Chương 30: Có Chăng Họa Diệt Vong?

Cao Biền, sinh ra trong một gia đình khá giả, dòng dõi đã mấy đời làm quan trong triều đình và có tài điều binh khiển tướng. Lẽ đương nhiên là ông ta cũng không nằm ngoại lệ, cũng nối gót ông cha mà ra trận. Nói sơ qua về Cao Biền, ông ta không những là một danh tướng tài ba của Trung Nguyên, mà còn là một nhà thiên văn học nổi tiếng thời bấy giờ. Không chỉ tinh thông thiên văn, mà ông còn am tường về địa lý, hiểu sâu biết rộng về phong thủy cũng như là thuật huyền học thời bấy giờ. Cao Biền vốn được người dân Trung Nguyên mến mộ không chỉ vì tài thao lược, tài chiêm tinh huyền học mà còn là về ở tấm lòng thương dân, nơi nào ông cai quản thì dân chúng cũng đều quý mến và khâm phục. Sở dĩ Cao Biền lấy tên tự là Thiên Lý vì khi tự coi vận mệnh số kiếp cho bản thân, ngày ông ta ra đời có một ngôi sao sáng rõ trên bâu trời, chính vì thế ông lấy tên là Thiên Lý, tức ý trời muốn ông tồn tại trên đời này. Nếu nghĩ đó là một sự kiêu căng ngạo mạn thì cũng không hẳn, vì rất nhiều người dân Trung Nguyên từng ví von ông như là Gia Cát Lượng, so sánh có vẻ hơi khập khiễng nhưng mà nói về chiêm tinh và địa lý thì có lẽ cả hai người phải một chín một mười. Một người tài giỏi như Cao Biền sống trên đời chắc chắn cũng sẽ có những kẻ ghen ghét và đố kị vì cái tài của ông ta. Nhưng khác với Gia Cát Lượng ở việc một lòng trung thành phò tá, luôn đi theo con đường chính đạo mà cuối cùng phải bỏ mạng trong ngậm ngùi tiếc nuối vì đại sự bất thành thì Cao Biền lại hoàn toàn khác, ông ta lại có một cái suy nghĩ, một lối đi có thể nói là hơn hẳn Gia Cát Lượng.

Trong suốt cuộc đời Cao Biền, ông ta cho là chỉ có đúng hai điểm nhấn mạnh, hay nói cách khác là hai bước ngoặt chính của cuộc đời mình. Một là khi Cao Biền gặp được Lã Thị Nga, một người con gái cùng quê. Có được Lã Thị Nga ở bên cạnh mình, Cao Biền như tìm thấy được một sự yên bình đến lạ thường mà chú tâm hơn vào việc điều binh khiển tướng và luyện phép, một cái cảm giác rất khó tả. Chính vì thế mà Cao Biên cho rằng bà Lã Thị Nga được thần thánh đưa tới để giúp ông thăng tiến hơn nữa trên bước đường công danh và sự nghiệp, vì vậy mà ông hết lòng thương yêu và chắm sóc phu nhân của mình. Bước ngoặt thứ 2 trong đời của Cao Biền chính là Lão Tống, một nhân vật được coi là bí ẩn nhất Trung Nguyên, kẻ được coi là đã tìm ra được thuốc trường sinh bất lão trước cả Tần Thủy Hoàng. Thân thế và xuất sứ của Lão Tống tính tới thời điểm này thì không một ai biết rõ, và cũng không hề có một sử sách nào ghi chép lại gốc gác, họa chăng ông ta chỉ xuất hiện trong một số tích cổ mà thôi. Có thể nói rằng, chính Lão Tống là người đã thay đổi cuộc đời của Cao Biền, hay nói cách khác, chính ông ta là người đã đưa Cao Biền đến với tà đạo. Lão Tống có thể hiểu gần như là sư phụ của Cao Biền, người đã giúp ông ta rất nhiều trong việc luyện phép và nâng cao tay nghề trong việc trấn yểm và bùa chú. Thuật nổi tiếng nhất mà Cao Biền học được từ Lão Tống chính là "Hóa Nhật Nguyệt", tức chỉ tay phải hóa ra một mặt trời, tay trái hóa ra một mặt trăng. Thuật này không có một mục đích rõ ràng, chỉ là khi hóa nhật nguyệt trong tay thì có thể tăng cường sức mạng của bùa phép trấn yểm mà thôi.

Sau khi mà vong linh của quân Đại Lễ đã bị đuổi đi và thành Giao Chỉ đã có lại được sự yên bình của nó thì Cao Biền bắt tay vào việc mà ông ta được Lão Tống giao, đó là xây lại thành. Việc Cao Biền được cử đi cầm quân vây thành Giao Chỉ, hay như là nhận chức Thái Thú trực tiếp cái quản cũng đều là có sự ảnh hưởng nhất định từ Lão Tống. Cao Biền nhớ như in những lời mà Lão Tống căn dặn trước khi tiến quân bao vậy thành Giao Chỉ. Cái tối hôm đó, Lão Tông đã gọi Cao Biền tới phủ riêng của mình và nói:

- Việc nhà ngươi tiến quân chinh phạt Đại lễ, chiếm thành Giao Chỉ lần này mang một mục đích rất quan trọng. Bằng mọi giá phải chiếm được thành Giao Chỉ, rõ chưa?

Cao Biến cúi người đáp:

- Dạ thưa Tống Đại Nhân, tôi sẽ cố hết sức.

Lão Tống Gật đầu, thế rồi ông ra hiệu cho gia nhân mang tới một chiếc hộp gỗ, bên trong có chưa rất nhiều mật thư được đánh thứ tự. Lão Tống chỉ vào và nói:

- Sau này nếu có gặp phải trở ngại gì trong việc trấn yểm không chỉ thành Giao Chỉ mà cả cái khu đất phía Nam đó thì hãy lần lượt mở các mật thư ra, ngươi sẽ có cách tháo gỡ khó khăn.

Cao Biền ngẫm nghĩ một lúc rồi hỏi:

- Thưa Tống Đại Nhân, tôi có thể thưa với ngài một số việc được không?

Lão Tống nhìn Cao Biền lắng nghe:

- Đất Giao Chỉ và giải đất kéo dài dọc bờ biển đó con nhìn ra là hiện thân của một con Kim Long, khí của nó khá vượng. Thêm vào đó là nguyên cái mảnh đất Giao Chỉ chính là đầu của nó, và thành Giao Chỉ chính là mắt của con Kim Long. Con thiết nghĩ một mảnh đất vượng khí như vậy tại sao không tìm cách hút khí của nó mà lại phải...

Lão Tống vuốt râu nói:

- Nhà ngươi biết một nhưng không hiểu mười. Con Kim Long đó là thần cai quản cả đất Giao chỉ, là con của thần tiên trị vì nước An Nam. Nếu không gϊếŧ chết nó, thì sau này tại cái đất đó sẽ sinh ra nhiều nhân tài do hấp thụ tiên khí mà gây đại họa cho nước ta. Ta cũng đã nghĩ đến việc hút tiên khí của nó nhưng mà việc đó khó mà kéo dài mãi mãi được, rỗi sẽ có ngày nó quẫy mình và thoát khỏi phép, lúc đó còn nguy hiểm hơn.

Cao Biền vẻ mặt đăm chiêu ngẫm nghĩ, ông ta lại hỏi:

- Dạ, nhưng mà liệu... liệu chúng ta có gϊếŧ nổi con Kim Long này không? Khi mà ... khi mà nó là con của thần tiên?

Lão Tỗng lại vỗ tay vào cái hộp gỗ và nói:

- Ta đã coi chiêm tinh kĩ càng rồi, hiện đang là khoảng thời gian mà con Kim Long suy yếu nhất. Chỉ cần người làm theo như ta đã căn dặn trong các bức mật thư này thì chắc chắn con Kim Long sẽ phải chết. Trong trường hợp không gϊếŧ được nó, ta cũng đã có chuẩn bị rồi. Việc của nhà người là thi triển phép theo những gì ta căn dặn, không cần phải quá lo lắng, rõ chưa?

Cao Biền nghe Lão Tống nói vậy thì cũng chỉ biết chắp tay cúi đầu nói:

- Dạ rõ thưa Tống Đại Nhân.

Giờ này ngồi trong thành Giao Chỉ, trước mặt Cao Biền là mô hình bằng đất mô phỏng lại thành Giao Chỉ. Cao Biền đã có thu thập thêm nhiều thông tin về tâm linh tin ngưỡng của dân An Nam như để hiểu rõ hơn về cái thế lực mà ông ta sẽ phải đối đầu. Truyền thuyết kể lại rằng người An Nam là con rông cháu tiên là có nguyên do của nó. Kim Long trước đây là một trong nhiều đứa con của Thiên Phụ và Địa Mẫu, do một lần xuống trần vân du ngắm cảnh, bị mê hoặc bởi cảnh đẹp trần thế mà con Kim Long đã quên giờ về. Khi Chung Giới Môn thông với thiên đình đóng lại, con Kim Long này không còn cách nào quay về. Để trừng phạt đứa con ham chơi của mình, Thiên Phụ hạ lệnh khóa Chung Giới Môn vĩnh viễn, mãi mãi giam cầm Kim Long dưới trần thế. Kim Long ở dưới trần thế ngày đêm gào khóc cầu xin Thiên Phụ hãy mở cửa nhưng chỉ là vô ích. Cuối cùng nguyên khí cạn kiệt, con Kim Long đã hạ mình xuống một bãi biển và nằm tại đó, tạo thành một giải đất dài hình chữ S dọc bãi biển tuyệt đẹp. Tuy nói rằng nguyên khí đã cạn kiệt, thế nhưng tiên khí của Kim Long vẫn tích tụ và lẩn quẩn trên mảnh đất chữ S. Địa Mẫu do quá thương sót đứa con của mình mà cầu xin Thiên Phụ mở lòng, cho phép tiên khi của nó được quay lại Thiên Đình, tuy nhiên Thiên Phụ vẫn khước từ. Cuối cùng, Địa Mẫu đã van xin nài nỉ Thiên Phụ để được tạo ra con người để họ sống trên mảnh đất hình chữ S, vừa là bầu bạn với Kim Long, vừa là để chăm nom nó. Thiên Phụ cuối cùng cũng chấp thuận, thế là Địa Mẫu đã nặn ra một nam một nữ, còn Thiên Phụ thì ban linh hồn cho họ. Cặp đôi này chính là Lạc Long Quân và Âu Cơ, hai người họ sau này đã sinh ra trăm trứng, một nửa lên rừng theo mẹ, một nửa xuống biển theo cha. Sở dĩ hai nhân vật này sinh ra trứng mà lại không sinh ra con là vì quá thương thế hệ con cháu đời đầu, Địa Mẫu không nỡ lòng để họ phải chịu cuốn theo bánh xe nhân quả quá sớm, chính vì vậy mà Địa Mẫu đã tạo ra thêm một lớp bọc nữa để bảo vệ họ thêm 100 ngày. Nhưng rồi cái gì đến cũng phải đến, 100 ngày trôi qua, vỏ trứng cũng nở và 100 đứa con của Lạc Long Quân và Âu Cơ đã chào đời. Trên cái mảnh đất hình chữ S này, tộc người An Nam đã ra đời và sinh sống trong yên bình, cũng bởi chính Kim Long là người đã che trở và bảo vệ họ giúp họ vượt qua mọi khó khăn. Không quên công ơn của Thiên Phụ và Địa Mẫu đã ban cho mình sự sống và đồng thời là công lao Kim Long đã luôn che trở, Lạc Long Quân và Âu Cơ cùng với các con vẫn thường xuyên tôn thờ và cúng bái Thiên Phụ Địa Mẫu, họ cũng không quên hàng năm tổ chức đại lễ để xin cho Kim Long được về thiên đình cho tới ngày nay, đó chính là đại lễ Thanh Minh. Nhiều người lầm tưởng Tết Thanh Minh là từ Trung Quốc du nhập vào Việt Nam nhưng không phải vậy, Lễ Thanh Minh chính là lễ cầu xin Thiên Phụ mở lại Chung Giới Môn để tiên khí của Kim Long có thể quay về thiên đường. Tuy nhiên sau ngàn năm Bắc thuộc, lễ Thanh Minh đã được thay đổi đi ít nhiều về khái niệm, cũng như hình thức.

Cao Biền ngồi đây mà nghĩ ngợi về cái truyền thuyết ra đời của người dân An Nam, mắt ông ta nhìn đăm chiêu vào cái mô hình thành Giao Chỉ này. Nếu nói về lịch sử truyền thuyết của cả một Trung Nguyên rộng lớn, mảnh đất quy tụ đủ tứ linh: Long, Lân, Quy và Phụng. Chính bởi nơi có quá nhiều tiên khí như vậy mà binh đao diễn ra triền miên. Nhân tài hào kiệt tại cái mảnh đất này được sinh ra nhiều không đếm xuể, nhưng thử hỏi có mấy ai thoát khỏi cái cảnh hợp tan của cái vùng đất linh thiêng rộng lớn này chứ? Trung Nguyên, cả một mảnh đất rộng lớn có hình hài một con gấu lông đen trắng, mầu lông của nó tượng trưng cho thái cực, âm dương hòa hợp, một thế lực cân bằng tự nhiên. Tuy là vậy, mà trong cái hòa hợp lại có cái xáo trộn, âm dương liên tục công kích nhau dẫn đến loạn lạc triền miên, rồi lại yên ổn, rồi lại loạn lạc. Cao Biện nghĩ về Trung Nguyên của mình rực rỡ và đượm đầy linh khí như vậy mà vẫn không thoát khỏi cảnh binh biến triền miên. Trong khi đó, một nước nhỏ như An Nam, chỉ có con Kim Long hộ thể, vậy mà phải trải qua bao nhiêu năm mới có thể chiếm giữ và đánh bại. Cao Biền vốn là một người am hiểu về địa lý cũng như là chiêm tinh học, việc sang đánh chiếm Giao Chỉ này trên thực tế không phải là chủ đích của ông ta. Lúc còn ở Trung Nguyên, Cao Biền thường nhìn thấy một ánh sao sáng trói lòa phía Nam, cứ đến ngày đến giờ là lại tỏa sáng. Giờ thì ông đã nhận ra ngôi sao sáng kia chính là cái đất An Nam. Với một mảnh đất vượng khí như vậy thì bản thân Cao Biền không bao giờ muốn chiếm giữ, mà ông chỉ muốn tới đây để tìm hiểu, xem xét địa lý cũng như là kết tình giao hảo nhằm mở mang hiểu biết cũng như là "thêm bạn bớt thù".

Nhưng mà cuộc đời vốn dĩ không bao giờ đơn giản như vậy, và nếu như con người ta sống trên trần thế mà không có cảnh chiến tranh xích mích thì họa chăng, người trần mắt thịt đã với tay chạm tới đấng tạo hóa từ lâu lắm rồi. Nếu như là cá nhân Cao Biền qua Giao Chỉ thì có lẽ cái mục đích đã khác, đằng này ông ta qua đấy chiếm thành và nhậm chức cai quản cả một quận rộng lớn là để ngăn ngừa cái mối đại họa sau này cho Trung Nguyên, cho quê hương, đất nước của ông ta. Có lẽ cái cảnh tượng đã ám ảnh Cao Biền suốt thời gian dài trước khi ông ta chiếm được thành là cảnh một con Kim Long to lớn gϊếŧ chết tứ đại linh thú hiện thân của Trung Nguyên, hình ảnh con Kim Long này mồm ngậm cổ con rồng tượng trưng cho Trung Nguyên như làm cho Cao Biền không biết bao lần phải thức tỉnh giữa đêm khuya la hét, mồ hôi lã chã. Và ngay cả cho tới khi đã chiếm được thành Giao Chỉ này, vẫn nhiều lần Cao Biền giật mình tỉnh giấc, họa chăng trong cái cơn mơ kia là cảnh tượng quân Đại Lễ tràn sang Trung Nguyên chém gϊếŧ và chiếm lấy kinh thành. Chính từ những hình ảnh, những giấc mơ về cái mối đại họa do Lão Tống mở mắt cho Cao Biền đó mà ông ta quyết thề với lòng mình rằng, phải trấn yểm cái đất An Nam này cho tới cùng, và nhất định phải gϊếŧ chết được con Kim Long kia. Thành Giao Chỉ đã được Cao Biền lên bản vẽ thiết kế lại từ đầu, ông ta sẽ nới rộng diện tích thành Giao Chỉ ra và đồng thời muốn mô phỏng lại kinh đô của Trung Nguyên thời bấy giờ. Nhưng liệu rằng việc xây thành có dễ dàng như vậy? Và con Kim Long kia quả thật sẽ bị diệt trừ tận gốc? Chỉ vì một mối đại họa sau này mà chấp nhận xóa sổ cả một dân tộc, có đáng không?