Chương 22: Vụ án thứ 4 - Người đẹp bên song (5)

“Sư phụ có khúc mắc gì vậy?” Thói tò mò của tôi lại trỗi dậy.

Sư phụ đeo găng tay, lấy từ trong hòm vật chứng ra bộ quần áo mà Tiểu Thái đã mặc trước khi bị sát hại. Một chiếc váy liền máu trắng trông giống như váy ngủ và một chiếc qυầи ɭóŧ màu trắng, đều đã bị xé rách toạc.

“Trên giường có dấu vết chà đạp của Tiểu Thái, đúng không?” Sư phụ hỏi.

Tôi đáp: “Vâng!”

Sư phụ hỏi tiếp: “Nói lên điều gì?”

Tôi nghĩ một lát rồi, nói: “Em hiểu ý rồi, ý sư phụ là lúc bị xâm hại, Tiểu Thái vẫn đi dép?”

“Phải rồi!” Sư phụ nói. “Cô ấy bị đè xuống giường xâm hại trong lúc vẫn đi dép xăng đan, thế nhưng tại sao đôi dép lại được bày ngay ngắn ở bên cạnh giường?”

“Phải tháo dép của nạn nhân ra thì mới cởi được váy?” Tôi nói.

“Cậu thấy váy bị xé tan tành thế này thì có cần cởi dép nữa không?” Sư phụ giũ chiếc váy rách tả tơi.

Tôi gật đầu, thừa nhận: “Phải, mà dù không bị xé rách thì cởi loại váy này cũng không cần phải tháo dép.”

“Em am hiểu chuyện cởϊ qυầи áo gớm nhỉ.” Đại Bảo đứng bên cạnh châm chọc.

Sư phụ lừ Đại Bảo một cái, nói: “Nghiêm túc đi! Không cần cởi dép mà vẫn có thể hoàn thành toàn bộ quá trình hϊếp da^ʍ, gϊếŧ người, vậy thì tại sao hung thủ còn phải cởi dép của nạn nhân ra?”

“Phải, điểm mấu chốt là trên cơ thể nạn nhân lại không có nhiều vết thương do kháng cự.” Tôi cầm chiếc dép lên nhìn, nói. “Kiểu xăng đan cũ này muốn giật ra cũng không phải dễ. Móc khóa dép đã được mở ra, cho thấy hung thủ trước tiên phải tháo quai dép, sau đó mới cởi dép nạn nhân ra. Nếu như vậy, hung thủ còn tay đâu để khống chế nạn nhân nữa?”

“Khi hung thủ cởi dép ra, nạn nhân đã mất khả năng chống cự.” Đại Bảo nói.

Tôi gật đầu, nói: “Tổn thương gây ra trong quá trình cưỡиɠ ɧϊếp có phản ứng sống rõ rệt, điều này chứng tỏ sau khi hung thủ thực hiện hành vi cưỡиɠ ɧϊếp, gϊếŧ người mới tháo dép của nạn nhân ra. Đây đúng là một hành động dư thừa rất kỳ quặc.”

“Bởi vậy tôi mới nói rằng khúc mắc của mình đã được tháo gỡ một nửa.” Sư phụ nói. “Tới nhà xác, khám nghiệm lại tử thi.”

Trên xe, tôi băn khoăn hỏi sư phụ: “Khi chúng ta khám nghiệm tử thi, không phát hiện ra trên chân của nạn nhân có vết xước hay vết thương nào. Hơn nữa, tối hôm qua, em còn quan sát rất kỹ từng tấm ảnh chụp, không thấy bàn chân của nạn nhân có gì khác thường.”

“Đừng vội!” Sư phụ xua tay. “Nếu là tổn thương nhẹ, có lẽ rất khó phát hiện ra. Nhưng sau khi thi thể đưa vào kho đông lạnh, tổn thương sẽ hiện ra rõ hơn.”

Tôi gật đầu đồng ý. Đúng vậy, trong rất nhiều vụ án, sau khi thi thể được làm lạnh, những tổn thương chưa phát hiện trước đó lại hiện lên rất rõ. Cuốn “Tạp chí Pháp y học” cũng đã từng công bố một bài nghiên cứu có tên là “Phát hiện tổn thương trên thi thể bằng phương pháp đông lạnh.”

Suốt dọc đường, không ai nói với ai lời nào, chúng tôi mau chóng tới phòng bảo quản tử thi trong nhà xác.

Trong tiếng động cơ máy lạnh chạy ầm ầm điếc tai, chúng tôi mau chóng tìm thấy tủ bảo quản thi hài của Tiểu Thái. Thi thể vừa được lôi ra, ánh mắt chúng tôi đều đổ dồn vào tổn thương trên ngón chân Tiểu Thái.

“Đúng là có tổn thương thật!” Tôi kinh ngạc thốt lên.

“Đáng lẽ trong lần khám nghiệm tử thi đầu tiên, chúng ta đã phải phát hiện ra mới phải.” Sư phụ đeo găng tay, dùng kẹp cầm máu cạo khẽ vào vị trí tổn thương. “Biểu bì hơi bong tróc, nhưng trong lần khám nghiệm đầu tiên đã không phát hiện ra, bởi vì nó hoàn toàn đồng nhất với màu sắc của phần da xung quanh.”

Tôi dùng kẹp cầm máu gắp lấy một miếng bông gòn thấm cồn, lau lên chỗ tổn thương, mấy chỗ biểu bì bong tróc dần dần hiện rõ.

“Đây là tổn thương trong lúc hấp hối (1).” Tôi nói. “Biểu bì bong tróc nhưng lại không thấy có hiện tượng xuất huyết rõ rệt, chỉ thấy xuất huyết rất nhẹ dưới da, đó là đặc trưng của tổn thương vào thời điểm sắp chết.”

(1) Tổn thương khi sắp chết là chỉ tổn thương vào giai đoạn não đã tử vong nhưng một phần tế bào tổ chức vẫn chưa dừng hẳn hoạt động nên sẽ có phản ứng sống mờ nhạt.

“Như vậy chúng tỏ chúng ta đã suy luận chính xác.” Sư phụ nói. “Sau khi Tiểu Thái bị bóp cổ đến chết, hoạt động của tế bào trong cơ thể vẫn chưa dừng, đúng lúc đó, hung thủ đã tháo xăng đan của Tiểu Thái, gây ra vết trầy xước trên ngón chân nạn nhân. Các cậu nghĩ xem, là thứ gì đã gây ra vết xước?”

“Các vết tổn thương xếp thành một hàng đều đặn, mỗi vết dài chưa tới 0,5 centimet, rộng không tới 1 minimet.” Tôi bỗng lạnh toát sống lưng. “Vết răng!”

“Sau khi cưỡиɠ ɧϊếp gϊếŧ người, còn cắn chân nạn nhân?” Đại Bảo trợn trừng mắt.

“Chưa gặp bao giờ à?” Sư phụ nói. “Tôi cũng rất hiếm khi gặp phải, kẻ này có sở thích âu yếm bàn chân.”

“Nhưng em nghe nói kẻ có sở thích âu yếm bàn chân chỉ đam mê bàn chân thôi, chứ không có hứng thú với các vị trí khác.” Tôi nói. “Trong khi vụ án này lại có hành vi cưỡиɠ ɧϊếp.”

“Cậu nói đúng.” Sư phụ nói. “Nhưng bệnh lý lệch lạc tìиɧ ɖu͙© khác nhau ở mỗi người, có người tuy có sở thích âu yếm bàn chân nhưng vẫn có hành vi tìиɧ ɖu͙© bình thường, có người mắc hội chứng ái tử thi hay ấu da^ʍ cũng sẽ có hành vi tìиɧ ɖu͙© với người bình thường. Người có sở thích âu yếm bàn chân sau khi hϊếp da^ʍ không đạt được cực khoái nên mới tiếp tục xâm hại bàn chân nạn nhân để được thỏa mãn.”

Sư phụ im lặng một lát rồi quay sang nói với Lâm Đào: “Tôi thấy tổn thương này đã có đủ điều kiện để lấy mẫu răng làm chứng cứ, cũng giống như mẫu ADN.”

Lâm Đào gật đầu, bấm điện thoại gọi cho nhân viên pháp chứng của Công an huyện lập tức mang theo dụng cụ lấy mẫu răng tới nhà xác.

*

Tới tổ chuyên án, sư phụ trình bày toàn bộ nội dung công việc mà chúng tôi đã thực hiện, đồng thời khoanh vùng phạm vi điều tra: “Có thể dễ dàng nhận thấy, đây là một vụ án hung thủ lẻn vào nhà hϊếp da^ʍ, gϊếŧ người. Hung thủ có lẽ là một kẻ biếи ŧɦái tìиɧ ɖu͙©, cụ thể hơn là một kẻ có sở thích âu yếm bàn chân. Kẻ này bình thường rất thích nhìn chân người khác, thích lấy tất của người khác, thậm chỉ thích người khác giẫm đạp lên mình. Còn về phạm vi điều tra, có lẽ nên khoanh vùng trong làng xóm lân cận.”

“Vì sao không phải là làng này?” Phân đội trưởng Lưu hỏi đúng thắc mắc của tôi.

“Nếu nói về căn cứ thì vẫn chưa đầy đủ.” Sư phụ nói. “Là trực giác mách bảo. Tôi cảm thấy nếu là người trong làng này muốn thực hiện hành vi hϊếp da^ʍ thì kiểu gì cũng tìm được cơ hội, chẳng hạn như lúc Tiểu Thái mở cửa đi đâu hay từ bên ngoài quay về nhà vào ban ngày. Nhưng nếu là người làng khác, nếu cứ quanh quẩn rình mò trong làng sẽ thu hút sự chú ý của người dân, nên hắn mới chọn lúc đêm tối để hành động. Chúng ta đã biết, Tiểu Thái là người thận trọng dè dặt, đêm nào cũng khóa chặt cổng cửa. Chỉ vì sơ suất của Khổng Uy mới ngẫu nhiên tạo cơ hội cho kẻ xấu đột nhập. Tôi tin rằng, hung thủ rất thường xuyên lảng vảng quanh khu vực hiện trường vào buổi tối nên mới chộp được cơ hội này.”

“Thôi được!” Phân đội trưởng Lưu nói. “Đối tượng cần khoanh vùng sẽ là nam thanh niên khỏe mạnh trong làng lân cận từng đi qua khu vực hiện trường vào buổi tối, hoặc tối đến thường xuyên lảng vảng gần hiện trường, có thể có sở thích âu yếm bàn chân. Đồng thời cũng phái một vài cảnh sát điều tra người trong thôn này. Đã có manh mối là có sở thích âu yếm bàn chân, tôi tin rằng tỉ lệ phá án thành công sẽ khá cao. Có mẫu ADN làm chứng cứ, không sợ nhận diện được hung thủ.”

“Tôi có một manh mối.” Một viên cảnh sát khu vực giơ tay nói.

“Anh nói đi!” Trong mắt sư phụ ánh lên một tia hy vọng.

“Cách đây nửa năm, chúng tôi từng xử lý một thằng bé, nhà ở làng bên cạnh hiện trường vụ án.” Viên cảnh sát khu vực nói. “Có người bắt quả tang nó lấy trộm đồ lót của phụ nữ, cho là kẻ biếи ŧɦái nên đã giải tới đồn cảnh sát chúng tôi. Lúc đó chúng tôi rất ngạc nhiên, vì trong số các tang vật thu giữ, ngoài đồ lót phụ nữ còn có cả tất chân.”

“Thằng bé? Bao nhiêu tuổi rồi?” Sư phụ hỏi.

“15 tuổi.”

“Không phải chứ?” Phân đội trưởng Lưu kêu lên. “Trẻ con bây giờ phát triển sớm thế à?”

Sư phụ liếc nhìn phân đội trưởng Lưu, nói: “Sao lại không thể? Nếu không có chính sách kế hoạch hóa gia đình, 30 tuổi lên chức ông cũng là chuyện thường tình. 15 tuổi, hoàn toàn có khả năng tìиɧ ɖu͙©.”

“Em cảm thấy rất có thể.” Tôi nói. “Vết thương do bị khống chế trên tay nạn nhân rất nhẹ, thậm chí trên mặt chiếu còn lưu lại một lượng lớn vết giẫm đạp giãy giụa, cho thấy sức khỏe của hung thủ có hạn. Nếu là một người đàn ông cường tráng, tổn thương gây ra sẽ phải nghiêm trọng hơn rất nhiều.”

“Thế thì thằng bé này không chỉ có sở thích âu yếm bàn chân mà còn mắc hội chứng ái vật.” Sư phụ đồng ý với quan điểm của tôi. “Tình hình của đối tượng này như thế nào? Buổi tối có thể ra khỏi nhà được không?”

“Có thể.” Viên cảnh sát khu vực nói. “Đối tượng từ nhỏ đã không sống với cha mẹ, được ông bà nội nuôi lớn. Hai năm trước, bà nội qua đời, ông nội không quản nổi nó, ngày nào nó cũng trốn học, lông bông ngoài đường.”

“Bắt người!” Đội trưởng Lưu đập bàn đánh chát.

*

Sư phụ dẫn tôi, Đại Bảo và Lâm Đào tới phòng giám sát ở bên cạnh phòng thẩm vấn, theo dõi trực tiếp cuộc hỏi cung cậu thanh niên choai mặt mũi dễ coi qua màn hình máy tính.

Do ADN và mẫu răng đều trùng khớp nên điều tra viên hết sức tự tin. Chỉ một lúc sau, trước những câu hỏi nghiêm khắc của điều tra viên, thằng bé đã phải cúi đầu nhận tội.

“Cháu không muốn gϊếŧ chị ấy.” Thằng bé sụt sùi. “Cháu rất thích chị ấy, thích từ lâu rồi, nhưng chị ấy không biết cháu.”

“Tại sao cậu lại thích chị ấy?” Điều tra viên hỏi. “Cậu thường xuyên gặp chị ấy phải không?”

“Mấy tháng vừa rồi, lúc nào nhớ chị ấy, cháu lại trèo tường vào trong sân nhà chị ấy, đứng bên ngoài cửa sổ chống trộm ngắm chị ấy qua khe rèm. Chân của chị ấy đẹp lắm, rất rất đẹp.”

Sư phụ nhìn sang Lâm Đào, Lâm Đào liền hiểu ý: “Nếu tìm thấy vật chứng dấu vết mà thằng bé để lại trên tường sẽ phá được vụ án. Em sẽ tới đó ngay để tìm thử xem sao.” Nói xong, Lâm Đào xách hòm dụng cụ đi luôn.

“Kể lại sự việc tối hôm đó đi!” Điều tra viên nói.

“Tối hôm ấy, cháu ra quán Internet, chơi một lúc thì nhớ chị ấy quá nên cháu đi đến gần nhà chị ấy. Cháu thấy cổng nhà chị ấy khép hờ, thế là cháu không cần phải trèo tường nữa, cứ thế đi thẳng vào trong.” Thằng bé quẹt nước mắt, kể tiếp. “Cháu vào trong sân, nhìn qua khe cửa sổ, cháu thấy chị ấy đang gục xuống đầu giường khóc nức nở. Cháu thấy nóng ruột nên đẩy thử vào cánh cửa nhà, nào ngờ cánh cửa lại mở ra luôn. Cháu chỉ định vào an ủi chị ấy thôi, nào ngờ vừa trông thấy cháu, chị ấy đã hét toáng lên, còn vớ lấy cái chổi bên cạnh đánh cháu. Chị ấy càng làm thế, cháu lại càng bị kí©h thí©ɧ. Thế là cháu đẩy chị ấy xuống giường, bịt miệng chị ấy, bóp cổ chị ấy.”

“Cậu định cưỡиɠ ɧϊếp chị ấy?” Điều tra viên hỏi.

“Mới đầu thì không, đầu tiên cháu chỉ muốn ngăn không cho chị ấy kêu lên thôi.” Thằng bé nói. “Nhưng khi chân chị ấy cứ đạp liên tục lên chân cháu thì cháu không thể kiềm chế được nữa, cho nên…”

Thấy tôi bừng bừng căm phẫn, sư phụ vỗ nhẹ vào vai tôi rồi đứng dậy, bước ra mở cửa phòng giám sát: “Đi thôi, không cần nghe tiếp nữa, hoàn toàn trùng khớp với phân tích của chúng ta. Tôi biết cậu căm hận nhất là tội phạm hϊếp da^ʍ.”

Tôi cũng đứng dậy, giận dữ nhìn vào thằng nhóc trên màn hình máy tính, sau đó lắc đầu, cùng Đại Bảo đi ra khỏi phòng giám sát.

“Vụ án đã được phá, các cậu không có cảm nghĩ gì à?” Sư phụ hỏi.

“Ờ… sư phụ đúng là quá siêu.” Đại Bảo nịnh nọt.

“Tôi hỏi cảm nghĩ của các cậu về vụ án này cơ mà.” Sư phụ lừ mắt với Đại Bảo.

Đại Bảo nói: “Ờ, thì… thì… cần phải chú ý tới sức khỏe tâm lý của những đứa trẻ thiếu cha mẹ.”

“15 tuổi, mức án sẽ không quá nặng, chỉ mong có thể uốn nắn được chướng ngại tâm lý tìиɧ ɖu͙© cho thằng bé.”

Sư phụ quay sang nhìn tôi: “Cậu thì sao? Tôi biết cậu sẽ không bao giờ cảm thông với tội phạm hϊếp da^ʍ.”

Tôi khẽ gật đầu rồi lên giọng triết lý: “Hóa ra đẹp cũng là một cái tội.”