Diêu Thế Linh bảo cô đi tới tiệm may vài lần cô đều nói không cần vội, vẫn luôn ra sức kéo xe bò, mắt nhìn chằm chằm cổng trạm lương thực.
Điều này khiến những người hàng xóm trong thôn Thủy Loan cũng tới đây nộp lương thực ở đằng trước vô cùng kinh ngạc.
“Người kéo xe bò kia là Văn Thanh sao?”
“Văn Thanh tới đây nộp lương thực sao?”
“...”
Hàng xóm đều mở rộng tầm mắt, phải biết chuyện như đóng thuế lương thực này không phải thanh niên trai tráng thì là bậc cha chú đến nộp. Nào có cô gái nhỏ tới nộp chứ, vừa tốn sức mệt mỏi vừa phải chen giữa một đám đàn ông đàn ang hôi hám.
Đặc biệt là Văn Thanh còn kéo xe bò, từng bước từng bước kéo tới trước, càng ngày càng gần cổng trạm lương thực. Một mặt họ cảm thấy Văn Thanh không ra dáng con gái nên có, một mặt lại cảm thấy có một đứa con gái cưng tri kỷ thế này cũng thật tốt, chỉ là lời ra khỏi miệng lại thành.
“Biết thương mẹ thế này, sau này gả tới nhà người khác rồi chắc mẹ chồng phải lo lắng lắm đây.”
“Ai làm mẹ chồng nó người đó xui xẻo.”
“...”
Một đám người đứng không chờ cũng là chờ, rảnh rỗi không có gì làm liền đào chuyện từ tám trăm năm trước của Diêu Thế Linh và Văn Thanh ra bàn tán.
“Diêu Thế Linh là người chạy nạn tới từ bên ngoài, nếu không phải cha Văn Thanh giữ lại thì không biết đã thế nào rồi.
“Cũng chỉ có mình cha Văn Thanh chịu nhận thôi, nhà nghèo không cưới vợ nổi, may mà gặp được Diêu Thế Linh không biết xấu hổ.”
“Không thì sao Văn Thanh lại giống con trai thế được? Chẳng phải là giống mẹ nó đó sao.”
“Mấy hôm nay Văn Thanh không còn như trước nữa.”
“Sao lại không còn như trước, nhà nghèo như thế, chẳng phải mỗi ngày đều phải vào thị trấn sao?”
“...”
Mấy người đang nghị luận sôi nổi thì Văn Thanh và Diêu Thế Linh đã mỉm cười đi tới, mấy người hàng xóm lập tức cười trừ: “Mẹ Văn Thanh đấy à, hai người qua kiểm tra rồi sao?”
Diêu Thế Linh cười đáp: “Qua kiểm tra rồi, chúng tôi tới sớm.”
Văn Thanh kéo xe bò đứng bên cạnh, cô không có chút hảo cảm nào với mấy người này nên chỉ cười cho phải phép.
“Giờ về nhà được rồi hả?”
“Ừm, về nhà, trong nhà còn nhiều việc.” Diêu Thế Linh cười đáp rồi cùng Văn Thanh rời khỏi đó.
Đến lúc đi tới đường lớn Văn Thanh mới giao xe bò cho Diêu Thế Linh. Cô nói với Diêu Thế Linh vài câu, bà ấy dắt xe bò rời đi, còn Văn Thanh thì đi về hướng ngược lại.
“Này, mấy người xem kia, Văn Thanh không về thôn Thủy Loan.” Có một người hàng xóm lên tiếng.
Những người khác đều thò đầu ra xem, quả nhiên đều thấy Văn Thanh không về thôn Thủy Loan.
“Văn Thanh đi đâu thế?”
“Không phải là tới nhà Kỷ Ngạn Quân tìm Kỷ Ngạn Quân đó chứ?”
“Tám mươi phần trăm là thế, đúng là không biết xấu hổ, đó chẳng phải là hướng đi tới nhà Kỷ Ngạn Quân sao? Có nhà mẹ chồng tốt như thế, chắc chắn phải tới nịnh bợ mỗi ngày rồi.”
“...”
Một đám người nhìn theo Văn Thanh đi về phía nhà Kỷ Ngạn Quân, nhưng cô cũng không dừng lại mà đi một hơi.
Mấy người hàng xóm đều kinh ngạc.
“Không phải tới nhà mẹ chồng hả?”
“Vậy nó đi đâu thế?”
“...”
Sau đó mấy người phụ nữ xếp cuối hàng nộp thuế lương thực, tôi đẩy cô cô đẩy tôi, đều giật dây đối phương đi xem thử rốt cuộc là Văn Thanh đi làm gì? Sao lại không tới nhà Kỷ Ngạn Quân, lẽ nào hẹn Kỷ Ngạn Quân ở chỗ khác sao?
Những năm tám mươi ở thôn Thủy Loan, giao thông không thuận tiện, không có điện thoại, cũng không có trò giải trí gì.
Trừ bận việc nhà nông thì rất rảnh rỗi, nhà nào đó có chuyện xấu cũng đủ cho cả thôn nhai đi nhai lại cả năm. Huống chi là nhà Văn Thanh, trừ Văn Lượng, Văn Bằng trong sạch ra thì tùy ý lôi một người nhà họ Văn ra thì ai cũng đầy lịch sử đen, đặc biệt là Văn Thanh.
Những chuyện của Văn Thanh đủ cho bọn họ bàn tán một năm ba trăm sáu mươi lăm ngày không ngày nào trùng ngày nào.
Lúc hàng xóm đang giật dây nhau theo dõi Văn Thanh thì Văn Thanh đã nhanh chân tới tiệm may dì Tiếu, cô đứng trước cửa điều hòa nhịp thở.
Lúc này trong tiệm có hai người phụ nữ tới lấy quần áo kiểu Tôn Trung Sơn. Họ ăn mặc sạch sẽ gọn gàng, tóc tai gọn gàng, đang nói chuyện với dì Tiếu.
“Dì Tiếu.” Văn Thanh cười gọi.
Dì tiếp lập tức cười nghênh đón: “Đến rồi đó sao?”
“Dạ, dì Tiếu buổi sáng tốt lành, cháu mới đi nộp thuế lương thực với mẹ nên mới tới trễ hơn hôm qua một chút.”
“Không sao không sao, cũng không trễ mà.” Dì Tiếu cười đáp, sau đó hỏi cô: “Văn Thanh, váy hoa hôm qua cháu làm tới đâu rồi?”
“Hôm qua cháu vẽ đường may xong rồi, hôm nay sẽ bắt đầu may, chắc ngày mai sẽ làm xong váy.” Văn Thanh nói.
“Còn giày thì sao?” Dì Tiếu thân thiết hỏi, váy và giày Văn Thanh làm là món có lợi nhuận cao nhất từ khi bà ấy làm quần áo tới nay. Mua vào mười đồng, bán qua tay thành mười tám đồng, tám đồng không phải là một con số nhỏ. Bà ấy phải đạp máy may mấy ngày trời mới có thể kiếm được, vậy nên bà ấy vô cùng coi trọng.