào, giật phắt con búp bê, xem xét một hồi rồi quay sang Cẩn Mai. "Đổi đi!"

"Con nào chả thế."

Ta với Thường Kiệt không tin nên nhặt mấy con khác lên kiểm tra. Tụt quần con Nhật Tôn ra xem thì đúng là cũng không có ớt thật. Con Nhật Trung cũng nhẵn thín. Mấy con Trường Ninh, Kim Thành và Cẩn Mai trông cũng y hệt.

"Không được gọi là Thường Kiệt nữa. Đổi tên đi."

Cẩn Mai lắc đầu nguầy nguậy: "Nó quen tên rồi. Em không đổi đâu."

Thường Kiệt bần thần cầm con búp bê nam không ra nữ không ra nữ, vẻ mặt hơi căng thẳng. Ta mặc hắn, quay ra giúp Cẩn Mai mặc lại quần cho mấy con búp bê.

Đột nhiên Thường Kiệt đứng phắt dậy, hồ hởi nói: "Này, đừng chơi búp bê nữa. Ra đây anh có trò này hay lắm."

Sau này ngẫm lại mới biết ngày đó Thường Kiệt hì hục làm ngựa cho Cẩn Mai cưỡi, rồi hùng hục chạy diều, rồi cặm cụi đẽo kiếm, cũng chỉ cốt để con bé không chơi búp bê nữa. Dần dà hai đứa còn dẫn theo Cẩn Mai đi quậy phá. Cuộc sống của ta lại quay về quỹ đạo cũ, muôn màu muôn vẻ. Có khác thì cũng bởi thêm một người nữa mà thôi.