Chương 11: Em Của Trước Đây Khác Bây Giờ

Vì thấy Huy tỏ ra việc đã giúp đỡ chuyện ba tôi phẫu thuật là một chuyện không đáng để tâm, thôi thì người ta đã xem nó bình thường thì tôi cũng xem là chuyện bình thường. Để tỏ lòng thành ý vì dù gì đây cũng là chuyện ơn nghĩa, tôi cố tỏ ra vui vẻ với Huy.

Tôi tìm cách bắt chuyện:

“Trước khi về Thiên Long thì anh quản lý công ty ở Hà Nội à?”

“Tôi từ Mĩ về hơn một tháng, chỉ ghé công ty mẹ để nắm tình hình và điều chỉnh một số vấn đề chứ không trực tiếp điều hành”

“Sao anh không điều hành ngoài đó?”

“Trong này còn nhiều vấn đề tồn tại cần cải thiện nên tôi phải trực tiếp quản lý.”

“Hèn gì..” – Tôi buột miệng theo phản xạ, ai ngờ Huy cũng đã nghe thấy nên hỏi lại tôi:

“Hèn gì chuyện gì?”

“Không có gì, chỉ là thấy cách anh quản lý có nhiều cái khác so với trước đây”

“Đó chính là lý do tôi phải đích thân về đây. Cô làm ở đủ lâu chắc cô cũng thấy những tồn tại.”

“Vâng, nhưng tôi cũng không có ý kiến gì đâu. Làm nhân viên nhỏ như tôi chỉ cần hoàn thành trách nhiệm, cuối tháng lãnh lương là hài lòng rồi.”

“Tôi nhớ trước đây cô không hề dễ chấp nhận hài lòng như vậy.”

Tôi khẽ chột dạ. Không biết là anh ta nhớ được những gì trong quãng thời học sinh ngổ ngáo của tôi mà liên tục nhắc lại như vậy. Đúng là ngày trước tôi là một đứa háo thắng, cũng đầy nhiệt huyết với các những trò thi đua của trường tổ chức.

Ngày ấy, tôi học lớp bảy, Huy học lớp chín cùng một ngôi trường. Vì là lớp cuối cấp, Huy lại học lớp chọn nên lớp của anh ta rất hay được tuyên dương trước toàn trường, mà nhân vật thường xuyên được tuyên dương đó là Đặng Nhật Huy, lớp 9A, người đang ngồi trước mặt tôi đây.

Anh ta học giỏi, chơi thể thao cũng giỏi. Ngày ấy Huy đã cao hơn các cậu bạn cùng lớp. Còn nhớ có một giải đấu thể thao liên hợp trong hội trại năm ấy, khi đội bóng rổ của Huy ra sân thi đấu, cả sân trường ồn ào náo loạn cả lên vì cậu ấy xuất hiện. Cũng phải, người cao ráo đẹp trai, lại học giỏi, chẳng hề có một vết nhơ bị phê bình bao giờ, các nữ sinh luôn say mê anh ta như say mê thần tượng.

Trong đại hội thể thao năm ấy, tôi có tham gia môn điền kinh, vừa chạy 100m vừa chạy tiếp sức cùng đồng đội. Hôm đó trong lúc thi chạy tiếp sức, có bốn đội thi cùng vòng là lớp 7B là lớp tôi, lớp 9A là lớp của Huy và hai lớp nữa. Tôi nhận nhiệm vụ là người chạy đầu tiên. Kết thúc lượt chạy của mình, tôi về trước hết, trao gậy cho đồng đội thứ hai. Tôi đứng cùng các bạn trong lớp chỗ khán giả liên tục hét hò cổ vũ cho các bạn chạy sau. Lượt chạy thứ hai, lớp tôi vẫn dẫn đầu. Lượt chạy thứ ba vẫn diễn ra thuận lợi cho đến khi bạn chạy cuối cùng của lớp tôi nhận gậy từ đồng đội bắt đầu lao đi, mới chạy được vài bước chân thì một bạn nữ khán giả lớp 9A ném con rắn giả bằng nhựa vào đường chạy. Bạn tôi sợ quá hét toáng lên, né con rắn, và loạng choạng bị té. Tôi và các bạn vội chạy tới xem ban có sao không? Bạn không sao nhưng đã bị ba bạn đối thủ vượt lên chạy đằng trước cả chục mét rồi. Tôi vội vàng giật lấy gậy trong tay bạn tiếp tục chạy lên.

Tôi cố sức chạy. Nhưng vừa ra sức cho giải 100m cá nhân, lại vừa kết thúc 100m đồng đội lúc nãy, tôi không còn đủ sức để đuổi kịp ba đối thủ kia dù tôi rất cỗ gắng tăng tốc.

Cuối cùng, lớp 9A về nhất. Lớp tôi về chót.

Sau đó, cô bạn gặp sự cố bị té đó rối rít xin lỗi cả đội chúng tôi. Nhưng ai mà nỡ trách bạn. Chỉ trách cái người chơi xấu kia. Sau đó trong số những bạn đứng cổ vũ của lớp tôi, có bạn thấy người ném con rắn kia vào đường chạy là ai. Hỏi ra thì đó là một bạn nữ lớp 9A. Vì không muốn thua lớp đàn em như chúng tôi mà cô ấy chơi trò bẩn như vậy.

Tôi thuyết phục người bạn làm chứng đó cùng tôi lên phản ánh với giáo viên của lớp. Tôi không thể chấp nhận thua cuộc một cách bất công như vậy. Dù kết quả không thay đổi được thì tôi cũng phải lên tiếng để cho những lớp mang danh học giỏi đó không ức hϊếp được những lớp tầm thường như chúng tôi.

Kết quả bạn nữ lớp 9A đã nhận lỗi. Kết quả không thay đổi, vẫn là lớp 9A đứng nhất, nhưng lớp tôi được trao giải phong cách trong kỳ đại hội thể thao ấy.

Lúc lên nhận giải, tôi nhớ là tôi đứng cạnh Huy. Anh ta có cười chào tôi nhưng tôi làm lơ, vì có thành kiến với lớp anh ta.

Thời gian sau, cùng làm trong công tác đội nên tôi thường xuyên đυ.ng mặt Huy. Nhưng tôi chưa bao giờ tỏ ra thích thú hay hâm mộ anh như bao nữ sinh khác. Vì đơn giản là tôi có thần tượng của riêng tôi, một ca sĩ nổi tiếng thời đó. Tôi chỉ không say mê anh như các cô gái cùng trường chứ cũng không có ác cảm gì với anh cả. Vì tôi dành hết tâm tư cho thần tượng của tôi rồi.

Ngày đó, chưa bị bào mòn ý chí, chưa bị xã hội dày vò, chưa bị quản thúc từ mẹ, tôi thật là sung sức và quật cường biết bao. Chính tôi cũng tiếc cho chính mình bởi quãng thời gian đó đã bị đánh mất.

Nói đúng như Huy nhận xét lúc nãy, tôi của bây giờ hoàn toàn không còn tố chất gì của ngày xưa. Dễ hài lòng, dễ chấp nhận thua cuộc, dễ thoả hiệp với sự lười biếng thụ động của mình.

Thấy tôi yên lặng một lúc lâu không nói gì, Huy khẽ hắng giọng:

“Tôi có nói gì để cô phiền không?”

“À, xin lỗi, tôi cũng đang nhớ lại cái thời mà anh vừa nhắc đến. Lâu rồi cũng quên mất, nhờ anh nói tới tôi thuận tiện nhớ lại ít chi tiết.”

“Cuộc đời này ta có thể tạo ra rất nhiều bộ mặt để đánh lừa người khác, nhưng đừng bao giờ đánh lừa mình. Bởi nó sẽ gây bi kịch cho chính mình.”

“Ừ, nhưng người sinh ra đã ngậm thìa vàng như anh rất khác với thân phận nhỏ bé của tôi. Thôi bỏ đi, hỏi thăm anh một chút vì dù gì cũng là ban học xưa. Sau khi học xong cấp hai thì anh học ở đâu vậy?”

“Tôi học trường chuyên A, sau đó học đại học ở Mĩ, chuyên ngành lập trình viên.”

“Ồ, cuối cùng tôi cũng có điểm chung với anh rồi. Không ngờ anh cũng là dân lập trình đấy?”

“Tôi buộc phải theo ngành này vì tập đoàn của gia đình. Còn cô sao chọn lập trình?”

“Lý tưởng thôi. Nhưng giờ xem ra cũng không theo được. À tôi nói vậy thôi chứ công việc bây giờ đối với tôi đã rất tốt rồi, không có gì phải than phiền.”

“Tôi nói rồi, cô có thể lừa tôi chứ không thể đánh lừa bản thân cô được.”

“……”

Huy vốn là người xuất sắc từ xưa đến giờ, môi trường tiếp xúc của anh cũng hoàn toàn khác tôi. Anh hơn tôi ba tuổi, nhưng vì sự trải đời nên có vẻ sự trưởng thành và chín chắn của anh hơn tôi chắc phải cả trăm bậc. Anh ta nói bâng quơ như vậy nhưng cũng làm cho tôi phải giật nảy mình.

……………

Kết thúc bữa cơm tối với Huy, tôi về nhà với bao nhiêu là tâm trạng. Những câu nói của Huy làm tôi suy nghĩ. Hỏi han ba một chút, thấy ông đã hồng hào tươi tỉnh, ăn ngủ đều tốt, tôi cũng thấy nhẹ nhàng phần nào.

Mẹ tôi dù chưa phải cao tuổi nhưng đã phải nghỉ làm để chăm lo việc nhà, cơm nước cho chồng con hàng ngày. Cách đây năm năm, bà được chẩn đoán bị ung thư vυ" giai đoạn hai. Lúc ấy cũng nhờ có người quen là dì Tư gửi gắm mà bà được tích cực chữa trị, áp dụng cả đông tây y. Ơn trời cuối cùng bà cũng bình phục sau bao nhiêu đợt hoá trị. Nhưng kể từ đó sức khoẻ của bà yếu hơn, mà bệnh tình thì chỉ là tạm không diễn tiến chứ không phải là đã hết hẳn. Cho nên mẹ tôi rất cẩn thận về chuyện giữ gìn sức khoẻ không những cho bà mà còn hay nhắc nhở tôi và ba tôi.

Từ ngày mẹ tôi nghỉ làm thì ba tôi phải cáng đáng kinh tế nhiều hơn. Tôi đã đi làm, đã có thu nhập nhưng cũng không vì thế mà thoải mái được, vì rồi cũng sẽ có ngày ba tôi yếu bệnh thì tôi chính là nguồn thu nhập duy nhất của cả nhà.

Vì vậy mà mẹ tôi rất sốt ruột chuyện sự nghiệp và chuyện kết hôn của tôi chính là bởi lẽ này. Bà mong muốn tôi phải làm một công việc có thu nhập cao, ở môi trường tốt, và phải lấy được một người chồng có thể nương tựa được. Tiếc rằng bà cũng không đủ cơ sở để biến những mong muốn của bà thành hiện thực hoàn hảo.

Gia đình tôi không phải hạng nghèo đói. Nhưng lúc nào cũng đứng trước nguy cơ nghèo đói vì chắc chắn ba tôi sẽ có lúc ngã bệnh. Tôi hiểu sự sốt ruột của mẹ, sự vất cả của ba. Nhất là khi đối diện với việc ba vừa trải qua cơn bệnh vừa rồi.

Qua trận bệnh này của ba tôi, ít nhiều cũng làm tôi và mẹ tôi suy nghĩ. Tuy không nói ra, nhưng tự tôi cũng hiểu đã đến lúc tôi không còn tự do lơi khơi muốn sống sao cũng được, làm việc gì cũng được, lương bao nhiêu cũng được.

Nhưng bây giờ phải thoát ra làm sao, thay đổi làm sao thì tôi hoàn toàn không có phương hướng.

Đang trong lúc còn mờ mịt, rối rắm với tương lai của mình, thì tôi lại phải đối diện với sự tổn thương khác nữa.