Nhà họ Đường không thiếu tiền và phiếu.
Đường Vãn Vãn ăn chậm rãi, trước giờ ăn cơm cô luôn ăn chậm nhai kỹ, đây là thói quen từ kiếp trước.
Dù có gấp đến đâu, cô cũng sẽ không ăn ngấu nghiến.
Đang ăn thì nghe thấy tiếng đập cửa từ bên ngoài, kèm theo tiếng hét thiếu kiên nhẫn: "Chị Vãn."
Giọng nói ngoài cửa rất quen thuộc, là bạn cùng lớp của cô, Trương Tử Minh.
Cha Trương là cấp dưới của cha Đường, thấp hơn cha Tang một bậc, đồng thời là tham mưu trưởng của khu đồn trú.
Nói đến tuổi tác, Trương Tử Minh lớn hơn Đường Vãn Vãn một tuổi, nhưng ở trước mặt cô, anh ta luôn thản nhiên gọi cô một tiếng "Chị Vãn”. Không liên quan gì đến tuổi tác, chỉ đơn giản vì từ nhỏ Đường Vãn Vãn đã luôn bảo vệ anh ta.
Đúng vậy, từ nhỏ anh ta đã là em trai của Đường Vãn Vãn.
Dù mười ba năm trước cô chưa khôi phục ký ức, nhưng những thứ khắc sâu trong xương tuỷ cô sẽ không vì cô mất đi ký ức mà ngừng tồn tại.
Đường Vãn Vãn cũng không vội mở cửa mà nuốt đồ ăn trong miệng xuống, uống một ngụm sữa đậu nành.
Tiếng đập cửa bên ngoài vẫn tiếp tục vang lên, tiếng la cũng không ngừng: "Chị Vãn, tôi biết chị đang ở nhà, mau mở cửa đi, có việc gấp."
Rõ ràng là người ngoài rất hiểu cô.
Lúc này Đường Vãn Vãn mới đứng dậy mở cửa, người bên ngoài duỗi tay muốn kéo cô ra ngoài: “Chị Vãn, đi với tôi.”
Nhưng tay anh ta chưa chạm được vào Đường Vãn Vãn đã bị cô nhìn chằm chằm, Trương Tử Minh biết rõ tính tình của cô, ủ rũ dừng tay lại, nhưng trên mặt vẫn gấp gáp: “Thật sự có chuyện mà.”
Đường Vãn Vãn lại quay người, trở về bàn ăn, cầm bánh bao lên ăn, dùng ánh mắt hỏi anh ta có chuyện gì?
Trương Tử Minh lo lắng, nhưng anh ta cũng biết Đường Vãn Vãn không thích bị người khác quấy rầy lúc cô đang ăn.
Trời lớn bao la, ăn cơm lớn nhất.
Trương Tử Minh hít một hơi: “Đám Hiểu Phong đánh nhau rồi.”
Đường Vãn Vãn thờ ơ, trong đại viện có hôm nào mà không đánh nhau?
Nếu không đánh nhau hoặc không hẹn đánh nhau thì mới là bất thường.
Đặc biệt là trong mấy năm gần đây, khi tình hình ngày càng nghiêm trọng, phong trào bên ngoài diễn ra rất mạnh mẽ, các trường học đều đóng cửa, những đứa trẻ trong đại viện ăn không ngồi rồi cũng theo những người đó ra ngoài làm bậy.
Đường Vãn Vãn không thích lắm.
Nhưng cô cũng không tham gia.
Trước khi khôi phục ký ức sẽ không, sau khi khôi phục ký ức lại càng không.
Trong mắt cô, những thứ gọi là đấu tranh oanh liệt đó sớm muộn gì cũng sẽ bị dọn sạch.
Không có sự hỗn loạn nào kéo dài liên tục nhiều năm được cả.
Nghĩ lại trước đây, cô tiếp nhận một đất nước hoang phế không nhìn nổi như vậy, bên ngoài phản loạn, bên trong càng loạn hơn, bá tánh không nhà cửa, vì cuộc sống mà nổi dậy tạo phản, nhưng cuối cùng thì sao?
Một cá nhân không thể chống lại quyền lực của một quốc gia.
Mà những quyết định sai lầm cũng sẽ dần dần được sửa chữa theo thời gian.
Giống như bây giờ, khi trường học đóng cửa, bọn trẻ ăn không ngồi rồi sẽ nảy sinh rất nhiều mâu thuẫn và phiền phức.
Chẳng lẽ quốc gia sẽ không biết đến mầm tai hoạ này sao?
Sớm muộn gì cũng sẽ bị chỉnh sửa.
Chỉ là vấn đề thời gian mà thôi.
Không thể không nói, cân nhắc này của Đường Vãn Vãn quả là chính xác.
Các lớp học đã bị đình chỉ trong cuộc đại Cách mạng năm 1967, nhưng chỉ qua hai năm đã khôi phục trở lại.
Dù mười năm vẫn chưa tổ chức lại kỳ thi tuyển sinh đại học nhưng các trường học vẫn chưa bị đình chỉ lần nữa.
Chỉ là loạn quá nên bọn trẻ con cũng không hứng thú đến trường thôi.
Đường Vãn Vãn chỉ bắt đầu từ tâm lý của một người đã từng nắm quyền, cảm thấy chuyện này sẽ không kéo dài được lâu.
Đương nhiên, cũng không thể tham gia vào cái gọi là đấu tranh này.
Cái kiểu tham gia này không có chỗ nào tốt, chỉ có bất lợi.
Hơn nữa, con cháu đại viện tham dự vào cuộc đấu tranh này, chỉ làm ảnh hưởng đến người trong nhà mà thôi.