Chương 9

Phí Phi Phi: “Haiz, của chị là vài sợi tóc, ban đầu đã có sạn nhỏ khó nuốt rồi, còn có cả tóc nữa, chẳng còn hứng thú ăn uống gì.

Ngọc Trân, lúc em nấu mà tóc rụng vào cũng chẳng sao, đừng áp lực quá, chị em mấy đứa chắc chắn sẽ nấu cẩn thận hơn thím Triệu.”

Thường ngày cô ấy không thích nói chuyện, chỉ nói vài câu với chồng khi anh ấy càm ràm. Cô không sợ nói sai chọc giận chồng, cũng không sợ nói sai sẽ khiến Ngọc Trân tức giận.

Người tốt tính một khi mà bực lên thì to chuyện rồi.

Tề Ngọc Trân hiểu ý cô ấy.

“Chúng em sẽ nấu cơm cẩn thận, cát đá vụn có thể thấy được sẽ lấy hết ra”.

Nói xong, Phí Phi Phi đi hỏi chồng, đưa ra câu trả lời chắc chắn trước khi vào ca chiều.

ên chị Phi Phi hẳn là không có vấn đề gì, hai chị em cùng thanh niên Canh quay lại ăn cơm trưa.

Ba người đi được vài bước, thanh niên Canh bỗng nói cơm của cô ấy không có tóc hay chỉ đỏ nhưng vẫn còn sống, miếng nào cũng có sạn.

Rất khó nuốt.

“Thanh niên trí thức Canh, nếu cô không chê thì tôi chia cho cô nửa phần khoai tây của tôi.”

Tề Ngọc Liên hiểu hoàn cảnh của thanh niên Canh, biết sáng nay cô ấy bị đói ngất nên chia mấy miếng khoai tây trong cơm trưa cho cô ấy.

Ít nhất khoai tây đã chín, sẽ không cắn phải sạn.

Thanh niên trí thức Canh không từ chối: “Cảm ơn cô.”

...

Không lâu sau đến lượt nhà Tề Ngọc Trân nấu cơm, gia đình cô nấu cơm khoai sọ, nấm tuyết và dưa muối. Tề Ngọc Trân và em trai thứ ba Tề Đào Minh phụ trách cơm trưa cho tiểu đội một đến tiểu độ ba. Em trai thứ hai Tề Đào Thanh và em gái Tề Ngọc Liên phụ trách tiểu đội bốn đến tiểu đội năm.

Các em trai chủ yếu phụ trách làm việc nặng, Tề Ngọc Liên thường hay dính chị nhưng khi phát cơm sẽ không dính lấy chị nữa.

Hai chị em đóng gói hộp cơm trưa của ba mẹ rồi gửi qua trước, sau khi giao cơm trưa của ba mẹ xong, họ bắt đầu xới cơm cho xã viên.Hai thùng cơm và dưa muối đã sẵn sàng, chờ mọi người tan làm về ăn cơm.

Không để các chị em đợi lâu, mọi người đã tới xếp hàng lấy cơm.

“Dưa muối khá mặn, ai không ăn thì bảo tôi nhé.”

Tề Ngọc Trân phụ trách xới cơm, em ba phụ trách cho dưa lên cơm, mỗi người ba miếng.

Xới cơm tốn sức, nhưng Tề Ngọc Trân lo em trai xới không cẩn thận sẽ cho người này nhiều, người kia ít nên chỉ có thể tự làm, cố gắng cho mọi người đều như nhau.

Đến lượt An Lâm, cô hỏi có thể cho thêm hai miếng dưa muối nữa không.

Tề Ngọc Trân: “Được, Đào Minh, cho An Lâm thêm hai miếng dưa muối.”

Tề Đào Minh nghe chị, cho thêm hai miếng dưa muối vào hộp cơm của thanh niên An.

Dưa muối ăn với cháo còn được, còn với cơm thì hơi mặn, không tốt cho lắm, nên các xã viên không từ chối dưa muối nhưng cũng không xin thêm. An Lâm xin thêm không ai bất mãn.

“Cho tôi một miếng dưa muối là đủ.”

Tống Tầm Chu là người cuối cùng, còn khoảng bốn năm miếng dưa muối trong chậu.

“Được.”

Tề Ngọc Trân nhận cái ca tráng men của anh, xới cơm vào.

Hai thùng cơm không còn dư củ khoai nào, chỉ còn vỏn vẹn một lát khoai, do Tề Ngọc Trân lúc đếm số người cố tình chừa lại.

Không phải cô có tình cảm đặc biệt với thanh niên Tống, chỉ là thấy khoai sọ trưa nay ngon nên muốn mọi người đều được thưởng thức, vì vậy mới cố ý để lại một miếng cho thanh niên Tống.

Nếu đến lượt thanh niên Tống chỉ còn miếng khoai cuối cùng, thì cô cho anh hết phần cơm còn lại.

Tề Đào Minh cố ý chọn miếng dưa muối lớn nhất cho thanh niên Tống. Chờ thanh niên Tống bưng ca tráng men đi ăn trưa, cậu ấy đi lấy hộp cơm của ba mẹ, lúc này chắc ba mẹ đã ăn xong rồi.

Sau khi lấy hộp cơm, hai chị em quay về, đi được nửa đường thì gặp An Lâm đang ăn cơm với Tề Nhị Nha. An Lâm khen bữa cơm trưa:

“Đây mới đúng là bữa cơm trưa của con người, người nấu hôm nay có thể nấu mãi được không?”

Tề Ngọc Trân: “Cơm trưa các gia đình thay phiên nhau nấu, không thể một nhà nấu mãi được.”

An Lâm biết mình chỉ có thể nghĩ vậy thôi, nhưng vẫn nói: