Chương 4: Nhận nuôi chú Nhậm (1)

“Tiểu Sâm, cháu vẫn ổn chứ?” Tiền Thục Hồng - hội trưởng hội phụ nữ đại đội sản xuất, chất giọng nổi tiếng vang và đanh thép. Bà vừa công khai bênh vực Nhậm Kiến Sâm. Thấy cậu bé ngã đau, bà vội vàng đỡ nó dậy, ân cần hỏi thăm.Cậu bé mắt ướt lệ nhoè gắng gượng kìm nước mắt lắc đầu. Thân thể nhỏ bé cuộn tròn chui sát vào l*иg ngực bà tìm chỗ trốn. Bé lúng búng nức nở: “Bà Tiền ơi, xin đừng bán cháu.”

“Vớ vẩn, bán cái gì mà bán. Bố cháu là đại anh hùng, dũng cảm hy sinh vì tổ quốc, ai dám bán cháu.”

Tiền Thục Hồng lườm cháy mặt Trương Hồng Phân, căm ghét quát: “Nhậm Tam hy sinh vì nước, tổ quốc ghi công. Chính phủ chắc chắn trao khoản tiền trợ cấp. Chỗ đó chưa đủ phí khám bệnh à mà phải bán Tiểu Sâm? Già mồm át lý, lòng dạ độc ác thối nát, thiên địa bất dung.”

“Trợ cấp? Trợ cấp nào?” Trương Hồng Phân khăng khăng chối bỏ. Cô ta láo liên mắt nghĩ kế. Quả thật họ nuốt trọn 2600 tệ tiền trợ cấp nhưng dại gì thừa nhận. Thừa nhận rồi sao tống cổ thằng con nhà lão tam được nữa. Nuôi tốn cơm tốn gạo báo đời à.

Tiền Thục Hồng chưng hửng. Bà nghe thiên hạ đồn chính phủ trích quỹ tử tuất, chuyên nuôi dưỡng gia quyến của những quân nhân gặp nạn khi thi hành nhiệm vụ. Thực chất có hay không, bà không dám khẳng định trăm phần trăm. Họ hàng nội ngoại, thân thích xa gần chưa ai từng nhập ngũ. Cả đại đội đông thế mà duy độc Nhậm Tam.

Lúc chứng kiến cảnh cậu bé ngã dúi dụi, Chu An giận sôi sùng sục. Cô suýt chút nổi khùng, xông pha cãi nhau tay đôi. May mắn Tiền Thục Hồng phản ứng nhanh, ôm bé đứng dậy. Cô ghìm cương trước vực, bình tĩnh quan sát diễn biến. Cô biết tuổi thơ chú Nhậm cơ cực, chẳng ngờ thê thảm ra nông nỗi này.

Chu An phát hiện vài điểm kỳ quặc. Ấn theo trí nhớ về hành trình cuộc đời của chú Nhậm, bố chú tức Nhậm Quốc Dũng tử nạn năm chú tám tuổi. Đứa trẻ mồ côi như diều đứt dây . Chú chịu mọi đòn roi ức hϊếp. Mùa đông giá rét bắt ngồi trơ trọi giặt giũ cạnh bờ sông. Tuyết dày đường trơn , chú sảy chân ngã xuống nước. Hai chân bị ngấm lạnh quả lâu, mạch máu ách tắc hư tổn, vĩnh viễn khó phục hồi. Vì đôi chân tàn tật, mẹ kế ác độc đuổi thẳng cổ chú đi. Chu bảo bối ngốc nghếch dẫn chú về nuôi lớn.

Trái bí đao lùn nhìn sao cũng không giống trẻ con 8 tuổi. Nếu vậy bố chú hẳn vẫn còn tại thế, đang tòng quân phục mệnh chứ nhỉ. Hà cớ chi Tiền Thục Hồng và Trương Hồng Phân nói ông đã chết? Chả nhẽ do cô xuyên không gây cải biến lịch sử, bố chú Nhậm an nghỉ sớm trước thời hạn?Bất kể nguyên nhân gì, cô sẽ ngăn chặn hành động mua bán con trai, giữ chú Nhậm ở lại. Chu An vững tâm đứng ngoài vòng chiến hoả, tiếp tục nghe họ nói chuyện.

“Thím Tiền ạ, không phải cháu láo lếu xỏ xiên thím đâu. Thím giữ chức hội trưởng hội phụ nữ thật đấy nhưng quan phủ khó quản việc riêng. Chuyện nhà cháu thím chen miệng vào làm gì? Hay thím tốt bụng chi 120 đồng cho bố chồng cháu khám bệnh? Nếu vậy cháu xin răm rắp vâng lời.” Trương Hồng Phân nom Tiền Thục Hồng sửng sốt dao động, cô tả đoán bà thím phiền phức này chưa biết ngọn nguồn vụ trợ cấp bồi thường, vểnh đuôi đắc ý.

Tiền Thục Hồng đuối lý. Bà nghẹn ngào rơi xuống thế bí. Bà thương Tiểu Sâm tứ cố vô thân, muốn chăm sóc giúp đỡ. Song bảo bà khơi khơi biếu 120 đồng thì đừng mơ.

Tiền Thục Hồng im lặng càng tăng khí thế cho Trương Thục Phân. Cô ta được đà lấn tới: “Sao, thím Tiền? Thím muốn bố chồng cháu nằm im chờ chết à?”

Tiền Thục Hồng là một người phụ nữ ghê gớm. Bà thuộc trường phái dùng lý lẽ giải quyết vấn đề chứ không cãi ngang, cả vυ" lấp miệng em. Sự việc hôm nay bà rất lưỡng lự, khó trọn vẹn đôi đường. Nếu kiên quyết giữ Tiểu Sâm, nhỡ lão Nhậm đi chầu ông bà ông vải, ai dám cáng đáng trách nhiệm? Nếu bảo bà giả câm giả điếc mặc kệ thằng bé thì lòng bà chẳng nỡ.Suy đi tính lại, chắc gì Tiểu Sâm ở nhà họ Nhậm đã sung sướиɠ hạnh phúc. Giả dụ trời phật thương xót ban cơ duyên gặp gỡ gia đình khá giả tử tế, cuộc sống lập tức bước sang trang sử mới.

Tiền Thục Hồng cụp mi trầm tư. Ngọn lửa hy vọng của em bé Nhậm Kiến Sâm được châm mồi từ vòng ôm ấm ấp, bênh vực giờ bỗng lụi tắt hoá tàn tro. Nỗi niềm tuyệt vọng bất lực tràn ra từng lỗ chân lông. Lẽ nào cậu phải khuất phục số phận nghiệt ngã ư?

“Không ai nuôi, tôi nuôi.”

Chất giọng thiếu nữ thanh thuý phá tan cục diện giằng co bế tắc.