Quyển 1: Xích Đạo Thiên Ký - Chương 2

“Người sống trên Xích Đạo Thiên không thuộc 5 tộc Cửu Thiên nhưng lại vẫn nằm trong 5 tộc. Giữa họ chỉ cách nhau một thứ - nó xa giống như dòng khí lưu ngăn cách Xích Đạo Thiên và Thiên Ngoại Thiên - nó gần chỉ cách một từ “từ bỏ”.

-Xích Đạo Thiên Ký-

Chim sắt hạ cánh trước một cánh cổng gỗ, chúng từ từ hạ thấp người xuống để Xích Lượng và A Linh có thể dễ dàng nhảy xuống mặt đất an toàn xong mới tung cánh bay đi.

Hai người sải bước đi vào trong khu vườn. Nhưng không hướng đi tới gian nhà chính mà rẽ luôn vào gian nhà phụ dành riêng cho việc chăm sóc bệnh nhân. Tuy nói rằng đây là gian phòng chăm sóc bệnh nhân nhưng gian phòng này chỉ là một gian phòng rất nhỏ thường chỉ để dành hai ba người có thể tạm ở trong đó.

Tuy sao Cô Túc được gọi là Dược Vương Cốc cũng có hẳn một vùng đồng bằng và vùng rừng núi rộng lớn tới ba nghìn mẫu cùng với hàng nghìn những cây thuốc nhưng người Xích Đạo Thiên thì lại không bao giờ có bệnh tật gì. Lúc mới đến, A Linh từng không hiểu lắm nơi này dùng để làm gì. Vườn thuốc thì khô héo, gian phụ kêu là dành cho bệnh nhân lại bé tới không ngờ lại còn bám đầy bụi bặm và mạng nhện bám ở khắp nơi. Tại phòng nấu thuốc đồ đạc bẩn thỉu lại còn vứt đi lung tung. Ra đón cô là một lão già với đôi mắt bị sụp mí lúc nào cùng cũng trong trạng thái lờ đờ, quần áo xộc xệch cùng với cả thân người lúc nào cũng toát ra mùi hôi của rượu. Nhìn thế nào cũng không giống một người tu đạo càng không có gì giống một thầy thuốc mà càng giống một kẻ nghiện rượu lang thang hơn. Lúc đó, cô bé vô cùng chán nản hoàn toàn không muốn bước vào bên trong nào ngờ lão nghiện rượu đó càng không muốn nhận cô hơn.

Khi lão nghiện rượu lần đầu tiên nhìn thấy A Linh hoàn toàn không thèm ra tiếp đón sắp đặt chỗ ở mà chỉ liếc nhìn một cái uống một ngụm rượu xong thì ngay lập tức đóng cửa cái rầm. Lão hoàn toàn không có ý để cô bé vào trong nhà chính khiến cô bé trong một thời gian dài chỉ có thể ngủ tại gian phòng chữa cho bệnh nhân này. Mỗi ngày còn phải lau dọn nhà cửa đồ đạc trồng cây thuốc. Tuy đôi lúc lão cũng có hứng thú dạy mấy thứ y thuật vặt vãnh cho cô nhưng nó cách xa khả năng của một người được xưng là Dược Vương rất nhiều.

Và tới cuối cùng, mỗi lần có bệnh nhân Dược Vương thì nằm trong phòng ngủ gáy khò khò để mình tên đồ đệ chỉ biết ba món y thuật vặt vãnh chữa bệnh. Khiến A Linh không khỏi nghi ngờ rốt cuộc là ai mới là thầy thuốc chân chính ở đây. Lửa giận tích tụ đã lâu thì đương nhiên phải có ngày bùng cháy. A Linh vốn dĩ là theo lịch hôm nay sẽ cùng Dược Vương xuống khu Vi Nhĩ Đạt Nhĩ theo lịch hẹn với các Vũ Nhân tộc Vi Đạt Nhĩ nhưng không ngờ tối qua lão Dược Vương giở chứng bảo cô đi một mình mà lão vốn biết ngày hôm nay còn là ngày giảng Pháp đạo của các Pháp Môn Sư.

Tuy đã ở đây hơn gần nghìn năm cũng sắp được nghìn tuổi nhưng A Linh cũng chỉ mới mở được thân thức tuy họ nói rằng như vậy đã giỏi lắm rồi với một người thuộc nhân tộc như cô. Nhưng theo như cô bé thấy những người không nhất thiết phải nhập đạo như Vũ Nhân bằng tuổi cô bé đều đã mở được tới ngũ thức vì vậy cô bé đã rất mong tới ngày giảng pháp. Vậy mà vật cản không từ tới người ngoài mà lại tới từ người bên cạnh.

A Linh vốn định từ chối việc đi khám bệnh tại Vi Nhĩ Đạt Nhĩ khổ nỗi vì lão già nghiện rượu này nói một câu cô phải đi chữa bệnh mà tước mất quyền đi nghe dạy Pháp của cô vì thế mà A Linh đã không thể khống chế được chính mình mà ném hết đống thuốc vừa mới làm khô xong ném vào người lão chạy một mạch tới Thất Tử Khâu luyện thương. Tuy vẫn còn tức lão nghiện rượu nhưng A Linh vẫn phải nghĩ cho cây thương của mình cùng Xích Lượng bước vào gian phòng bệnh.

Hai huynh đệ Phiêu Miêu Giả là Phong Văn và Phong Việt lập tức đứng dậy chào hỏi đại sư huynh Xích Lượng. A Linh gọi Xích Lượng là đại sư huynh cũng là học theo họ. Vì lúc đấy cô còn nhỏ không chỉ đến thân thức cũng chưa luyện thành mà tới chữ còn không hiểu hết nghĩa. Nghe hai người họ cứ gọi Xích Lượng là đại sư huynh liền đinh ninh rằng tên của huynh ấy chính là Đại Sư Huynh. Cứ vậy mà gọi theo kể cả sau này khi đã biết tên thật của Xích Lượng thì vẫn cứ vì quen mồm mà gọi là “Đại Sư Huynh”.

Phong Văn là một người có dáng người gầy gò còn Phong Việt lại là một người béo tròn. Hai người họ đứng bên cạnh một chiếc giường mà nằm đó là một thiếu niên khoảng 18 tuổi, khắp thân bị băng bó gần giống như một xác ướp.

A Linh cúi đầu chào hỏi hai người họ, quay tới chỗ thiếu niên cô bé sờ lên đầu người này trước - sốt cao, rồi chạm xuống tay bắt đầu bắt mạch. Qua lớp khăn, mạch tượng khó bắt hơn, vì thế cô bé trực tiếp ghé tai lên trên ngực một lúc sau đó mới đứng lên xem xét các vết thương được băng bó của thiếu niên. Làn da của thiếu niên không một chỗ nguyên vẹn, những vết bầm tím tái còn có những chỗ bị nứt da túa máu, xương sườn bị gãy, cổ tay bị trật khớp xem ra người này đã trải qua những tháng ngày đáng sợ.

“Lần này, lẽ nào chỉ cứu được một người này thôi hay sao?” A Linh cất giọng hỏi.

“Số còn lại đã chết trên đường tới đây rồi.” Phong Văn trả lời.

A Linh sờ tới hạ thân người bệnh, cô bé lắc đầu.

“Không biết là may mắn hay là đau khổ. Sau này chỉ sợ sống không bằng chết.”

“Không cần quản nhiều như vậy có thể giữ mạng lại được không?” Xích Lượng cất tiếng.

“Vũ y quan xem ra đã xem xét hết rồi vậy thì …” A Linh ngước mắt nhìn tới cổ tay bên phải của thiếu niên vẫn còn lớp băng mỏng nhưng rõ ràng bị cộp lên một cách bất thường. “Xem ra vấn đề ra từ đây không biết là trúng độc hay trúng cổ đây.”

A Linh cẩn thận gỡ các lớp băng ra, lớp băng vừa tháo ra thì một vết nhọt sưng to bằng nắm tay của trẻ con xuất hiện trước mặt họ. Vết nhọn tuy đã không còn nhân nhưng xử lý cẩu thả khiến nó lõm thành một lỗ lớn trên cổ tay.

“Đây là Vũ y quan xử lý ư?” A Linh ngạc nhiên hỏi.

“Lúc mang đến y đã bị như vậy rồi.” Xích Lượng trả lời.

A Linh nhìn cẩn thận chỗ phần lõm.

“Bị thương tới gân tay mất rồi xem ra bàn tay này coi như phế. Chỉ là…”

“Chỉ là sao?” Xích Lượng hỏi.

“Chỉ là cái này muội không biết chữa.”