Chương 2
Trên bức tường ngoài sân treo một dàn mướp khô, lay động trước gió nhẹ, chiếc nồi để trống không lạnh lẽo vương gió, ông nội đang đứng dựa cửa hút tẩu thuốc, ông cúi đầu xuống vẩy tàn thuốc vài cái, nhìn thấy Triển Nhan, nói:
“Bố cháu đi bệnh viện huyện rồi, định sẽ chuyển tới tuyến đầu ở thành phố, không biết khi nào mới trở về”. Mặt ông có vẻ hơi trầm xuống, ho khan mấy tiếng, nếp nhăn ở mặt đã lộ rõ ra, ông nội hỏi: “Cháu này, đến mùa thu hoạch lúa năm sau là cháu phải thi trung khảo có đúng không?”
Triển Nhan gật đầu, đã một đêm rồi cô không thể ngủ ngon giấc, nên sắc mặt khá nhợt nhạt, đôi môi mỏng bong tróc do tiết trời vừa lạnh vừa khô, cô liếʍ môi, cảm nhận được sự đau rát như sắp nứt toạc những miếng da nhỏ.
“Đi học đi, đi học đi, cháu không phải bận tâm đến chuyện trong nhà làm gì.” Ông nội vừa nói xong, đã dập luôn tẩu thuốc đang hút dở.
Trong nồi không còn cơm, trong túi Triển Nhan lại chỉ còn đúng 5 tệ tiền giấy, cô nắm chặt trong tay, chạy tới nhà bếp tìm một cái bánh bao lạnh để lót dạ, chiếc bánh bao vừa được cho vào miệng, da non ở môi đã gần như nứt toác ra.
“Ăn ăn ăn, suốt ngày chỉ biết ăn, để xem sau này còn bánh bao mà ăn không!”. Không biết bà nội đã về từ khi nào, giật lấy bánh bao trong tay cô, ném đại đi chỗ khác, kéo Triển Nhan đến nhà chính.
Cô chỉ mới mười bốn tuổi, không có tý sức lực nào, bị bà nội xách đi như túm gà con, dễ như trở bàn tay khiến cô rất đau, buột giọng kêu ré lên:
“Bà nội, bà nội!”
Bà nội chu miệng ra, không chỉ nhổ một cục đờm mà còn nhổ cả nước bọt.
“Có phải muốn ăn bánh bao lắm không? Tiền trong nhà đều đốt hết vào người mẹ mang mệnh quỷ của mày rồi! Thế mà mày còn muốn ăn bánh bao? Mày mau nhìn ra chuồng gà chuồng lợn ngoài kia đi, có con nào không há mồm? Có con nào không rỏ dãi chờ ăn? Hừ, mày thì lại mở miệng ăn bánh bao à?”
Triển Nhan bị bà xách rồi kéo qua kéo lại như vật khiến đầu bả vai bị cánh tay kia túm lấy đau nhói, tưởng chừng như dùng cả vạn lực đạp, cần cổ cũng vậy, phải chịu sức đè vô cùng lớn.
Ngăn kéo tủ phía sau bị mở, bà nội lấy một chiếc kéo ra.
Sắc mặt Triển Nhan trắng bệch ngay tức khắc, cô vừa muốn đừng lên đã bị bà nội ấn mạnh xuống.
“Đi học lớn đến chừng này còn để bím tóc dài làm gì? Loại bỏ đi nguy cơ chấy rận, bớt một phần phí gội đầu!”
Lời vừa nói ra, Triển Nhan đã bật khóc nức nở túm lấy tay bà: “Bà nội, cháu không muốn cắt tóc đâu, cho cháu giữ lại đi…”
“Mẹ mày là cái hố hút tiền không đáy, một nấy tóc của mày bán lấy tiền chữa bệnh cho nó mà không muốn à?” Mắt bà nội xếch lên, từ trên cao liếc xuống mặt cô, Triển Nhan sửng sốt, đột nhiên yên tĩnh lại trong chốc lát.
Cô cảm thấy dường như hai hàng nước mắt mình cứ tuôn trào không kiểm soát, những giọt nước mắt này đều vì mẹ cả, bây giờ tuy có khóc, có tích tiền cũng chẳng đủ được.
Bà nội vì cố cắt tóc cháu càng nhiều càng tốt nền cắt sát lên gáy, cuối cùng cắt thành đầu cún con, nhìn như cây nấm vậy.
Triển Nhan nhìn bộ dạng chính mình trong gương, vô cùng xa lạ, lông mày của cô đen dày, đôi mắt còn to hơn, có vẻ như ngũ quan lúc trước bây giờ đã được hiện rõ hơn rồi.
Ông nội đứng trong sân nhìn thấy cảnh này, thở dài, nói: “Cắt tóc nó rồi bán làm gì? Có được mấy đồng đâu?”
“Ông thì biết cái khỉ gì, bán được bao nhiêu ư? Một đồng cũng là tiền, trong nhà mình bây giờ đều đang há miệng chờ ăn cả, người ăn, gia cầm gia súc ăn, lương thực rơi từ trên trời xuống à? Ông cứ lo cho nó vậy đi, đến lúc bốc cát mà ăn!” Bà nội mắng một tràng dài như sớ xả vào mặt hai ông cháu.
Khi còn trẻ ông nội từng là một người thợ đá để kiếm sống, sau này vì bị thương ở chân mà trở thành người què, từ đó về sau mất đi khả năng lao động. Mọi việc trong nhà đều đến tay bà nội cả, từ nuôi trâu, nuôi lợn, nuôi gà, vịt, ngỗng, mỗi ngày vừa mở mắt ra là một núi việc đang chờ sẵn nên không thời điểm nào trong ngày là bà không muốn mắng người.
Trời lạnh, nhưng bụng trống không còn lạnh hơn.
Triển Nhan đi tìm chiếc mũ thêu chỉ cũ kỹ, đội vào rồi đi học.