Chương 171. Thiên tài lạc lối (CHƯA BETA)

Ba người ngồi xuống lần nữa, sự quang minh lỗi lạc của Lạc Y khiến cho Lâm Vãn Nguyệt thật sự rung động. Lâm Vãn Nguyệt thưởng thức nhìn Lạc Y, có lẽ Lạc Y cũng không phải là một người xấu.

Lạc Y phủi bụi đất trên người xuống, phức tạp nhìn Lý Nhàn một lúc: "Chuyện kế tiếp, chính là chuyện ta phải nói với Tiểu Nhàn Nhi. Mười bốn năm, ta phạm sai lầm mười bốn năm rồi. Món nợ này vẫn luôn đè nặng lòng ta, ngày hôm nay cũng nên nói rõ ràng..."

Ta tên Lạc Y, không cha không mẹ.

Ba mươi năm trước, sư phụ nhặt được ta ở ven hồ, trong tã lót chỉ có vài đồng, còn có một khối mộc bài, mặt trên viết một chữ "Lạc". Bởi vì ở ven bờ hồ nhặt được ta, sư phụ liền từ trong câu "Sở vị y nhân, tại thuỷ nhất phương"(*) lấy một chữ làm tên của ta.

(*) Sở vị y nhân, tại thuỷ nhất phương - 所謂伊人,在水一方 : một câu trong Kiêm Gia, thuộc Tần Phong trong Quốc Phong của Kinh Thi. Nói mùa nước tiết thu vừa dẫy đầy, người mà đang nói đến kia lại ở về một phương của vùng nước mênh mông, lai láng. Đi ngược lên hay đi xuôi dòng đều không gặp được. Nhưng không biết chỉ về ai mà nói thế.

Sư phụ của ta họ Tôn, trên húy rồng, dưới húy hổ, là Dược Vương của Dược Vương Cốc. Sư phụ vì ta, đặc biệt từ ngoài cốc mời tới một lão mụ tử, phụ trách chăm sóc ta. Ta lớn lên ở Dược Vương Cốc, sư phụ một đời không lập gia đình, ta cùng sư phụ tuy rằng danh nghĩa là thầy trò, kì thực lại giống như cha con. Dược Vương Cốc tị thế không ra, trong cốc nở đầy những bông hoa nhỏ màu đen, sư phụ nói, đó là Dược Vương hoa, là hoa tượng trưng cho Dược Vương Cốc chúng ta, là thảo dược, có thể cứu người cũng có thể là độc dược hại người. Cứu người hay hại người, đều nằm trong một ý niệm của y giả. Đao phủ vô tình, nắm trong tay quân sĩ là lợi khí đoạt mệnh, nhưng nếu đặt ở trong tay y giả, cũng có thể cứu mạng người. Vào lúc ấy, ta còn không hiểu đạo lý trong đó.

Thuở nhỏ, ta cùng bách thảo làm bạn, bốn tuổi đã nhận biết bách thảo, sáu tuổi thông hiểu dược tính. Trong cốc thanh u, sau khi ta lên năm tuổi, đã hiểu chuyện, trong cốc liền chỉ còn lại ta cùng sư phụ sống nương tựa lẫn nhau. Đương nhiên, tình cờ cũng sẽ có người ngoài vào cốc, những này mọi người đều có chung một đặc điểm: Không còn sống lâu nữa. Hoặc là bị thương nặng, hoặc là bệnh đến giai đoạn cuối, hoặc là thân trúng độc

Chậm rãi ta từ trong miệng người ngoài, biết được Dược Vương Cốc lại được gọi là Diêm La điện, tiến vào Dược Vương Cốc, sư phụ ta chính là Diêm Vương, sự sống còn của người đến, do sư phụ ta quyết định. Một khắc đó, ta lấy làm tự hào, nhìn dáng vẻ khúm núm của những bệnh nhân này trước mặt sư phụ ta, ta lần đầu tiên cảm nhận được lạc thú khi làm một y giả. Trong tay nắm quyền điều khiển sinh tử, hóa ra lại thú vị như vậy.

Ta còn biết, sư phụ chỉ có một vị nhập thất làm đệ tử thân truyền là ta. Ở ngoài cốc, ở lại không ít y giả mộ danh mà đến, muốn bái vào môn hạ sư phụ ta, nhưng bởi vì đối với dược lý, y thuật nhận thức đã định hình, cuối cùng chỉ có thể trở thành là đệ tử ngoại môn, sư phụ thỉnh thoảng sẽ ra cốc giáo dục.

Người đến khám bệnh, trước tiên do những đệ tử ngoại môn này xem qua, nếu như bọn họ bó tay toàn tập, mới được chấp thuận cho vào cốc.

Năm ta tám tuổi, trong cốc đến một vị bệnh nhân thân trúng kỳ độc, sư phụ gọi ta lại, đó là lần thứ nhất ta làm người chữa bệnh. Sau ba ngày, bệnh nhân khỏi hẳn, nam tử đã hơn bốn mươi tuổi kia quỳ bặc tại dưới chân của ta, cảm động đến rơi nước mắt. Đó là lần thứ nhất ta nếm trải được lạc thú khi cứu người, cũng là lúc tất cả sai lầm bắt đầu.

Kể từ khi ta cứu chữa được bệnh nhân này về sau, sư phụ bắt đầu buông tay, để ta trị liệu càng ngày càng nhiều bệnh nhân, mà ta cũng chưa từng để sư phụ thất vọng. Chậm rãi sư phụ bắt đầu chuyên tâm nghiên cứu thảo dược, ta liền từ từ tiếp nhận thay thế sư phụ xem bệnh. Năm ta mười hai tuổi, ta đã không đếm được bản thân cứu trị tính mạng cho bao nhiêu người. Chậm rãi, trong quá trình cứu người, ta thấy một vài thứ đồ khác. Chính là loại cảm giác hoảng sợ cùng cực khi mọi người đối mặt tử vong kia, không tiếc hi sinh tự tôn đối với đứa trẻ bé nhỏ như ta thốt lên những lời nịnh hót cầu xin cực điểm, vì sống sót lại có thể không tiếc bất cứ giá nào.

Đả đảo reup lậu - theo dõi truyện tại: https: //www/wattpad.com/user/MadFox9420

Năm ta mười ba tuổi, phạm vào sai lầm thứ nhất...

Một vị Viên ngoại tóc hoa râm tuổi đã hơn năm mươi, mang theo thê tử kết tóc của hắn vào trong cốc cầu y. Sư phụ đã ra ngoài hái thuốc, nam tử quỳ gối trước mặt ta khóc ròng ròng, khóc tố hắn tuổi đã qua năm mươi, thê tử mới vừa mang thai, ngoài ý muốn bị kẻ thù đầu độc, bây giờ thê tử đã mang thai sáu tháng, van cầu ta cứu vợ con hắn, hắn nguyện ý trả bất cứ giá nào. Nam tử còn nói, lúc trước hắn không xu dính túi, thê tử của hắn là tiểu thư thế gia, nhưng cũng không ghét bỏ hắn, dứt khoát kiên quyết mang theo của hồi môn phong phú mà gả cho hắn, hắn dùng của hồi môn thê tử để kinh thương, mới có hôm nay.

Ta đáp tay bắt mạch tượng cho thê tử hắn, bĩu môi khinh thường: Những lang băm ngoài cốc kia đều đang làm gì? Điểm độc nho nhỏ này đều giải không được? Vốn là chỉ cần uống mấy lần thuốc, một lần canh dục, một lần châm cứu liền có thể giải quyết độc, thế nhưng ta lại nói với nam tử: "Nếu đem hài tử bỏ đi, ta viết một phương thuốc, điều dưỡng hai, ba năm thân thể thê tử của ngươi liền có thể phục hồi như cũ. Nếu cố ý sinh đứa trẻ này ra, ngày sinh đó độc tố sẽ trải rộng toàn thân, để bảo vệ hài tử, thê tử của ngươi chung thân không thể hành phòng, nếu không sẽ đem độc tố truyền tới trên người nam tử. Hai người các ngươi suy tính một chút đi."

Đây là lời nói dối đầu tiên của ta, cũng là lần đầu tiên ta phạm vào sai lầm. Cũng chính là lần này, để ta triệt để kiến thức được nhân tính đáng ghê tởm. Cái gì phu thê ân ái nửa đời? Cái gì không có thê tử sẽ không có hắn hôm nay? Cuối cùng, còn không phải lựa chọn hài tử? Buồn cười chính là, sau đó ta nhiều lần hỏi thăm, thê tử của hắn sinh ra một đứa con gái, nam tử thất vọng đến cực điểm lại đối với thê tử của hắn chửi ầm lên, cũng lấy bảy điều hưu thê tử kết tóc(**), lại rước một thê tử chính thất khác vào cửa.

(**) Phụ hữu thất khứ: Bất thuận phụ mẫu, khứ. Vô tử, khứ. Da^ʍ, khứ. Đố, khứ. Hữu ác tật, khứ. Đa ngôn, khứ. Thiết đạo, khứ - 妇有七去: 不顺父母去, 无子去, 淫去, 妒去, 有恶疾去, 多言去, 窃盗去 : Người vợ có 7 điều bị bỏ: Không thuận theo cha mẹ chồng, bỏ. Không có con nối dõi, bỏ. Dâʍ đãиɠ, bỏ. Ghen tuông, bỏ. Mắc bệnh hiểm nghèo, bỏ. Lắm lời, bỏ. Trộm cắp, bỏ.

"Bất thuận phụ mẫu" là nghịch đức; "vô tử" là tuyệt người nối dõi; "da^ʍ" làm loạn tộc; "đố" làm loạn gia; "hữu ác tật" không thể cùng tế tự tổ tông, "đa ngôn" làm chia lìa người thân; "thiết đạo" là trái với điều nghĩa. Đây chính là nói:

- Người vợ không hiếu kính với cha mẹ chồng, đi ngược với đạo đức, li hôn

- Không thể sinh con nối dõi cho nhà trai, li hôn.

- Người vợ có hành vi không trinh thuận, làm loạn huyết thống gia tộc, li hôn.

- Người vợ có lòng ghen ghét đố kị, làm ảnh hưởng đến sự hoà thuận của gia đình, li hôn.

- Người vợ mắc bệnh nặng, không thể hầu hạ người chồng, li hôn

- Người vợ lắm lời nhiều điều, làm ảnh hưởng đến tình cảm bà con thân thích trong tộc, li hôn.

- Người vợ tự tiện lấy tài sản của gia đình, làm trái với đạo nghĩa, li hôn.

Từ đây, ta liền mất kiểm soát. Miễn là sư phụ không có mặt, phàm là bệnh nhân vào trong cốc cầu y, ta đều làm khó dễ đủ đường. Nếu là người đọc sách, ta lợi dụng việc tay run không thể đề bút làm điều kiện cứu mạng. Nếu là thương nhân vô cùng dẻo miệng, ta liền để hắn sau khi cứu trị liền biến thành cà lăm. Nếu là võ tướng, liền để hắn chung thân vô lực cầm nắm vũ khí...

Hơn hai năm, ta làm không biết mệt. Mỗi khi cứu một người, liền lấy đi đồ vật quý giá nhất trên người hắn. Mãi đến tận khi ta mười sáu tuổi, mới bị sư phụ phát hiện.

Ngày ấy, sư phụ hái thuốc trở về sớm, nhìn thấy dáng vẻ ta hoang mang thất thố, sư phụ còn tưởng rằng gặp phải bệnh nhân vướng tay chân, liền lấy phương thuốc ta viết ra đọc, lần thứ nhất ngài ấy đánh ta. Sư phụ dưỡng dục ta mười sáu năm, sống nương tựa lẫn nhau mười sáu năm, lần thứ nhất đánh ta. Hắn xé nát phương thuốc của ta, vô cùng đau đớn hỏi ta: "Ngươi làm sao có thể viết phương thuốc như thế cho bệnh nhân kia? Ngươi đây là đang hại người a!"

Ta kiêu căng tự mãn, quỳ trên mặt đất nhưng cũng không chịu phục. Ta nói ra ý nghĩ hình thành khi ta mười ba tuổi. Sư phụ nghe xong, ngã ngồi xuống trên ghế. Cuối cùng sư phụ lão lệ tung hoành, hối hận nói với ta: "Sư phụ hối a! Đều do ta! Ta không nên để ngươi mới tám tuổi hành y cứu người! Ta vốn tưởng rằng ngươi từ nhỏ cùng ở bên cạnh ta, mưa dầm thấm đất, coi như không cho ngươi đọc thuộc lòng y đức cổ huấn, ngươi cũng có thể có một tấm lòng y giả mới đúng! Đều do ta! Trách ta! Không nên đưa ngươi vẫn quan ở trong cốc, càng không nên đem ngươi dưỡng ra loại tính tình cực đoan như vậy!"

Ta bị sư phụ bắt đóng cửa tự ngẫm. Chờ lúc ta đi ra, sư phụ để lại một phong thư, đem Dược Vương Lệnh truyền cho ta, chính mình bồng bềnh, phiêu dật rời đi. Sư phụ ở trong thư nói: Chờ ta lúc nào rõ ràng, như thế nào làm một y giả, hắn lại trở về. Nếu thật sự không hiểu, liền đọc thấu vạn quyển tàng thư trong cốc, không nữa hiểu, liền ra cốc đi, tận mắt quan sát hết thảy gian nan dưới bầu trời này. Ta bốn tuổi nhận biết bách thảo, sáu tuổi thông hiểu dược tính, tám tuổi liền mạnh hơn những cái được gọi là danh y các nơi ở ngoài cốc. Tám năm qua cứu trị vô số người, chưa bao giờ thất thủ. Để ta xem những hạng xoàng xĩnh kia viết sách thuốc? Chuyện nực cười.

Editor có lời muốn nói: Dành cho các bạn muốn tìm hiểu thêm về Kiêm Gia và Kinh Thi.

蒹葭

蒹葭蒼蒼,

白露為霜。

所謂伊人,

在水一方。

溯洄從之,

道阻且長;

溯游從之,

宛在水中央。


蒹葭萋萋,

白露未曦。

所謂伊人,

在水之湄。

溯洄從之,

道阻且躋;

溯游從之,

宛在水中坻。


蒹葭采采,

白露未已。

所謂伊人,

在水之涘。

溯洄從之,

道阻且右;

溯游從之,

宛在水中沚。


Kiêm gia

Kiêm gia thương thương,

Bạch lộ vi sương.

Sở vị y nhân,

Tại thuỷ nhất phương.

Tố hồi tùng chi,

Đạo trở thả trường,

Tố du tùng chi,

Uyển tại thuỷ trung ương.


Kiêm gia thê thê

Bạch lộ vị hy.

Sở vị y nhân,

Tại thuỷ chi my.

Tố hồi tùng chi,

Đạo trở thả tê,

Tố du tùng chi,

Uyển tại thuỷ trung trì.


Kiêm gia thể thể

Bạch lộ vị dĩ.

Sở vị y nhân,

Tại thuỷ chi dĩ (sĩ, thuỷ).

Tố hồi tùng chi,

Đạo trở thả vĩ (hữu),

Tố du tùng chi,

Uyển tại thuỷ trung chỉ.


Dịch nghĩa

Lau lách lơ thơ già úa,

Móc trắng làm sương,

Người mà mình nói đến

Đang ở vùng nước mênh mông phương nào.

Ngược dòng mà theo đến,

Đường đi hiểm trở, lại xa xôi.

Xuôi dòng mà theo đến,

Cũng chỉ mơ hồ thấy được người giữa vùng nước biếc.


Lau lách thê lương,

Móc trắng chưa khô.

Người mà ta nhắc đến,

Đang ở bên bờ nước.

Ngược dòng mà theo đến,

Thì đường vừa hiểm trở vừa dốc đứng.

Xuôi dòng mà theo đến,

Cũng chỉ dường như thấy được người ở gò đất cao giữa vùng nước biếc.

Lau lách đã cắt,

Móc trắng chưa thôi.

Người mà ta nhắc đến,

Đang ở ven bờ nước.

Ngược dòng mà theo đến,

Thì đường vừa hiểm trở vừa ngoằn ngoèo.

Xuôi dòng mà theo đến,

Cũng chỉ dường như thấy được người ở bãi cát giữa vùng nước biếc.

Kinh Thi là một bộ sách gồm có những câu ca dao rất cổ của Trung Hoa. Ngày xưa, Thiên tử cứ năm năm đi tuần thú một lần và ra lệnh cho quan Thái sư hiến dâng ca dao để xem phong tục của dân. Chư hầu nhặt những câu thi ca ấy để hiến lên Thiên tử, Thiên tử tiếp nhận và liệt vào nhạc quan, lấy cái đó để xét phong tục tốt hay xấu, biết việc chính trị nên hư.

Theo lời dẫn trên thì những bài ca dao trong Kinh Thi đã được sưu tập trước thời Khổng Tử. Nguyên nhan đề là Thi chứ không có chữ Kinh. Người ta thêm chữ ấy vì cho rằng cho Kinh Thi được Khổng Tử san định.

Kinh thi gồm có ba phần lớn (Phong, Nhã, Tụng) và ba thể (phú, tỷ, hứng) mà cổ nhân đã gọi là sáu nghĩa của Kinh Thi.

Quốc phong

Quốc phong là những bài ca dao của dân tộc các nước chư hầu, được nhạc quan sưu tập. Gồm:

Chính phong: Chu nam và Thiệu nam.

Biến phong: Bội phong, Dung phong, Vệ phong, Vương phong, Trịnh phong, Tề phong, Ngụy phong, Đường phong, Tần phong, Cối phong, Tào phong, Mân phong.


Trong đó Tần phong gồm 10 thiên:

Xa lân: tìm được vua đáng thờ.

Tứ thiết: vua tôi hòa hiệp cùng đi săn bắn.

Tiểu nhung: chinh phụ khen nhớ chồng.

Kiêm gia: đi tìm người hiền.

Chung Nam: lời dân khen tặng vua mình.

Hoàng điểu: dân thương tiếc người có tài mà bị chôn sống theo vua.

Thần phong: vợ nhớ chồng vắng nhà.

Vô y: binh sĩ thương nhau lo việc chiến đấu.

Vị dương: tiễn người cậu ra đi.

Quyền dư: lời than của người hiền lần lần bị bạc đãi.


Nhã

Nhã nghĩa là chính đính, gồm những bài hát nơi triều đình. Nhã chia ra làm 2 phần:

Tiểu nhã: những bài dùng trong trường hợp không quan trọng lắm như các buổi yến tiệc (74 thiên).

Đại nhã: những bài dùng trong trường hợp quan trọng như khi Thiên tử hợp các vua chư hầu hoặc tế ở miếu đường (31 thiên).


Tụng

Tụng nghĩa là ngợi khen, gồm những bài ca tụng các vua đời trước và dùng để hát ở chốn miếu đường.


Trong Kinh Thi có lục nghĩa là: Phong, Nhã, Tụng, phú, tỷ, hứng. Phong, Nhã, Tụng là trỏ bộ phận của âm nhạc còn phú, tỷ, hứng tức là các thể của Phong, Nhã, Tụng.

Ba thể phú, tỷ và hứng nói về kỹ thuật làm thơ. Chỉ rõ tên, nói rõ việc, ấy là phú. Thấy việc hư hỏng đương thời mà không dám nói rõ, dùng phép so sánh kín đáo để phóng thích, ấy là thể tỷ. Mượn vật để nói nên lời là thể hứng. Sự bất đồng giữa tỷ và hứng do ở điểm này: thể tỷ chỉ lấy vật làm tỷ dụ chứ không nói rõ ý chính, thể hứng thì trước hết dùng phép tỷ dụ rồi nói rõ ý chính ra.

Nguồn: Sưu tầm trên baidu, saimonthidan, thivien, chuonghung...