Chương 5

Phần này là tổn thương ghê gớm và về sau cũng là tháng ngày địa ngục của 2 mẹ con Quyên khi phải đấu tranh với nỗi đau này.

“Ấu da^ʍ” là vấn nạn em cũng rất muốn lên án!

——-

Vài người hàng xóm thân thiết, có lòng tốt, họ đi tới giúp tôi nhặt đồ rồi nói:

– Thôi, bà ấy đang nóng thế, cháu cũng đừng nên nói gì nữa.

– Ôi giời, bà Liên này thì tao lạ gì, mẹ chồng mày cũng có phải loại vừa đâu. Mấy năm nay ai là người hầu hạ cơm nước cho bà ấy rảnh rỗi đi tụ tập bài bạc với con mụ Hoa kia.

– Mày dọn đi đi Quyên ạ, hậu hạ mẹ con nhà nó thế mà tao thấy 1 tháng 30 ngày thì mày bị chửi hết 25 ngày rồi. Mày cam chịu được 4 năm tao cũng thấy mày giỏi.

Những lời nói ấy nghe tai này tôi cũng bỏ tai kia, điều tôi để tâm đến bây giờ là cuối cùng vẫn chưa kịp thắp được cho anh 1 nén nhang và bữa cơm cúng tử tế.

Tôi đứng trước cánh cổng sắt đã từng là rất quen thuộc nhưng chỉ là mấy phút trước đó thôi, bây giờ tất cả mọi thứ trước mắt đã hoá xa vời. Nuối tiếc nhất, vẫn là những ước mơ giữa chúng tôi đã vẽ ra mà có lẽ mãi mãi sẽ chẳng bao giờ thực hiện được.

Nước mắt đã đầm đìa cả gương mặt, sống mũi nghẹn lại đến khó thở, bàn tay run rẩy đưa lên quẹt ngang đôi mắt, cổ họng dâng lên 1 mùi vị chua xót:

– Hoàng, xin lỗi! Em phải đi rồi!

Tôi nhìn mọi thứ đang mờ nhạt đi vì nước mắt rồi cũng thắt lòng quay người đi.

Mấy bác hàng xóm giúp thu dọn đồ bỏ vào túi rồi đưa cho tôi, cũng may chẳng còn gì nhiều, lèo tèo vài bộ quần áo, đồ dùng cá nhân, tôi treo gọn ở xe rồi ngồi lên, cổ tay đau đến mức muốn lìa ra nhưng vẫn phải cố gắng kéo ga mà rời đi.

Rời khỏi đó, tôi lựa chọn rời khỏi ước mơ của chúng tôi, cũng là lựa chọn rời khỏi 4 năm địa ngục chỉ cam chịu và nhẫn nhịn.

Nhưng cho đến bây giờ, tôi vẫn chẳng thể nào trách được họ, bởi tôi đem anh đi, đem người con của họ, đem đứa em trai của họ biến mất, đấy là sự tổn thương lớn nhất mà tôi đã đem đến cho họ.

Trời bây giờ đổ về trưa là những cơn nắng gay gắt, ngoài đường cũng đã vắng bóng người. Hơi nóng của mặt đường phả lên như muốn thiêu đốt cả người tôi, đầu óc cũng cảm thấy choáng váng đến chóng mặt.

Tôi cảm giác bản thân không thể trụ được nữa, ở giữa đường đang dát 1 lớp lụa lửa vàng rực mà dừng xe lại, ngay sau đó cả người như bị hút hết sức lực gục lên đầu xe, bên tai chỉ nghe được loáng thoáng tiếng gọi của người dân bên đường, cả người bỗng chốc được ai đỡ lấy rồi mất lịm dần mà mất đi ý thức.

Tôi tỉnh lại ở trong 1 nhà dân gần đấy, người phụ nữ độ tuổi khoảng 60 ngồi bên cạnh thấy vậy vội đưa tôi cốc nước:

– Tỉnh rồi à? Uống cốc trà gừng này đi. Trời nắng to như thế này mà đi không mũ nón gì là dễ bị tụt huyết áp lắm.

Tôi nghe vậy khẽ nhíu mày nhìn bà, cố gắng cử động tay chân rồi gượng dậy nhận lấy cốc nước từ tay bà mà nói:

– Dạ, cháu cảm ơn!

– Thấy sao rôi? Có cần đi bệnh viện không?

Tôi uống cốc nước bà đưa rồi khẽ lắc đầu 1 cái:

– Cháu không sao? Đã làm phiền bác rồi.

– Phiền cái gì, bác cũng có biết gì đâu, may là có cậu con trai kia đỡ lấy cháu vào đây. Chứ nhà này có mỗi mình bác, cháu ngất ra đây bác cũng chịu không đỡ vào được. Là cậu ta bảo bác pha trà gừng cho cháu đấy.

– Cậu con trai? Ai ạ?

– Cậu ta đang đợi cháu ngoài kia kìa!

Tôi nghe vậy lại càng thêm khó hiểu, đưa cốc nước cho bà rồi bước xuống giường mà đi vội ra phía ngoài.

Trong mắt tôi bây giờ là bóng lưng to lớn của 1 người đàn ông, anh ta sơmi trắng, quần âu, 1 tay cầm chiếc áo vest, tay kia nghe điện thoại, quay lưng về phía tôi.

Tia nắng len lỏi qua những tán lá thưa đổ xuống bờ vai ấy, tôi khẽ nhíu mày mà buột miệng nói:

– Là anh ta? Vũ sao?

Lời vừa dứt, cũng là lúc anh ta nói xong cuộc điện thoại của mình, từ từ quay người lại, chúng tôi đối diện nhau 1 cái nhìn, mà cái nhìn ấy lại là sự khởi đầu cho mối quan hệ này.

Anh cất điện thoại vào túi rồi đi lại phía tôi, vẫn dáng vẻ điềm đạm của người đàn ông ở độ tuổi đẹp nhất để gây dựng sự nghiệp, trưởng thành và trải nghiệm tất cả nằm ở phương diện vừa đủ nhưng vẫn trẻ trung và có sức hút kỳ lạ.

– Có sao không? Để tôi đưa cô đến bệnh viện!

Thấy anh ở đây thật sự tôi cũng bất ngờ và khó hiểu:

– Sao anh lại ở đây?

– Tôi có việc đi qua đây, chỉ là thấy người đi xe phía trước lại loạng choạng rồi sau đó gục trên xe, tôi đi lại mới biết là cô. Trạm xá gần đây không có nên đành phải nhờ nhà người dân.

Tôi nghe vậy cũng hiểu chuyển rồi gật đầu 1 cái:

– Cảm ơn!

– Có cần đến bệnh viện nữa không?

– Không sao!

– Nhưng tôi thấy tay cô hình như không được ổn.

Tôi nghe vậy lại nhìn xuống cánh tay mình rồi cười nhạt 1 cái:

– Chỉ bị trẹo thôi, do tôi cử động nhiều nên bị sưng, vài ngày hạn chế là được rồi.

Anh nghe vậy lại bình thản nói:

– Nếu vậy thì đâu thể đi xe về được, để tôi đưa cô về.

Sự nhiệt tình của anh làm tôi phát ngại phải đưa tay lên xua:

– Không cần, tôi vẫn có thể đi được. Tôi còn đi mua 1 số thứ nữa.

– Tôi đưa cô đi!

Anh dứt khoát mà tôi cũng hơi ngỡ ngàng:

– Có lẽ không tiện.

– Tôi dám khẳng định rằng tay cô bây giờ không thể đi xe được nữa. Nếu không hạn chế cử động, nghiêm trọng là phải phẫu thuật.

Anh ta nói cũng không có gì sai, chỉ là bây giờ giữa tôi và anh ta chưa đến mức thân thiết để phải như vậy, huống gì cũng vì chuyện để người khác đưa đi mà mẹ chồng tôi mới có cớ làm ầm ĩ đấy:

– Tôi có thể gọi taxi được. Cảm ơn anh!

Nói rồi tôi quay vào trong nói với người phụ nữ kia xin gửi nhờ chiếc xe rồi trở ra vẫy 1 chiếc taxi đang chạy đến.

Tôi ngồi vào trong xe, nhìn qua chiếc gương chiếu hậu, bóng người đứng đấy vẫn đưa mắt dõi theo, bây giờ tôi vẫn chỉ thấy anh ta thật kỳ lạ nhưng rồi sau này mới biết hoá ra người đàn ông ấy lại có thể vì tôi mà làm nhiều điều kỳ lạ hơn như thế.

Tôi đi đến con phố bán đồ gỗ, mua 1 chiếc sạp giường nhỏ đủ để 2 mẹ con nằm vừa, thuê người chở về phòng trọn rồi lại lượn mua vài đồ gia dụng để làm bếp.

Cái Trinh biết chuyện cũng nghỉ làm sang phụ giúp tôi. Loay hoay cả buổi chiều cũng tạm ổn, tay tôi đau nên mọi việc chủ yếu là Trinh sắp xếp.

Xong xuôi, chúng tôi bắt taxi đi đến nhà người phụ nữ mà tôi gửi xe để đi về, rồi qua trường đón luôn bé Nhím.

Vừa đưa con bé về đến phòng trọ, nó bước vào liền quay sang nhìn tôi hỏi:

– Mẹ, nhà mới của chúng ta đây sao?

Tôi nghe vậy lại khẽ nhìn nó cười rồi đưa tay xoa đầu:

– Ừ, bây giờ mẹ con mình sẽ ở đây, Nhím có thích không?

– Dạ thích! Thế là bây giờ bà nội có đuổi thì chúng ta cũng không phải sang nhà cô Trinh ngủ nữa rồi.

Cái Trinh nghe vậy lại nhìn con bé hỏi:

– Thế Nhím không thích ngủ nhà cô sao? Nhà cô Trinh có nhiều kẹo mà.

Con bé đôi mắt trong veo nhìn lên Trinh, cười toe toét mà vô tư nói:

– Nhím thích chứ, nhưng mà mỗi lần bà nội đuổi là luôn chửi bới đánh mẹ, Nhím không thích như thế. Nhím ghét bà nội.

Tôi nghe vậy mà sống mũi cay xè, 2 hốc mắt cũng đỏ ửng mà ngồi xuống đưa tay ôm lấy bả vai con bé, khẽ cười 1 cái:

– Nhím ngoan, vậy Nhím có yêu mẹ không?

Con bé nhìn tôi tươi cười gật đầu:

– Có!

– Vậy Nhím có yêu bố không?

– Mặc dù Nhím chưa được gặp bố thật sự, nhưng cô giáo nói bố thường rất yêu quý con gái nên Nhím cũng rất yêu bố.

Tôi nhìn nó cười mãn nguyện 1 cái rồi nói tiếp:

– Vậy nếu bà nội không sinh ra bố thì làm sao có Nhím được đúng không? Vậy Nhím cũng phải nên yêu bà nội chứ.

Con bé bỗng nhiên xụ mặt xuống:

– Nhưng bà nội toàn đánh mẹ. Cô giáo nó đánh người là xấu.

Nước mắt tôi đã ứa ra nhưng vẫn cố gắng cười mà nói:

– Nhưng bà nội đâu có đánh con, vậy là bà nội vẫn yêu con mà, phải không?

Con bé ngây ngô 1 hồi rồi lại toe toét cười:

– Dạ, vậy Nhím sẽ không ghét bà nội nữa!

Thấy con bé hiểu chuyện, nỗi đau trong tôi cũng nguôi đi bớt, kéo nó vào lòng mà ôm lấy. Chuyện người lớn không nên lôi trẻ con vào, và tôi chắc rằng, anh ở dưới đấy cũng sẽ chẳng yên lòng nếu con của mình lại đi ghét bà nội đâu.

Vì dọn dẹp rất muộn nên tôi cũng chẳng có thời gian nấu nướng, cái Trinh liền rủ 2 mẹ con ra ngoài ăn.

– Thấy mày dọn ra ngoài mà tao mừng khủng khϊếp.

Tôi vừa cho con bé ăn lại cười mà trả lời:

– Tao thấy mày còn vui hơn cả tao đấy.

– Chứ sao! Mẹ kiếp, bao năm qua mày ở cái nhà đấy như trâu như bò, mà lũ chúng nó còn không biết thân biết phận. Thấy mày bị hành như vậy tao cũng muốn điên.

– Nhưng tao nợ anh Hoàng nhiều quá. Có những cái mất đi có thể lấy lại được, nhưng anh ấy lại là vĩnh viễn không trở lại.

Cái Trinh bỏ đôi đũa xuống nhìn sang tôi mà thở dài:

– 4 năm rồi Quyên ạ, mày hậu hạ người ta thế cũng đủ trả nợ rồi, vốn dĩ lỗi cũng đâu phải tại mày. Tao nghĩ đến lúc mày cũng nên tìm chỗ dựa cho cả mẹ và con. Thể kỷ bao nhiêu rồi, sống hiện đại lên đi. Quả phụ thì sao? Ai cấm không cho đi bước nữa. Mày cũng chẳng phải là khó nhìn, lại đàng hoàng tử tế, thiếu gì người để ý đâu.

Tôi nghe vậy cười 1 cái rồi bình thản nói:

– Tao không nghĩ nhiều như thế, trước mắt bây giờ chỉ muốn lo cho con Nhím.

Thấy tôi cứ cương quyết như vậy, cái Trinh cũng chẳng nói đến chuyện đấy nữa:

– Thế xin việc sao rồi? Có kết quả chưa?

– Chưa. Hôm nay tao mua đồ, vài thứ lung tung cũng hết 2 triệu rồi, hôm đặt tiền nhà 3 triệu nữa. Giờ trong người còn được hơn 3 triệu, vài bữa nưax chuẩn bị đóng tiền học cho con Nhím, không biết có trụ được đến lúc có việc làm hay không?

– Tao có 1 ít tiền để riêng, tao cho mày mượn!

– Được rồi, mày cứ cầm lấy, nếu cần tao sẽ mượn mày, bây giờ thì chưa.

– Cái con này, mày có coi tao là bạn không đấy?

Tôi nghe vậy mới nhìn sang Trinh mà nói:

– Giờ tao chỉ còn con Nhím thôi, cũng không phải lo lănsg cho ai ngoài nó nữa. Tao muốn làm lại cuộc đời mình, muốn tự mình đứng lên, như thế mới có thể là chỗ dựa vưngx chắc cho con bé. Tao biết mày tốt với tao, nhưng những gì tao làm được thì tao sẽ làm. Đừng lo, nếu gặp khó khăn, khi đấy tao sẽ nhờ mày.

Cái Trinh nhìn tôi với sự thương cảm, thở dài 1 cái rồi đành gật đầu.

Cuộc sốnb độc lập của tôi đã bắt đầu từ hôm đấy.

Vài ngày sau, khi còn đang không biết nên kiếm việc gì làm thì tôi nhận được điện thoại từ bên công ty may báo đến nhận việc.

Cứ nghĩ mình sẽ làm ở 1 vị trí bình thường như công nhân may hay việc tương tự khác nhưng việc tôi nhận là tổ trưởng chuyền may.

Nghe tin tôi cũng khá ngạc nhiên còn hỏi lại nhưng Dũng chỉ nói xem hồ sơ bằng cấp tôi thì thấy vị trí đấy rất phù hợp. Chỉ cần học thêm kỹ thuật may là được, việc đấy Dũng sẽ sắp xếp người dạy cho tôi.

Tôi nghe vậy cũng chẳng còn lý do gì để hỏi tiếp nữa.

Ngày đầu tiên đi làm, cứ nghĩ sẽ xuôn xẻ, cũng chẳng có chuyện gì bất lợi nhưng ôi thôi, tổ tôi đại đa số công nhân đều là chị em phụ nữ, mà chị em phụ nữ thì rất rắc rối.

Sau khi tôi được đốc trưởng chỉ dân công việc rồi giới thiệu với mọi người, tôi chính thức bắt đầu với sự khởi đầu của mình.

Chị Mai đốc trưởng hướng dẫn cho tôi xong cũng rời đi, tôi theo phép lịch sự cũng lên tiếng với mọi người trong tổ:

– Em là Quyên, hôm nay là ngày đầu tiên đi làm, còn nhiều cái không biết nên mong anh chị giúp đỡ.

Vài người tử tế họ cười cười rồi gật nhưng bên cạnh đó là vài tiếng bóng gió mỉa mai:

– Ơi giời ơi, biết khi nào mới được như người ta, vào 1 cái là được lên làm tổ trưởng, có quan hệ có khác.

– Thấy nói là Giám đốc tự mình xét duyệt hồ sơ, không khéo lại quan hệ hẳn với giám đốc cũng nên.

– Ăn nói cho cẩn thận, kẻo đến vị trí làm công nhân cũng không có chỗ đâu.

Tôi nghe mấy lời nói đó cũng chỉ cười trừ cho qua, con người mà, nếu họ từng khó khăn phấn đấu để làm được gì đó mà vô tình người khác dễ dàng đạt được, họ bất giác sẽ nảy sinh lòng đố kị thôi.

Tôi lờ đi những lời nói đó mà lên tiếng nói:

– Chị Mai nói hôm nay sẽ kiểm tra lô hàng áo đồng phục, mọi người đẩy tiến độ nhanh nhé.

Lời vừa dứt, mọi người cũng tản ra rồi đi về vị trí của mình, bỗng lúc này 1 giọng nói vang lên:

– Tổ trưởng, tôi hỏi chút.

Tôi nghe vậy cũng đi lại phía người vừa lên tiếng rồi nói:

– Có chuyện gì ạ?

Chi ta đưa 1 chiếc áo cho tôi rồi nói:

– Đường may bị lỗi, tôi sửa mãi không được, tổ trươngr có thể khắc phục được không?

Tôi nghe vậy có chút e ngại nhìn chị ta rồi lúng túng nói:

– Xin lỗi, cái này em cũng không rành. Anh Dũng nói sẽ sắp xếp người chỉ dạy em kỹ thuật may, nay mới ngày đầu đi làm nên mọi cái em chưa được biết.

Vừa dứt lời chị ta liền hơi lớn tiếng 1 chút:

– Người được làm tổ trưởng phải nắm chắc kỹ thuật để kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh. Tổ trưởng đây lại không biết kỹ thuật thì công nhân chúng tôi có gặp khó khăn biết nhờ ai đây? Cứ cho là cô có quan hệ xin được việc thì làm ơn cũng phải kiếm cho mình chút năng lực, vô dụng thế này thì tổ chúng tôi chắc sẽ bị chỉ trích suốt thôi.

Chị ta vừa nói xong, mấy người khác cũng hùa theo:

– Ôi trời, không biết kỹ thuật may mà được làm tổ trưởng. Tôi còn tưởng chị giỏi giang lắm cơ chứ.

– Có loại người chỉ thích sử dụng cái thân chứ không biết dùng năng lực.

– Thôi, tháng này tổ chúng ta chắc sẽ bị xếp hạng kém rồi.

Nhưng lời nói qua nói lại khiến tôi cũng ức đến nghẹn máu mà nhìn mấy người đó nói:

– Các chị không phải lo. Em sẽ tự biết cách làm tốt công việc của mình.

– Vậy sao? Vậy cô giúp tôi khắc phục cái lỗi của chiếc áo này đi.

Tôi nhìn nhìn ta có chút tức giận mà cầm lấy cái áo đó:

– Được!

Nói rồi tôi cũng cầm chiếc áo đó rời đi, bằng cách nào cũng được, tôi không biết có phải bản thân mình may mắn được vào vị trí này không nhưng nhất định sẽ chứng minh cho họ thấy tôi phù hợp với vị trí này.

Tôi đi tìm chị Mai, nhờ chị chỉ dạy 1 số kỹ thuật cơ bản trước. Sau đó cũng nhờ chị chỉ ra điểm lỗi của chiếc áo và cách khắc phục.

Gần hết cả buổi sáng, mãi khi cho đến giờ công nhân nghỉ, tôi mới đem chiếc áo đi đến chỗ chị ta vứt thẳng lên bàn may ngay trước mặt chị ta mà nói:

– Đây, tôi đã sửa xong rồi. Giờ thì được chưa? Chị còn gì nói nữa không? Đừng có làm khó tôi bằng cách lấy 1 chiếc áo lỗi khác ra để hỏi, bây giờ tôi không thể làm được nhưng chắc chắn về sau sẽ làm được.

Chị ta nghe vậy nhìn tôi cũng nén giận lắm nhưng sau đó lại cười khẩy 1 cái rồi đứng lên, lờ đi tôi mà nói với người khác:

– Mấy chị em, đi ăn cơm thôi!

Nói rồi bọn họ cũng rời đi, mà tôi ở đấy cũng thở hắt 1 cái, đúng thật mọi sự bắt đầu luôn luôn là khó khăn.

Buổi chiều hôm đó cũng chẳng ai làm khó dễ tôi nữa, tôi cũng tranh thủ nhìn qua vài người để học thêm chút kỹ năng. Vì tan làm muộn nên trước đó đã nhờ Trinh đón bé Nhím về chỗ làm của cô ấy, khi nào tôi về tôi sẽ qua đó đón con bé.

Ngày ngày cứ trôi qua, công việc vẫn cứ thế cho đến hôm nay, đốc trưởng đến tổ chúng tôi, nét mặt hằm hằm mà nói:

– Quyên đâu rồi?

Tôi đang ngồi học của 1 chị gần đấy ngje vậy liền đứng dậy lên tiếng:

– Em đây!

Nói rồi tôi đi lại chỗ chị Mai, chị thấy tôi cũng quát lớn:

– Cô làm việc kiểu gì thế? Tôi đã nói lô hàng áo đồng phục không được để xảy ra 1 lỗi gì nhưng bây giờ có đến gần 100 cái bị gửi lại vì đường may bị bục.

Tôi nghe vậy cũng ngỡ ngàng:

– Sao lại thế được, em đã kiểm tra rất kỹ từng cái.

Lúc này, vài anh công nhân chuyển vào 1 lô áo đặt xuống, chị Mai cầm lấy 1 cái rồi đưa tôi xem. Quả thật các đường chỉ may khá lỏng lẻo, chỉ cần kéo nhẹ 1 cái là bục ra hết:

– Không phải, em rõ ràng đã kiểm tra rất cẩn thận, lô này hình như không có trong đợt vừa rồi.

Chị Mai nghe vậy lại gắt lớn:

– Bây giờ không phải lúc để hình như. Cô mau sửa hết chỗ này đi. Phạt cô 1 mình sửa hết, còn mọi người vẫn tiếp tục công việc của mình.

Nói rồi chị Mai rời đi, tôi khó hiểu nhìn đống áo đó rồi cũng chuyển nó về vị trí của mình. Kỳ lạ thật, rõ ràng hôm tôi kiểm tra, lô lỗi này không hề có, tại sao có thể xuất ra ngoài được.

Phải sửa đống áo này, giờ nghỉ tôi cũng chẳng buồn nghỉ nữa, cứ làm xuyên đến chiều.

Mãi cho đến khi tan ca, mới sửa được hơn nửa, vì còn phải đón bé Nhím nên tôi đành gác lại.

Nội quy trong xưởng không cho nghe điện thoại nên tôi cất nó vào túi để ở tủ đồ, lúc này mở ra mới thấy rất nhiều cuộc gọi của cái Trinh, bỗng nhiên có dự cảm chẳng lành tôi vội vàng gọi lại:

– Mày gọi tao gì đấy?

– Trời ơi, tao gọi mày bao nhiêu cuộc rồi?

– Tao không để điện thoại bên người.

– Tao đến đón con Nhím nhưng cô giáo bảo bà nó đón rồi. Ngày trước bà cấm tao đến nhà gặp mày nên tao cũng không tiện đến hỏi được.

Tôi nghe vậy liền vội vàng tắt máy, đi vội ra khu để xe mà lấy xe đi về. Nhưng khi dắt ra cổng mới phát hiện xe bị thủng xăm.

Đã vội lại càng thêm vội, xưởng may lại nằm ở khu công nghiệp vắng dân cư nên quanh đó chẳng có nổi 1 cửa hàng sửa xe nào, mà tôi bây giờ lại vô cùng gấp.

Bỗng lúc này 1 giọng nói vang lên giữa lòng xe cộ đang ủa ra cổng:

– Xe không đi được?

Tôi quay lại có chút ngạc nhiên nhìn anh ta, là Vũ:

– Sao anh lại ở đây?

Anh nghe vậy bình thản trả lời:

– Tôi có việc ở đây.

Tôi nghe vậy cũng gật đầu 1 cái, rồi dắt chiếc xe đi lại phòng bảo vệ định gọi tãi thì anh ta lại lên tiếng:

– Quanh đây rất ít có taxi đứng điểm, cô gọi cũng phải mất 20 phút xe mới đến. Tôi tiện đường về, cô có muốn đi cùng không?

Anh ta nói cũng đâu có sai, mà tôi thì vội nên cũng chẳng nghĩ gì nhiều liền đồng ý.

Tôi ngồi lên xe anh trở về nhà mẹ chồng, cánh cửa mở toang, tôi vội vàng bước xuống chạy vào trong nhà, chị Hạnh đang ngồi xem tivi liền quay sang nhìn tôi:

– Mày về đây làm gì?

– Con Nhím đâu?

Tôi chẳng trả lời câu hỏi của chị ta mà chị ta cũng ngạc nhiên nhìn tôi nói:

– Con mày sao lại hỏi tao?

– Em đến trường đón nhưng cô giáo bảo mẹ đã đón nó rồi.

– Mẹ đón nó sao? Thế tao không biết, tao mới đi với bạn về.

Thấy chị ta nói vậy trong lòng tôi càng thêm lo lắng, tức giận nhưng vẫn phải nhịn xuống mà chạy vào trong phòng cũ của tôi tìm nhưng không thấy, chăngr nghĩ ngợi gì tôi chạy thẳng lên phòng bà, liền thấy con bé đang ngồi thu thu ở góc giường, tay cầm 1 cái kẹo mυ"ŧ đưa lên miệng ngậm.

Tôi thấy vậy mới thở phào 1 cái mà lên tiếng:

– Nhím!

Con bé nhìn thấy tôi nhưng lần đầu tiên nó sau buổi đi học nó nhìn thấy tôi mà chẳng cười hay gọi mẹ, chỉ ngây ngô ngậm cái kẹo mυ"ŧ như vậy mà nhìn.

Tôi đi lại phía giường nhìn nó mà khẽ cười:

– Nhím, chúng ta về nhà thôi.

Con bé nghe vậy kỳ lạ lại chẳng đứng dậy mà cứ ngồi thế xển về phía tôi rồi đưa 2 tay ra ý đòi bế. Mặc dù có chút kỳ lạ nhưng tôi cũng chẳng thể nghĩ gì nhiều chỉ mỉm cười đưa tay ra ôm lấy con bé rồi đi xuống nhà.

Chị Hạnh nhìn thấy tôi bế con bé cũng ngạc nhiên mà nói:

– Ơ, thế nó trốn ở đâu thế? Tao ở nhà mà con không biết, cứ như ma.

Tôi không trả lời chị, ôm con bé đi ra phía xe, vừa mở cửa ngồi vào thì bỗng nhiên Nhím chợt ôm chầm lấy tôi khiến tôi có chút lạ mà hỏi:

– Nhím, sao thế? Con không chào chú sao? Đấy là bạn mẹ.

Con bé ngậm cái kẹo mυ"ŧ lắc lắc đầu úp mặt vào người tôi chăngr dám nhìn đi nơi khác.

Thấy thái độ lạ của con bé, tôi bỗng sinh nghi, lấy điện thoại ra bấm gọi cho cô giáo:

– Chào cô, e là mẹ của bé Linh, hôm nay ở trên trường bé có bị bạn bắt nạt không cô?

– Không chị, em trông các bé không để xảy ra chuyện đó, chị có thể bật camera để xem.

– Dạ, tại em đón cháu về mà cháu trông cứ sợ sệt.

– Lúc bà nội cháu đến đón, cháu vẫn vui vẻ lắm chị, không biết có phải do ở nhà làm gì cháu sợ không?

Tôi nghe vậy cũng ngẫm nghĩ 1 hồi rồi nói:

– Dạ, vậy em cảm ơn. Chào cô!

Tôi tắt điện thoại, ôm lấy con bé rồi nói với anh:

– Cho tôi về đường…[email protected]%¥€€