Chương 4-5: Trở lại quê nhà ( Tử thi đó có thể bị gϊếŧ chết ).

Ba người chúng tôi đi theo vài người trong quán đến chỗ bờ sông nơi thi thể đang nổi, vì là ban đêm nên cảnh tượng không nhìn rõ được gì. Chúng tôi tới một lúc thì lính canh nha môn cũng tới, bọn họ bao quanh khu vực lại để dân trong thôn không thể tiếp cận hiện trường. Ngộ tác nơi này cũng tới là một cậu thanh niên tuổi đời còn khá trẻ tầm lớn hơn Xuân Bách khoảng năm tuổi, vốc dáng gầy người cao tương đối nếu so với tôi thì thua nửa phần đầu. Cậu ta chải một tấm vải trắng lớn trên nền đất, sau đó sai hai lính canh phụ kéo thi thể lên. Thi thể vừa kéo lên người dân có mặt ở đó đều hốt hoảng vì phần đầu nạn nhân đã bị đứt, vết cắt trên cổ thi thể vì ngâm dưới nước đã bị cá rỉa chỗ lồi chỗ lỡm nhìn cảnh tượng thi thể mà không khỏi muốn nôn, ngộ tác trẻ đó không thể thấy rõ vết cắt do hung khí nào gây ra nhưng xác định được tử thi là nam vì lúc dưới nước tử thi nằm sấp khi kéo lên lật ngửa kiểm tra đã xác thực lại là nam giới ( nữ giới khi chết dưới nước sẽ nằm ngửa), cậu ta cũng xác định được thời gian thi thể bị gϊếŧ từ năm đến mười ngày ( và tôi cũng ước lượng như vậy khi nhìn thấy lính canh kéo nạn nhân lên lúc cầm tay và chân thì da thi thể đã bị lột rất dễ dàng như lột găng tay hoặc vớ chân). Còn nếu xác định nguyên nhân cái chết thì phải mang về giải phẫu mới biết được. Ngộ tác trẻ đó khám nghiệm được một lúc thì quan huyện lệnh cũng đã tới, ngộ tác trẻ đó tiến tới chỗ huyện lệnh bẩm lại những gì cậu ta vừa kiểm chứng cậu ta tính nói tiếp thì bị quan huyện cắt ngang:- " Ừm, cậu làm tốt lắm Châu Minh nhưng ta thấy vụ án này nên kết thúc ở đây đi do vì đầu thi thể đã bị chặt mất, lại nói thi thể ngâm trong nước nhiều ngày như vậy căn bản sẽ không thể tra thêm được gì. Đây là vụ án khó với nhân lực ở huyện này thì không thể tra thêm manh mối nào nữa đâu".

Gì thế ? quan huyện gì mà không có trách nhiệm, vụ án chưa điều tra đã đưa ra kết án ông này là muốn chối bỏ trách nhiệm đối với bá tánh ở đây thật quá sức tưởng tượng. ( Tôi nghĩ thầm ).

Tôi định bước tới nói chuyện với quan huyện thì Xuân Bách nắm tay tôi lại, tôi quay sang nhìn cậu ấy với biểu cảm hỏi tại sao. Xuân Bách chỉ lắc đầu rồi liếc sang nhìn Ngộ tác trẻ kia. Tôi cũng quay lại nhìn thì thấy Ngộ tác trẻ đó nói với quan huyện lệnh.

- " Bẩm đại nhân thi thể này tuy bị mất đầu nhưng tiểu nhân tin sẽ tìm được manh mối, chỉ cần đại nhân ân chuẩn cho tiểu nhân mang về nghiệm thi để kiểm tra bên trong thi thể nạn nhân. Tiểu nhân nghi ngờ thi thể này bị gϊếŧ trước khi ở dưới nước nhưng phải mổ thi thể để kiểm tra bên trong phổi, dạ dày mới xác định được ".

- Quan huyện lệnh: " Sao cậu gan vậy? Mặc dù cậu còn trẻ nhưng ta thấy cậu cũng không cần phải cố chấp tới vậy, cậu có biết đắc tội người chết sẽ bị gì không mà ở đó đòi mổ thi thể?".

- Ngộ tác trẻ đó nói với gương mặt kiêng quyết : " Tiểu nhân không biết đắc tội người chết là gì, tiểu nhân chỉ biết nếu không giúp người chết giải oan thì mới là một sự sỉ nhục với nghề Ngộ tác của tiểu nhân ".

Câu nói của Ngộ tác trẻ đó khiến tôi có sự đồng cảm, cái nghề này tuy là đáng sợ nhưng lại hàm chứa ý nghĩa quan trọng, nó sẽ trả lại sự công bằng cho người bị hại mặc dù họ đã lìa xa dương thế; những điều oan ức, những bất công nhất mà họ đã chịu đựng lúc còn sống mà hung thủ muốn giấu đi cùng cái chết đó thì chúng tôi sẽ phải thay họ tường thuật lại, đòi lại công bằng và bắt hung thủ phải đền tội.

Vị quan huyện đó có vẻ nhu nhược, ông ta sợ phiền phức mà cứ cố ý nói lãng tránh nhất quyết không cho Ngộ tác trẻ đó mổ xác. Tôi thấy vậy cố ý nói bên ngoài kích động người dân đang xem tại đó:

- " Lần đầu thôn ta có vụ án mạng li kỳ như vậy, nếu thật sự có kẻ gây án mà chưa bắt được có phải chứng ta sẽ gặp nguy hiểm không?"

- Một người dân ở đó nói lại: " Phải đó, chúng ta sẽ gặp nguy hiểm nếu thật sự tên hung thủ đó vẫn còn ung dung ở ngoài."

- Tên ôn Khánh Bang nói đệm thêm vào: " Mà tôi thấy vị huyện lệnh chúng ta dường như không muốn điều tra nữa hay sao ấy, nhìn bộ dạng ông ta nói với Ngộ tác kìa... Có khi nào huyện lệnh biết chuyện gì không?"

Câu nói của Khánh Bang đúng như dầu được mồi vào lửa, vừa dứt câu thì người trong thôn đã xì xầm bàn tán, huyện lệnh nghe được ông ta nhìn về phía đám đông đang xem quát lên:

- " Các người im lặng, bổn huyện lệnh vẫn đang suy xét cho Ngộ tác Châu Minh tiếp tục điều tra. Nếu đây là vụ án mạng thật thì ta đây quyết sẽ bắt hung thủ ra ngoài ánh sáng". Vừa nói quan huyện vừa vỗ vào l*иg ngực với khí thế hùng hào.

Ba người chúng tôi nhìn cảnh tượng đó mà chỉ liếc nhau cười thầm, một quan huyện ba phải chẵn có chính kiếng riêng. Khánh Bang thở dài nói nhỏ vừa đủ ba người nghe : " Càng xa vua thì lính vua càng thấp kém".

Tôi ngẫm nghĩ cười thầm câu này cũng khả thi nhưng đối với nơi tôi sống thì chưa hẳn vậy vì nơi đó là nền văn minh hiện đại người dân đều được phổ cập đầy đủ kiến thức lẫn phương tiện truyền thông nhanh, những người quản lý địa phương cũng được cập nhật kịp thời thông tin từ bộ máy chính phủ và chính phủ cũng nắm tình hình địa phương rất tốt nên không có chuyện càng xa trung tâm càng ít thông tin và nhân lực thấp kém vì bọn họ ai cũng là người có học vấn cao và được đào tạo bày bản về quản lý không giống thời này mà các quan nhỏ ở các vùng lẻ có thể được mua bằng tiền như câu ám chỉ từ Khánh Bang.

Xem xong vụ án chúng tôi quay về nhà trọ nghỉ ngơi để còn mai lên đường mặc dù lòng tôi thật sự rất muốn ở lại trấn này thời gian để xem Ngộ tác trẻ kia phá án đó thế nào.