Chương 21-1: Họp chợ (1)

Vừa mới phân gia, rất nhiều đồ dùng sinh hoạt đều thiếu, mà trên trấn ngày mồng bốn và mồng mười là phiên chợ, đây là họp chợ nhỏ; ngày mồng hai và mồng tám là họp chợ lớn ở trong huyện.

Hôm nay là ngày mồng tám tháng mười, vừa lúc là họp chợ lớn, sáng sớm Thẩm Thừa Diệu mang xe bò đến, mang ba đứa nhỏ đòi đi họp chợ cùng đi vào trong huyện. Bây giờ trời còn chưa sáng hẳn, sáng sớm tháng mười thời tiết rất lạnh, bởi vì thời đại này không có ô nhiễm, không có hiệu ứng nhà kính, cho nên Hiểu Nhi cảm thấy thời tiết lúc này so với kiếp trước thì lạnh hơn nhiều.

Ba đứa trẻ ngồi trên xe bò, đều mặc áo bông cũ đến trắng bệch, lạnh đến run bần bật. Hiểu Nhi quyết định lát nữa nhất định phải mua vải mới, làm áo lông vũ.

Lưu thị vội lấy ra một cái chăn bông, quấn ba người lại: “Không cho các con đi nhưng mấy đứa cố tình muốn đi, lấy chăn quấn kỹ lại, đừng để cảm lạnh, tới trong huyện thì phải đi theo sát cha con, đừng chạy loạn, đi lạc, bị bắt cóc thì không được gặp cha mẹ nữa đâu.”

“Nương, chúng con biết rồi, mẹ mau về phòng đi, bên ngoài quá lạnh, con sẽ để ý đệ đệ và muội muội.” Cảnh Duệ kéo chặt hai góc chăn bông, giục Lưu thị về phòng.

“Mẹ đứa nhỏ, yên tâm đi, chúng ta đi thôi.” Thẩm Thừa Diệu vung roi, xe bò liền chậm rãi đi về phía trước.

Tới huyện thành, trời đã sáng rõ. Ở cửa thành có rất nhiều người xếp hàng vào thành. Thẩm Thừa Diệu trả hai văn tiền đánh xe bò vào thành. Không đánh xe bò vào thành thì không cần trả tiền, nhưng phải trả một văn tiền để cất và bảo quản xe bò. Hôm nay bọn họ mua nhiều đồ, Hiểu Nhi lại nói ngồi trên xe bò quấn chăn không lạnh nữa, Thẩm Thừa Diệu đánh xe bò vào thành.

Bọn họ đến lò rèn trước, ông định mua thêm hai bộ nông cụ, khi phân gia chỉ được phân hai bộ, nhưng bây giờ Cảnh Duệ và Hiểu Nhi đều có thể hỗ trợ làm việc, nên mua thêm hai bộ cho bọn nhỏ dùng. Lại mua thêm hai con dao, một thanh dao chẻ củi, một cái rìu ở lò rèn. Lò rèn cũng bán nồi sắt, còn rẻ hơn so với tiệm tạp hóa, Hiểu Nhi cảm thấy trong nhà nên mua thêm một cái nồi sắt to, chuyên dùng để đun nước tắm rửa, dùng nồi nấu đồ ăn để đun nước, trong nước luôn có một lớp dầu, tắm rửa như này khác nào không tắm, tắm xong người còn đầy dầu mỡ.

Thẩm Thừa Diệu bị Hiểu Nhi quấy rối không có biện pháp, nên đã mua, hai trăm văn, nghĩ thôi cũng thấy đau lòng.

Mua xong đồ ở lò rèn, lại đến tiệm tạp hóa mua chén đĩa, …các thứ. Ở cửa tiệm tạp hóa, Thẩm Thừa Diệu để ba đứa nhỏ vào cửa hàng chọn chén trước, ông đem lương thực mới thu hoạch của nhà mang đi xay bột.

Hiểu Nhi nhìn chén trong tiệm tạp hóa một chút, chỉ vào một loại chén chất lượng tầm trung hỏi: “Chưởng quầy bá bá, chén này bán như thế nào?”

Chưởng quầy không vì ba đứa nhỏ vào mua mà không để ý, nhiệt tình tiếp đón: “Tiểu muội muội muốn mua chén sao? Chén này ba văn một cái”.

“Ba văn đắt quá, cháu mua nhiều hơn thì có thể rẻ hơn một chút sao?”

“Nếu mua nhiều thì có thể hai văn rưỡi một cái, chén này nhà bá chất lượng rất tốt còn có thể cách nhiệt. Hai văn rưỡi là thúc bán với giá gốc rồi đấy.” Chưởng quầy bày ra bộ dáng khó xử, tựa như ít đi nửa văn giống như cắt đi một miếng thịt trên người ông.

Hiểu Nhi mới không tin ông: “Chưởng quầy, hai văn rưỡi cũng không có nghĩa là không rẻ, hai văn đi.”

“Hai văn không được, hai văn chỉ được loại chén này.” Chưởng quầy chỉ vào đống bát ở bên cạnh.

“Vậy thì hai văn rưỡi, lại lấy cho cháu mười cái muỗng?”

Chưởng quầy nghĩ, muỗng hai văn tiền ba cái, mười cái cũng chỉ bốn năm văn, lấy hàng rẻ hơn nên đồng ý.

Hiểu Nhi thấy chưởng quầy đồng ý nhanh như vậy, cảm thấy chén này hai văn rưỡi một cái chắc chắn là vẫn đắt, liền chỉ vào đũa trúc bên cạnh: “Chưởng quầy bá bá, đũa này của bá đều làm từ cây trúc, cũng không đáng giá bao nhiêu tiền, vậy thì cho cháu hai bó đi.” Một bó đũa có mười đôi.

Đũa này một bó ba văn tiền, hai bó thì sáu văn, nên chưởng quầy không đồng ý.

“Đũa này để bán. Không thể cho thêm nữa.”

“Hai bó mới sáu văn, cháu mua nhiều chén như vậy, bá cũng không tặng thêm, cháu đi mua nhà khác, vậy thì bá chịu thiệt.”

Chưởng quầy thấy một đứa trẻ mà biết mặc cả thấy kỳ lạ, chén bán được nhiều, mỗi cái có thể kiếm được một văn rưỡi nên đồng ý. Hơn nữa đũa trúc ở trong huyện cũng không dễ bán.

Hiểu Nhi đi quanh cửa hàng một vòng, thấy bán cả hạt giống: “Chưởng quầy bá bá, cửa tiệm của bá có hạt giống gì?”