Chương 29: "Địa Mẫu ơi..."

(Một cá nhân chưa chắc có thể thể đại diện cho cả một đất nước thế nên truyện không nhằm mục đích đả kích hay gây thù oán giữa bất kì đất nước hay chia rẽ bất kì dân tộc nào. Những Nhân vật trong truyện được gây dựng dựa trên hình ảnh và tên của các nhân vật lịch sử có thật ngoài đời. Toàn bộ tình tiết, diễn biến trong truyện đều là hư cấu, tưởng tượng, truyện tuyệt đối không hề có thật.)

... khoảng năm Hàm Thông thứ 7 tức năm 866, tại Giao Chỉ ...

Cao Biền, tự Thiện Lý sau khi đã chiếm được thành Giao Chỉ, bắt sống được Đoàn Tù Thiên, người đứng đầu phòng bị thành Giao Chỉ và tù trưởng bản địa là Chu Đạo Cổ, người liên kết với quân Đại Lễ để cố thủ thành thì đã 3 ngày mở tiệc nhỏ, 5 ngày mở tiệc lớn để ăn mừng chiến thắng hiển hách đoạt thành này. Vào buổi tiệc ngày thứ 5 hôm đó, Thuận Phong, một chàng trai trẻ đã đi theo hầu cận Cao Biền suốt bao nhiêu năm qua, người đã vì ông vào sinh ra tử nhiều lần, ngồi tại bàn tiệc cả buổi hầu như không uống một ngụm rượu nào. Thuận Phong ngồi bên tay phải bàn tiệc, phía đầu hàng gần với Cao Biền và phu nhân của ông ta, tức Lã Thị Nga nhất. Thuận Phong cứ ngồi đó mà nhìn Cao Biền ăn uống say sưa cùng với các tướng lĩnh mà vẻ mặt toát lên sự lo ngại. Đợi đến lúc tiệc gần tan, Thuận Phong mới rướn người về phía Cao Biền nói:

- Bẩm Cao Thái Thú, tôi có chuyện muốn thưa.

Cao Biền mặt đỏ gay gắt quay qua nhìn Thuận Phong mà phả hơi rượu nói:

- Có chuyện gì nhà ngươi cứ nói.

Thuận Phong lúc này mới hạ giọng nói nhỏ hơn như thể không muốn để cho phu nhân của Cao Biền nghe thấy:

- Bẩm Cao Thái Thú, nếu cứ tiệc rượu triền miên như thế này thì biết dến bao giờ mới xây lại thành được ạ?

Cao Biền giọng lè nhè:

- Cứ từ từ, chiến công lớn như vậy cũng nên để cho binh lính nghỉ ngơi đã chứ? Ta còn không lo thì làm sao nhà ngươi phải lo?

Thuận Phong im lặng trong giây lát, thế rồi cậu ta lại ghé tai Cao Biền nói:

- Bẩm Cao Thái Thú, nhưng nếu không thi triển Kim Long Bế Nhãn yểm thì tôi e là... Lão Tống sẽ không được vui. Bên cạnh đó sợ rằng quân ta sớm muộn gì cũng bị quân Đại Lễ đánh đuổi mà chiếm lại thành ... mong Cao Thái Thú suy nghĩ thấu đáo cho...

Cao Biền lúc đầu còn đang vui vẻ, thế nhưng mà nghe Thuận Phong nhắc đến cái tên "Lão Tống" thì ông ta như tỉnh cả rượu. Cao Biền thay đổi sắc mặt ngồi tựa lưng ra ghế sau thở một hơi thật dài, ông ta đưa tay lên giay điểm huyệt trên sống mũi ở giữa hai khóe mắt mà nói giọng mệt mỏi:

- Thôi được, bắt đầu từ ngày mai, đợi cho binh lính tướng sĩ ổn định, chúng ta sẽ tiến hành việc xây lại thành Đại La này.

Thuận Phong nghe thấy vậy thì cũng chỉ biết gật đầu, phu nhân Lã Thị Nga ngồi bên cạnh lắng tai nghe ngóng thấy Thuận Phong có nhắc tới cái tên "Lão Tống" thì cũng thay đổi hẳn sắc mặt, có vẻ như là bà ta cũng không ưa gì cái người đàn ông đó cả.

Trong suốt thời gian mà tướng sĩ hay như là binh lính nhà Đường ổn định trong thành Giao Chỉ này thì đã có một số hiện tượng lạ xảy ra. Các tướng sĩ hàng đêm thường giật mình tỉnh dậy bởi tiếng hò hét tấn công thành. Ngoài ra, các binh lính gác đêm vẫn thường sởn tóc gáy khi mà họ nhìn thấy bóng người đi lại trong thành và thậm chí là phía trước thành, nhiều lần họ lầm tưởng là quân Đại Lễ đã huy động phòng thủ, thế nhưng chỉ khi đuốc được thắp sáng rực để soi thì lại không thấy một bóng ai cả. Việc binh lính tướng sĩ liên tục nhìn thấy vong hồn của quân Đại Lễ thoắt ẩn thoắt hiện trêu ghẹo diễn ra thường xuyên khiến cho một số lính canh gác buổi đêm không chịu nổi đã dẫn đến hoảng loạn tâm lý. Nhiều binh lính khi không đang gác trên thành mà giật nẩy người là y như rằng ngã lộn cổ xuống dưới đất chết ngay tại chỗ. Có vài tướng sĩ bị nặng hơn thì đêm ngủ liên tục mơ thấy vong hồn hiện về đòi chém đòi gϊếŧ, dẫn đến dau đầu triền miên. Cuối cùng, một số tướng sĩ không chịu được đã tự đập đầu mình vào tường, vào cột gỗ cho tới khi nứt toác đầu chết thì thôi. Đối mặt với vấn nạn lòng quân bất ổn, dễ dẫn tới thù trong giặc ngoài, Cao Biền đã phải dùng ngay tài phép của mình để đánh đuổi toàn bộ vong linh của quân Đại Lễ đang quậy phá.

Cao Biền hạ lệnh cho binh lính đào xác của lính Đại Lễ được chôn tại vườn rau trong thành lên để kiểm tra. Sau khi đã phanh thây mổ bụng, Cao Biền không lấy gì làm lạ khi mà trong dạ dày người này có một thứ rễ cây mầu đỏ được buộc chỉ đen thành một túm nằm yên vị không hề bị dịch dạ dày tiêu hóa. Khi kiểm tra thêm những cái xác khác của lính Đại Lễ thì quả nhiên là trong da dạy của người nào cũng có thứ rễ cây này, và đặc biệt hơn nữa là cùng được buộc một kiểu. Nghi ngờ rằng đây là thuật "Đọa Vong Khanh", một loại bùa yểm mà khi người nuốt vào chết đi hồn không siêu thoát, không bị quỷ sai bắt mà cứ mãi lởn vởn quanh xác, nên Cao Biền liền bảo lính lôi cổ tù trưởng bản địa là Chu Đạo Cổ ra để chất vấn. Chu Đạo Cổ được đưa tới phòng cực hình, nơi đã chuẩn bị sẵn các công cụ tra tấn dã man nhất. Chu Đạo Cổ bị trói ở tư thế kiễng, hai cánh tay bị bẻ gập ra phía sau theo tư thế chắp tay ra sau lưng. Hai cổ tay được xích lại để không buông tay ra hai bên được, với sợi xích kéo căng khiến trọng lượng cơ thể đổ về trước và chân không tiếp đất cả bàn mà phải kiễng đầu ngón. Sợi xích trói ở tay khóa chặt hai cổ tay tới mức hai khửu tay phải khuỳnh ra và cong lên khiến cho khớp bả vai và khớp vai sau bị bẻ sái cứng ngắc khiến cho cơ vai co rút liên tục tạo cảm giác khó chịu và đau đớn. Cao Biền cầm một nắm rễ cây đỏ được buộc chỉ đen tụm lại giơ ra trước mặt Chu Đạo Cổ hỏi:

- Nói! Cái gì đây?!

Chu Đạo Cổ nghếch đầu lên nhìn cười hề hề, ông ta nói trong đau đớn:

- Người nghịch bẩn đào đâu ra mấy cái rễ cây này xong mang hỏi ta thì sao ta biết được?

Cao Biền nghe cái câu nói mỉa mai đó thì ông ta nghiến răng quát:

- Nói! Đây có phải là bùa "Đọa Vong Khanh" không?! Nhà ngươi tính mượn vong linh để quấy nhiễu binh lính ta sao?!

Chu Đạo Cổ cười hênh hếch nói:

- Ha ha! Người ta nói quả cấm có sai. Hóa ra Cao Thái Thú là một kẻ mê tin... Thật không ngờ cái loại phù thủy ba xu như ngươi mà cũng cầm quân được.

Nói đến đây Chu Đạo Cổ cố rướn người cao, nghếch đầu lên nhổ toẹt bãi nước bọt vào thẳng mặt của Cao Biền. Cao Biền tức đến độ tím tái mặt mày, bất ngờ ông ta rút con dao có lưỡi nhọn tua tủa như chiếc cưa tay lên mà nhúng vào thùng nước muối đậm đặc bên cạnh. Lưỡi dao tựa như lưỡi cưa này được thiết kế khá nhiều rãnh trên lưỡi để cho nước đọng lại. Cao Biền câm con dao lưỡi cưa này cứa vào đùi Chu Đạo Cổ, lưỡi dao răng cưa cào xé da thịt của Chu Đạo Cổ cộng thêm nước muối đạm đặc khiến cho vết rách sót tới tận xương thịt làm cho ông ta la hét trong đau đớn. Cao Biền cứa thêm vài nhát vào người Chu Đạo Cổ nữa khiến ông đau tới mức phải rướn người nhẩy nhót. Mỗi lần rướn người như thế, khớp vai và sau bả vai lại như bị bẻ mạnh hơn đau đớn cô cùng. Việc Chu Đạo Cổ nhảy nhót liên tục do sót đã khiến cho ông gẫy mấy ngon chân do tiếp đất bằng chúng. Cao Biền một tay cầm con dao răng cưa tấm đẫm máu của Chu Đạo Cổ, một tay thì giơ cái nắm rễ cây đỏ đó ra hỏi:

- Nói! Làm sao để phá gỡ bùa yểm này?!

Vốn đã lớn tuổi, thế nên sau cái màn tra tấn đó mà ông ta gục đầu xuống như cạn kiện sức lực, Cao Biền chỉ còn nghe tiếng Chu Đạo Cổ nói lí nhí yếu ớt:

- Người là đồ chó hoang... rồi thần thánh đất An Nam này sẽ không tha cho ngươi đâu...

Cao Biền ném cái đám rễ cây đỏ xuống đất, ông ta túm tóc Chu Đạo Cổ lên nói:

- Được! Ta sẽ xem thần thánh An Nam các người tài phép cỡ nào! Người không nói cách giải bùa, thì khắc tự ta có cách!

Nói rồi Cao Biền vứt lại con dao trên bàn và đi ra, bỏ mặc Chu Đạo Cổ cứ bị treo ngược tay ở cái tư thế đó trong phòng cực hình.

Sau khi đã lẩn bấm ngón tay ra ngày trí âm, Cao Biền bảo người chuân bị các thứ đồ cúng tế thật kĩ càng để đúng giờ tí đêm nay sẽ làm lễ xua đổi vong linh quân Đại Lễ. Một cái cọc dài tầm 3 mét với đường kính tầm gần 2 gang tay được đóng xuống đất chắc chắn tại bãi đất trống bên trong thành, đối diện với cửa chính của thành ra vào. Giờ tý sắp đến, binh lính được Thuận Phọng sai mang rất nhiều cơm, và bánh trái bày ra xung quanh cái cột, tạo thành một vòng tròn ôm lấy cái cột, tính ra là phải đến trăm suất ăn tựa như là cúng ma đói vậy. Chu Đạo Cổ được lôi ra từ phòng cực hình mà treo lủng lẳng đầu cắm xuống đất trên cái cột 3 mét đó, máu dồn lên đầu do treo ngược khiến mặt ông ta đỏ ửng. Khi giờ tý đã tới, Cao Biền đứng đối diện với Chu Đạo Cổ đang bị treo ngược mà đọc văn khấn, phía bên ngoài là những tên đệ tử của ông ta bắt đầu gõ mõ bằng gỗ để kêu gọi ma đói về. Cao Biền đọc dứt văn tế thì cũng là lúc mà gió ở đầu thổi tới lạnh thấu xương, vong linh quân Đại Lễ ở đâu hiện về phải tới cả ngìn người cứ thế tranh nhau mà bốc cơm ăn. Cao Biền nhìn thấy vong linh của quân Đại Lễ đã về đông đủ, tức thì ông ta hét lớn:

- Âm Binh quân Đại lễ nghe đây! Kẻ bị treo ngược này chính là kẻ đã khóa hồn các ngươi không cho siêu thoát! Nay ta sửa soạn bữa cơm cúng này coi như là để tiễn các người một đoạn. Nay ta sẽ gϊếŧ chết kẻ đã yểm các người, nếu vong linh nào mà không chịu rời bước, ta sẽ đánh cho tan hồn phách.

Nói rồi Cao Biền quay qua ra hiệu cho tên đao phủ đang đứng cạnh Chu Đạo Cổ:

- Bế Nhãn, Thu Huyết!

Ngay lập tức tên đao phủ này túm lấy tóc của Chu Đào Cổ để giữ im đầu của ông ta, tay kia của hắn ở 3 đầu ngón tay cái, trỏ và giữa có đeo những chiếc nanh bằng bạc dài sắc nhọn. Tên đao phủ này thọc 3 ngón tay đó vào từng hốc mắt của Chu Đào Cổ mà móc con mắt của ông ta ném qua một bên. Chủ Đào Cổ bị móc mắt sống thì hét lên trong đau đớn cố giẫy giụa, ông ta miệng la hét:

- Địa Mẫu ơi xin cứu con! Địa mẫu ơi cứu con!

Thấy rằng Chu Đảo Cổ cứ la hét om tỏi, tức thì tên đao phủ này sau khi móc mắt ông ta xong bèn banh mồm Chu Đào Cổ ra và móc lưỡi ông ta kéo ra. Cuối cùng, hắn móc con dao găm sắc nhọn cứa một đường thẳng vào cổ ông để cho máu tươi chảy tong tỏng xuống cái chum ở dưới. Máu cứ thế chảy tong tỏng, Chu Đào Cổ giờ chỉ còn rêи ɾỉ những tiếng be bé trong đau đớn:

- Địa mẫu ơi.... Địa mẫu ơi...

Khi mà máu đã chảy gần hết, Thuận Phong lúc này mới mang một cái chum khác đang đựng máu gà mà tiến vào bên trong vòng tròn. Máu gà được trộn và quấy đều lên với máu của Chu Đạo Cổ. Cao Biền cầm cái gáo gỗ tiến tới trước chum, ông ta uống một rượu lên ngậm trong mồm súc miệng. Cao Biền nhổ cái ngụm rượu đó vào thẳng cái chum, thế rồi ông ta dùng gáo gỗ múc và bắt đầu vẩy tứ phía lên thẳng những chỗ bầy cơm cúng. Máu được vẩy đến đâu là có tiếng la hét tới đó. Khi khắp lượt cơm cúng đã bị vẫy đẫm máu, thì gió lạnh cũng ngưng hẳn. Cao Biền ra lệnh cho bính linh chia chỗ máu còn lại ra các bát cơm và mang đi quết lên giữa tất cả các cửa ra vào trong thành một chữ "thập". Xác của Chu Đào Cổ được cát dây cho rơi xuống đất, tên đao phủ lại tiếp tục công việc của mình với sự giúp đỡ của mấy binh lính khác. Bọn chúng nó đầu tiên là mổ phanh bụng của Chu Đào Cổ ra và lấy toàn bộ nội tạng ra, kể cả cái hộp sọ cũng bị cắt mở ra để lấy óc vứt đi. Nội tạng của Chu Đạo Cổ được treo trên đầu cửa thành, máu và các dung dịch khác cứ nhỏ tong tỏng vào đầu người ra kẻ vào, theo Cao Biền là làm như vậy thì ma quỷ bên ngoài không thể theo vào thành được. Cái xác của Chu Đạo Cổ thì được khâu lại và chói rạng chân rạng tay ngay tại cái cột như để làm một "kỳ nhân" vậy, có thể hiểu là cờ người để xua đổi vong linh của quân Đại Lễ. Cái hộp sọ của Chu Đạo Cổ trước khi được đóng lại thì được nhét 3 lá bùa vàng, đỏ, và trắng vào trong. Ổ bụng của ông trước khi được đóng lại thì bên trong cho đất đá lấy từ trong thành, một số loại rễ cây mang từ bên Trung Quốc qua, muối, và cuối cùng là một cây kim được quận chỉ đỏ. Dù cho người đời hay ngay cả binh lính dưới tay ông ta có bàn tán rằng ông là tướng quân mê tín dị đoan, thế nhưng họ cũng phải công nhận rằng sau khi làm lễ xong thì quả nhiên trong thành yên bình hẳn, không còn một binh lính hay như tướng sĩ nào bị ma quỷ trêu ghẹo nữa. Bà Lã Thị Nga đêm hôm đó đã đứng từ phia xa chứng kiến toàn bộ buổi lễ, vẻ mặt thì toát lên một nỗi buồn chan chứa, phải chăng bà thực sự lo ngại về việc phu quân của mình theo tà đạo? Nhưng có nói gì đi chăng nữa, ngày tháng trôi qua trong thành Đại La và mọi việc diễn ra êm đẹp. Vào một sáng sớm tinh mơ, khi mà lính canh thay phiên gác thì bọn họ như sợ hãi khi phát hiện ra "kỳ nhân Chu Đạo Cổ" đã mất đầu. Nào đâu có ai biết được rằng đầu của ông đã được đưa về với người bản địa để lo việc an táng đàng hoàng.