Chương 35: Mẫu Liễu Hạnh

... Mấy ngày sau vụ việc Cao Biền mượn vía Chung Quỳ đánh đuổi quỷ nhi ...

Như đã biết, bà Lã Thị Nga, vợ của Cao Biền vốn là người hiền lành nhân đức, trái ngược hoàn toàn với tính cách của Cao Biền. Hai người họ thành vợ thành chồng họa chăng cũng là để cân bằng lẫn nhau, tựa như là sự cân bằng của tự nhiên vậy. Sau cái hôm mà bà Lã Thị Nga chứng kiến cái cảnh tượng Cao Biền gϊếŧ chết toàn bộ đám trẻ sơ sinh gần trăm đứa cả sống lẫn chết, băm chúng nó thành trăm nghìn mảnh vụn, máu me toe toét thì bà mất ăn mất ngủ mấy ngày liên tục. Dẫu rằng cái hình ảnh con quỷ nhi húc đầu tung cửa nhẩy bổ ra sân. Cái đầu bị húc đến móp sọ máu chảy tong tỏng, đôi mắt lộn tròng có mầu xanh lục dạ quang, hàm răng dưới khi không xệ xuống dài ra vẩu lên xé toác cả da mặt với nhưng cánh chân cánh tay dị dạng khi không dài ngoằng, cái lưng cong gù gập lại biến đứa trẻ thành một con quỷ nhi quái thai dị hợp rất đáng sợ, nhưng có lẽ cái hình ảnh ám ảnh bà là những đứa trẻ sơ sinh còn sống khi được bế vào đặt trong phòng làm lễ, đứa nào đứa nầy mồm còn thơm mùi sữa cứ thi nhau gào lên khóc mà tội chúng nó lắm chứ. Đêm nay cũng như mấy đêm trước, một mình bà Lã Thị Nga ngồi dậy trên giường mà suy nghĩ, dù bà không tận mắt chứng kiến cảnh chồng minh hỗn chiến với đám con ranh con lộn ra sao, nhưng trong đầu bà lại hiện lên rõ mồn một cảnh Cao Biền cầm kiếm lăm lăm chém dã man những đứa trẻ sơ sinh còn quá bé để có thể kháng cự hay thậm chí là né đòn. Hình ảnh cái đầu đứa con sơ sinh của Mai và Lâm tại làng như khiến bà phải rừng mình kinh hãi, nhưng hai con mắt của bà lại chan chứa. Cảm thấy quá bí bức, bà Lã Thị Nga bèn đứng dậy nhẹ nhàng mở cổng và đi ra ngoài vườn như thể cho khuây khỏa.

Dưới ánh trăng sáng vằng vặc, bà Lã Thị Nga cứ đi men theo con đường dọc vườn hoa được lát đá mà nghĩ ngợi về số phận của dân Nam sau này. Trong đầu bà là vô vàn câu hỏi, nếu như mà chồng bà làm Thái Thú đã tìm đủ mọi cách để có thể xây lại được thành Giao Chỉ thì sau này nếu như hoàn thành, liệu ông ta còn có thể nhẫn tâm ra tay làm việc gì nữa cơ chứ? Ngoài ra, càng buồn tủi và căm ghét những việc mà chồng mình đang làm với dân Nam như khiến bà càng phẫn uất Lão Tống hơn nữa. Kẻ mà khắp trong triều gọi là Tống Đại Nhân, kẻ gian ác chuyên giựt dây triều đình. Trong thâm tâm bà Lã Thị Nga luôn mang một ý nghĩ đó là chính Lão Tống đã đưa chồng bà vào con đường tối, kể từ cái ngày mà chồng bà bái Lão Tống làm sư phụ dạy phép luyện bùa trú, kể từ đó mà cái tâm tính của Cao Biền thay đổi một cách rõ rệt. Vừa đi vừa nghĩ ngợi, chẳng bao lâu mà bà Lã Thị Ngã đã tới được hồ "Bái Nhất Tọa Nguyệt". Sở dĩ gọi là hồ "Bái Nhật Tọa Nguyệt" là vì cái hồ này có hình tròn một cách tuyệt đối, thêm vào đó là hồ tự nhiên. Nếu đúng giữa trưa, cho dù là có đứng ở bật kì chỗ nào ven hồ nhìn xuống cũng có thể thấy được bóng mặt trời chính giữa hồ. Còn vào những đêm trăng cao sáng vằng vặc, thì ngay chính giữa hồ kia là mặt trăng tròn tọa im lìm chính giữa hồ. Bà Lã Thị Nga dừng chân lại ven hồ, đưa đôi mắt ướt đẫm lệ nhạt nhòa ngắm nhìn ánh trăng tròn sáng vằng vặc đang in trên mặt hồ bằng phẳng như một tấm gương sáng với hy vọng vẻ đẹp của nó có thể xua đuổi bớt những suy nghĩ bộn bề trong đầu bà bây giờ.

Bất chợt ngay chính giữa hồ kia là bóng nước nổi lên tạo thành từng gợn sóng nho nhỏ tỏa ra khắp mặt hồ im lìm. Một thứ ánh sáng trói lòa nhô lên khỏi mặt nước, Bà Lã Thị Nga đứng đó đưa tay dụi mắt để nhìn cho kĩ hơn, bà thấy vóc dáng là một người phụ nữ, khắp người là thứ hào quang trắng sáng chói lòa khiến bà không nhìn rõ nét mặt. Người phụ nữ được bao bọc bởi ánh hào quang chói là này lướt đi trên mặt hồ một cách nhẹ nhàng về phía bà Lã Thị Nga. Khi chỉ còn cách một đoạn, chợt bà Lã Thị Nga như nhận ra người đó, bà vội vàng quỳ gối vái lạy mà nói:

- Lã Thị Nga, xin được diện kiến Nữ Oa Nương Nương.

Người phụ nữ này tiến lại trước mặt bà Lã Thị Nga, thứ ánh sáng hào quang chói lào mờ nhạt đi phần nào, bà ta nói:

- Nữ Oa Nương Nương là thần tiên cai quản đất Bắc, sao có thể hiển linh tại đất Nam này được?

Bà Lã Thị Nga đang quỳ gối cúi mặt trên đất lúc này mới ngẩng đầu lên nhìn, Trước mắt bà là một cô gái còn khá trẻ, gương mặt trắng thanh cao, mái tóc dài đen được cột lại, trên đầu cắm vô vàn những bông hoa rực rỡ. Người này mắt sáng, lông mày dài, mũi cao, miệng nhỏ xinh thì bà mới hơi lạ lẫm:

- Vậy... vậy thần tiên đây là...

Người phụ nữ này đáp:

- Ta là Liễu Hạnh, con gái cả của Thiên Phụ và Địa Mẫu, là mẫu nhi thiên hạ. Bà hãy đứng lên đi không cần đa lễ.

Khi nghe mẫu Liệu Hạnh nói mình là con của thần linh đất Bắc thì bà Lã Thị Nga trong lòng có chút lo lắng, bà đứng dậy nhưng vẫn cúi mặt nói:

- Phải chẳng Mẫu Liễu Hạnh hiển linh là để bắt tôi về chịu tội với Thiên Phụ và Địa Mẫu?

Mẫu Liễu Hạnh nhẹ nhàng ngồi xuống bên hồ, bà ra hiệu cho bà Lã Thị Nga ngồi xuống cạnh mình. Khi cả hai đã ngồi bên nhau cùng ngắm nhìn cảnh hồ về đêm nên thơ thì Mẫu Liễu Hạnh mới cất lời:

- Bắt bà về chịu tội? thử hỏi bà có tội tình gì cơ chứ?

Bà Lã Thị Nga khẽ đáp:

- Thì là bởi những việc mà chồng tôi, Cao Biền đã làm tại cái đất Giao Chỉ này...

Mẫu Liễu Hạnh từ từ quay qua, Mẫu đưa tay khẽ nâng cằm bà Lã Thị Nga lên và nói:

- Tất cả đều đã được an bài, thành bại được mất là do một tay Thiên Phụ ta sắp đặt.

Bà Lã Thi Nga nghe vậy thì có cảm thấy muôn phần lạ lẫm, bà hỏi:

- Vậy không lẽ nào... Mẫu Liễu Hạnh không cảm thấy đau sót cho những sinh linh tại đất Nam này sao?

Mẫu Liễu Hạnh khẽ mỉm cười, bà nói:

- Như ta đã nói, vạn sự tại đất Nam này là do một tay cha ta sắp đắt, thử hỏi ai có quyền thắc mắc hay thay đổi được cơ chứ? Sỡ dĩ dân Nam phải chịu binh biến vì họ đã hưởng thái bình quá lâu rồi. Những đứa trẻ kia số phận phải rơi vào tay của quỷ, cái chết có lẽ là một sự hóa giải cho chúng. Là mẫu nhi thiên hạ như ta, nhìn cảnh con cháu mình lầm than trong khổ đau thì thử hỏi có mẹ nào là không xót, nhưng mà đó là điều tất yếu của cuộc sống, để giúp cho dân Nam mạnh mẽ hơn sau này.

Bà Lã Thị Nga hỏi:

- Vậy còn Kim Long? Kim Long dù sao cũng là con của Thiên Phụ và Địa Mẫu...

Bà Lã Thị Nga như bị ngắt lời bởi cái ánh mắt chan chứa tình thương của Mẫu Liệu Hạnh. Khi mà nghe bà ta nhắc tới Kim Long thì Mẫu Liễu Hạnh trên nét mặt có thoáng một nét buồn vời vợi, bà nói:

- Kim Long là con út của Thiên Phụ và Địa Mẫu, là em của ta. Kim Long mắc tội bất hiếu với cha, không nghe lời nên bị giam hãm dưới này. Sở dĩ phải chịu cái cảnh bị khóa mắt và giam cầm tại thành Giao Chỉ là để nó xám hối về tội lỗi năm xưa của mình. Rồi sẽ có lúc, Kim Long được mở ấn khai nhãn mà tiếp tục vân du khắp trần thế.

Mẫu Liễu Hạnh và bà Lã Thị Nga ngồi hàn huyên với nhau rất lâu, và càng nghe Mẫu Liễu Hạnh nói, bà Lã Thị Nga như hiểu thêm được nhiều điều về thần thánh nước Nam, nhất là về phong tục tập quán và tín ngưỡng của dân Nam. Hàn huyên được thêm một lúc, Mẫu Liễu Hạnh nói:

- Hôm nay ta được lệnh của Địa Mẫu mở Chung Giới Môn xuống đây là có chuyện để nói với bà.

Bà Lã Thị Nga cúi đầu đáp:

- Xin Mẫu Liễu Hạnh chỉ bảo.

Mẫu Liệu Hạnh tiếp lời:

- Trước tiên bà phải hiểu những việc mà chồng bà đang làm trên đất Nam này đều nằm trong kiểm soát của Thiên Phụ. Sở dĩ ông ta có thể vận phép trấn yểm được đất Nam là vì Thiên Phụ muốn dân Nam sáng mắt và hiểu rằng không ai có thể bảo vệ họ tốt hơn họ, vì không phải là Thiên Phụ lúc nào cũng can thiệp. Hơn nữa trong vòng vài năm tới Trung Nguyên sẽ có biến, lúc đó chồng bà sẽ phải trở về, nhưng bà thì không.

Bà Lã Thị Nga nghe đến đấy thì vô cùng khó hiểu, bà khẽ ngẩng mặt nhìn Mẫu Liệu Hạnh, Mẫu tiếp lời:

- Đại Đế phương Bắc đã chấp thuận cho bà ở lại đất Nam mà lập công để được liệt vào hàng thánh dưới quyền ta, bà chắc biết rõ Đại Đế phương Bắc là ai chứ?

Bà Lã Thị Nga ngẫm nghĩ một lục, thế rồi bà khẽ cúi đầu. Mẫu Liễu Hạnh nói thêm với bà Lã Thị Nga về công việc của bà sau này. Cuối cùng, khi trời đã về khá khuya, Mẫu Liễu Hạnh đứng dậy nói:

- Ta không ép bất cứ ai làm gì, quyết định vẫn là ở bà, ta chỉ mở lời với bà vậy thôi. Đã đến lúc ta về giời rồi. Mong bà suy sét cho thấu đáo.

Nói rồi Mẫu Liễu Hạnh lướt nhanh ra giữa hồ từ từ chìm xuống nước biến mất, bỏ lại bà Lã Thị Nga vẫn cúi đầu vái lạy ở bên ven hồ.

Quay trở lại câu chuyện về Cao Biền và thành Giao Chỉ hay còn có tên là thành Đại La. Sau khi mà tường bao thành đã sừng sững hiên ngang thì cũng là lúc Cao Biền hạ lệnh cho Thuận Phong tiếp quản và xây dựng lại cại các cung điện bên trong thành. Mọi việc diễn ra tốt đẹp và xuôn xẻ cho đến khi binh lính cũng như dân bắt tay vào xây quầ thể Đoan Môn, Thần Triều, cung Vạn Thọ, Thái Miếu, Trí Hồ Lơn, Đông Cung và điện Kính Thiên. Sự lạ là cho bao nhiêu binh lính, hay như nô ɭệ và cả dân chúng vào xây thì cứ sau một đêm là chết bất đắc kì tử. Đến khi khám nghiệm tử thi thì người nào người nấy quả tim đều có dấu hiệu bị đâm thấu tim, mặc cho bên ngoài không hề có một vết đâm chém nào. Nếu như mà ngày xây còn đêm lánh ra ngoài quần thể để nghỉ ngơi thì đến hôm sau vào thi công tiếp là y như rằng bị tai nạn gẫy chân, gẫy tay, thậm chí là chấn thương cột sống mà tàn tật suốt đời. Mọi chuyện có lẽ diễn ra một cách nghiêm trọng hơn nữa khi mà vào cái tối hôm đó, đích thân Thuận Phong dẫn tinh binh đi canh gác quần thể thì đối đầu với một người. Thuận Phong bị đánh cho tơi tả chạy về báo cáo với Cao Biền:

- Không xong rồi... Cao ... Cao Thái Thú ơi...

Cao Biền nhìn cái bộ dạng tả tơi của Thuận Phong thì kinh ngạc vô cùng, giáp sắt tả tơi, vết thương đầy mình thì hét lớn:

- Lại làm sao?!

Thuận Phong thở hổn hển đáp:

- Có ... có kẻ ngăn chặn việc xây cung điện... kẻ này ... kẻ này sức mạnh vô song... tôi nghĩ chắc không phải là người phàm.

Không đợi nói thêm, Cao Biền tức tốc mặc giáp lên ngựa cùng với Thuận Phong dẫn thêm trăm tinh binh nữa tới cung điện đang được thi công. Khi Cao Biền dẫn quân tới nơi thì trước mặt ông ta là một viên tướng không rõ mặt mặc bộ giáp sắt sáng lòa, cưỡi một con bạch mã, trên tay lăm lăm thanh giáo dài sắc nhọn có gắn cụm chỉ trắng. Cao Biền ngồi trên ngữa hét lớn:

- Ngươi là ai dám tới đây phá đám! Còn không mau xưng danh?!

Viên tướng cưỡi ngựa trắng này cầm giáo chỉ thẳng vào mặt Cao Biền nói:

- Hỗn hào! Thấy Bạch Mã Tướng Quân còn không xuống ngựa mà diện kiến?!

Cao Biền cười lớn giật lấy thanh đao của Thuận Phong nói:

- Kim long còn nằm dưới chân ta gào khóc, loại sơn thần thổ địa như người còn dám mạnh mồm!

Cao Biền dương đao lao tới, cứ ngỡ rằng với bộ giáp được tinh luyện cùng với võ công của mình có thể ăn được Bạch Mã Tướng Quân, nào ngờ đâu khi mà Cao Biền vừa tới gần, Bạch Mã Tướng Quân giơ cao giáo sọc mạnh xuyên đầu con ngựa Cao Biền đang cưỡi khiến nó đổ gục. Chưa dừng lại ở đó, BMTQ quay ngược đuôi thanh giáo đưa một đường từ dưới lên đập mạnh từ cằm Cao Biền hất ông ta văng ra khỏi ngựa. Cao Biền nằm trên mặt đất còn chưa kịp đứng dậy thì BMTQ đã phi thân xuống đất khỏi ngửa. Cao Biền cầm đao dài rướn người đứng dậy thì bị BMTQ vung giáo chém cổ tay khiến ông ta rơi đao. BMTQ nhanh tay xoay giáo cầm ngược và bắt đầu đâm tới tấp xuống người Cao Biền khiến ông ta lăn người né.

Cao Biền đưng bật dậy tuốt kiếm báu bên hông, thanh kiếm có tên " Thất Kim Đại Hỏa", kiếm được tạc chế từ bẩy thứ kim loại quý và nung bởi lửa từ than trên núi cao của Trung Nguyên. Kiếm không chỉ chém sắt như bùn mà nếu chém vào thần tiên hay yêu ma có thể khiến họ tan biến hồn phách. Cao Biền vung kiếm chém, thế nhưng BMTQ đỡ được hết. Tiếng giáo và kiếm báu va vào nhau tóe lửa kêu lên những tiếng "keng keng" nghe đinh tai nhức óc. Bất ngờ BMTQ tiến lại áp sát Cao Biền, Cao Biền thừa thế vung kiếm chém bay đầu BMTQ, nhưng không, lưỡi kiếm đi qua cổ BMTQ tựa như chém khói. BMTQ tay cầm lui lên đầu giáo, ông ta đâm xuyên vào bả vai phải của Cao Biền khiến ông ta hét lớn mà đánh rơi cả Thất Kim Đại Hỏa kiếm. Lưỡi giáo sắc nhọn xuyên qua vai của Cao Biền từ trước ra sau, thế rồi BMTQ bước lùi lại mấy bước tay kéo theo ngọn giáo. Ngọn giáo do là bên ngạnh có khứa dài và sắc nên cứa vào da thịt Cao Biền sâu hơn nữa mà kéo ông ta tiến tới khụy gối trước mặt BMTQ. Thuận Phong và đám tinh binh thấy không ổn tính rút gươm ra phi ngựa tới hộ giá thì bất ngờ BMTQ một tay giữ chắc giáo một tay rút gươm báu bên hông ra, thanh gươm vàng chói lòa trên lưỡi là đính 3 viên ngọc đỏ khi không vung ngang một cái, ngay lập tức đám ngựa mà tinh binh và Thuận Phong đang cưỡi khi không bay đầu khiến chũng ngã chổng vó.

Cao Biền quỳ gối trước mặt BMTQ hay tay cố giữ cây giáo đang đam xuyên giáp xuyên vai mà nói giọng run rẩy trong đau đớn:

- Ngài ... ngài muốn gì ở tôi?

BMTQ bất ngờ rút mạnh cây giáo ra khỏi vai Cao Biền khiến ông ta ngã sấp mặt xuống đất. Đám tinh binh và Thuận Phong lúc này đã đứng dậy tính lao tới thì Cao Biền hét lớn:

- Đứng im tại chỗ cho ta!

Thế rồi Cao Biền chống đất quỳ gối dậy, hai tay run rẩy mặc đau đớn chấp lại nói:

- Tiểu nhân là Cao Biền có mắt không tròng đã mạo phạm tới thần linh, xin thần linh tha mạng.

BMTQ một tay chống cây giáo xuống đất, một tay cầm kiếm kề xuống cổ Cao Biền và nâng cằm ông ta lên nói:

- Nhà ngươi là kẻ cai quản quận Giao Chỉ này?

Cao Biền hai tay vẫn chắp trước mặt, cổ thì run lên vì lưỡi kiếm kề bên mà nói:

- Dạ... dạ... là tiểu nhân...

BMTQ nói lớn:

- Nói cho ngươi biết, ta là Bạch Mã Tướng Quân, thống soái thiên binh thiên tướng của Thiên Phụ mà cai quan đất Giao Chỉ này cũng như là để giám sát Kim Long.

Cao Biền chấp tay run rẩy khẽ cúi đầu nói:

- Xin... xin bái kiến Thống Soái.