Chương 22: Minh tướng

Học trò giáo sư Mạc không nhịn được lầm bầm: “Vừa rồi chúng ta không biết điều tí nào!”

Những thứ Đàm Tiêu chuẩn bị bao gồm Nguyên Tửu – là một loại rượu dùng để cúng tế, dưa, trái cây, bánh ngọt và chỉ có ba món chính mà thôi. Dù sao đây cũng không phải là lễ lớn, chỉ có một mình Đàm Tiêu không làm nổi loại lễ cúng lớn bận bịu từ tối đến sáng.

Ngoài món cá chép, cậu còn nấu thêm canh gà với đậu hũ, giăm bông, cá khô và những nguyên liệu khác cho hầm chung với cả con gà. Nước canh gà sánh mịn trắng ngà, đậu hũ chín vừa tới có màu vàng óng ánh hấp dẫn, cực kỳ mềm mịn.

Bọn họ như đi nhầm vào chương trình ẩm thực, Đàm Tiêu cho tất cả đồ cúng vào thùng tre.

Trong Kinh Thi từng miêu tả việc tế bái như thế này: “Thần linh thích đồ ăn, người cúng sống lâu hơn.” Người xưa tin rằng, thần linh cũng thích đồ ăn ngon.

Ăn được món vừa miệng sẽ ban phúc cho người cúng bái.

Tay Đàm Tiêu kết ấn, gõ vào mép đĩa tre nhưng lại tạo ra âm thanh lanh lảnh như tiếng đồ sứ va chạm.

Là ‘kích sàm’ (*)

(*) Gợi cảm giác thèm ăn của người khác.

Trong căn lều yên tĩnh, từng luồng nhiệt bốc lên từ đĩa thức ăn, len lỏi ra tứ phía, mượn tre trúc và thức ăn mời gọi thần linh đến thưởng thức.

Minh hương sáng nhưng không khói, nhưng hơi nóng bốc lên như sương mù. Xuyên qua làn khói lượn lờ là có thể nhìn thấy Đàm Tiêu lôi chiếc mặt nạ đầy màu sắc dùng trong tế lễ và đeo nó vào.

Tiếng đinh đinh ‘kích sàm’ vẫn vang vọng.

Trong phút chốc, bầu không khí trang nghiêm hơn trông thấy...

Và ngon lành.

Trong hàng ngàn năm nay, Vu và Na lúc phân lúc hợp, ảnh hưởng sâu sắc đến phong tục. Mà nghề linh sư này, xét theo gốc rễ là vu nhưng thi thoảng cũng sẽ dùng nghi thức của na.

Trong mắt người đời, đặc điểm dễ nhận thấy nhất của nghi thức na thuật là mặt nạ. Trong [Chu Lễ] có ghi chép rằng nó là mặt nạ na thuật ‘Bốn mắt Hoàng Kim’, nhưng trong ấn tượng của mọi người, mặt nạ bọn họ dùng toàn là mặt nạ gỗ.

Mà không biết Đàm Tiêu lấy đâu ra cái mặt nạ được làm từ giấy dai, sơn màu đỏ và đen, tạo thành hoa văn giống như lông vũ.

“Lúc trước tôi từng quen với một vu sư ở tỉnh Tề Quyến, bọn họ đều dùng mặt nạ gỗ long não.” Anh Từ sờ cằm, nói. Nhưng bất kể là gỗ long não, gỗ dương hay gỗ liễu,... bất kể là tôn giáo trường phái nào, trong phong tục tập quán có sự khác biệt đến đâu thì trong ấn tượng của anh ta, mặt nạ thường được làm từ gỗ.

“Có lẽ là để tiết kiệm chi phí. Anh xem, bây giờ cái gì cũng công nghiệp hóa hết rồi, không dùng bản điện tử là may lắm rồi.” Mục Phỉ còn cho rằng mặt nạ Đàm Tiêu dùng khác biệt là do nhà họ Đàm đã sáng tạo đổi mới sau khi nhảy qua theo ngành du lịch.

“... Đó là bởi vì tế bổn thần phải dùng phương thức ‘ám tướng’, tức là phải dùng một mặt nạ gỗ để che mặt. Tế đệ tử của thần phải đeo mặt nạ giấy, không thể che kín toàn bộ khuôn mặt mà để lộ ra ngoài, gọi là ‘minh tướng’.” Đàm Tiêu vẫn nghe thấy tiếng bọn họ nói chuyện, cậu phải giải thích. Sao bọn họ có thể nghi ngờ nhà bọn họ ăn xém nguyên vật liệu chứ? Có tiết kiệm chi phí cũng đâu cắt giảm ở phương diện này được.

Anh Từ và Mục Phỉ ngượng ngùng cười, nhỏ giọng thì thầm.

“Nhưng mà, cậu nhóc không tế bái Nguyên Phượng hả?”

“Tôi nhớ ra rồi, có thể là bởi vì pháp khí chúng tôi nhìn thấy dưới lăng mộ có lông khổng tước, Đàm Tiêu nói khổng tước là con của Nguyên Phượng. Pháp khí của tượng của vu sư cũng là bản mô phỏng lại, chắc là một việc không làm phiền hai người nên tế bái con trai Nguyên Phượng.”

Bọn họ đoán gần đúng rồi.

Không chỉ linh sư, vu sư ở khắp nơi chủ yếu chỉ tế bái thần linh, thấy ai linh nhất thì thờ cúng người đó và vài vị thần khác làm phụ tá.

Nhưng là một học sinh, là linh sư vị thành niên làm thuê cho gia đình vào kỳ nghỉ, Đàm Tiêu vẫn chưa chọn thần chính để thờ, bình thường cậu sẽ chọn ngẫu nhiên một cái trước mặt mình, hoặc có khi là theo yêu cầu của du khách.

Lần trước Đàm Tiêu chỉ sử dụng pháp khí của vua Sở trong khoảng thời gian ngắn, trên đó có họa tiết hình khổng tước, khi đó cậu đã có chút cảm ứng linh hồn nên lần này cậu đã vô thức chọn tế bái con trai Nguyên Phượng. Lúc nãy không nhịn được ngắt lời bọn họ, bây giờ Đàm Tiêu cầm chiếc mặt nạ lên, miệng niệm chú vu thuật. Ngữ điệu của cậu mang âm luật kỳ lạ giống như ngân nga: “Dương tước chưa hót xuân đã biết, chưa từng thỉnh thần mời dâng hương, nhang khói bao quanh tế đường, cổng trời mở ra, mây đen che lấp...”

Cậu ngân nga, vô thức đắm chìm trong lời bài hát, khẽ nhắm hai mắt lại.