Chương 1: Bi ai trên đường chuyển kinh

edit +beta: snowie

Bầu trời trong xanh cao vời vợi, những đám mây trắng trôi nổi bồng bềnh như ruột bông gòn, không ngừng biến hóa thành muôn hình vạn trạng. Ánh nắng sớm mai từ trên trời rọi xuống giống như một thanh kiếm, mang theo nhiệt huyết và vẻ đẹp lộng lẫy độc nhất vô nhị của cao nguyên. Xa xa là những dãy núi nhấp nhô trập trùng, đỉnh núi dưới ánh mặt trời phản chiếu ra những tia sáng chói mắt, đó là những chỏm tuyết trắng ngần quanh năm không thay đổi.

Hôm nay theo lịch Tây Tạng là ngày 15 tháng 4, là ngày Phật tổ Thích Ca Mâu Ni đản sinh, niết bàn và thành Phật. Tháng tư, theo như lịch Tây Tạng giải thích, trên bầu trời sẽ xuất hiện chòm sao Đê Tú là một trong hai mươi tám vì tinh tú của người Tây Tạng, người Lhasa liền gọi tháng này là ‘Tát Ca Đạt Ngõa’, và ngày lễ tế Phật này cũng được gọi tắt là ‘lễ Tát Ca Đạt Ngõa’ (hay lễ Sakadawa). Trong một tháng này, các tín đồ không sát sinh, không ăn thịt, tập trung hành hương, cúng dường lễ Phật, một số thậm chí còn nhịn ăn, hoặc là chuyển kinh cầu nguyện quỳ lạy. Phật tổ Thích Ca Mâu Ni từng dạy: 《Làm một việc thiện hôm nay là công đức của vạn việc thiện khác.》

Phía trên cao của con đường chuyển kinh hướng Phật treo vô số lá cờ cầu nguyện Lungta xinh đẹp, gió cao nguyên nhẹ nhàng thổi làm những lá cờ ngũ sắc mang màu đỏ, xanh lá, xanh lam, vàng và trắng phát ra tiếng vang “phần phật”, như đang không ngừng ngâm tụng kinh văn cổ xưa.Nô Thê Muốn Xoay Người - Chương 1: Bi ai trên đường chuyển kinh

Vào ngày này ở thành Lhasa, người người nhà nhà đều đổ xô ra đường, các tín đồ đến từ bốn phương tám hướng tay trái hoặc là đang gảy hạt Phật châu, hoặc đang đung đưa bánh xe kinh luân, vừa đi vừa không ngừng vê vòng Phật châu, xoay kinh luân; tay phải xách túi bánh Tsampa, dưới nách kẹp cành hương tùng bách, trong miệng liên tục tụng niệm sáu chữ chân ngôn "Om Mani Padme Hum". Đội ngũ chuyển kinh thỉnh thoảng truyền ra tiếng chuông đồng thanh thúy, ba năm con dê tuyết trắng theo đuôi chủ nhân đi chuyển kinh. Trên cổ chúng đều thắt một bó cờ vải ngũ sắc, biểu hiện chúng là thần dê đã trải qua phóng sinh.Nô Thê Muốn Xoay Người - Chương 1: Bi ai trên đường chuyển kinh

(Bánh xe kinh luân và vòng Phật châu)

Núi Dược vương (hay núi Chakpori), tại khu vực đền Kundeling, vô số đầu người đang di chuyển, các tín đồ tập trung trước bia đá khắc chữ dưới chân núi và đài [1] xông dâu đang sôi sùng sục trên cao, đông người chen chúc để dập đầu cúng bái trước vách đá khắc chữ, trên trán ai ai cũng lấm tấm dính đầy bụi đất. Những làn khói dày đặc cuồn cuộn bốc lên từ đài dâu sôi sục phía trên cao của Kundeling, những cành bách cháy kêu răng rắc. Mọi người đang tranh giành để giữ chỗ cho riêng mình! Họ lấy bánh tsampa từ trong túi ra, rồi ném nó vào ngọn lửa dâu tằm. Sau đó, rút dưới nách một hai bó cành hương bách và đặt nó lên trên, ở trong miệng lớn tiếng cầu nguyện, cuối cùng bước đến gần đó để quỳ lạy và lễ bái, thành kính xoa xoa bức tường đá bằng cả hai tay.Nô Thê Muốn Xoay Người - Chương 1: Bi ai trên đường chuyển kinhĐó là một loại tín ngưỡng, một loại tín ngưỡng thành kính, một loại tín ngưỡng khiến linh hồn người ta phải dao động. Sự nóng nảy và xốc nổi của vô số du khách trong đội ngũ hỗn loạn dần dần được gột rửa, trầm lắng lại, chỉ còn sự trang nghiêm và im lặng.

La Chu chỉ mang trong mình một phần tư dòng máu Tây Tạng, nhưng khi đứng ở chốn này, trên nóc nhà cao nguyên gần đất xa trời nhất, bộ gen mà nàng thừa hưởng từ dân tộc bí ẩn xa xưa vẫn khiến nàng run rẩy và hòa tan trước tín ngưỡng ở đây.

Lưng đeo một bọc hành lý và lều trại thật to, người mặc một chiếc áo choàng Tây Tạng màu nâu đơn giản và cực kỳ rộng rãi, tóc buộc đuôi ngựa, tay cầm bánh xe kinh luân cầm tay, nói nàng ở trong đội ngũ chuyển kinh cũng không có gì kỳ lạ. Những gì nàng đang mơ hồ lẩm bẩm trong miệng không phải sáu chữ chân ngôn, mà là bản tình ca chưa hoàn thiện của Đạt Lai Lạt Ma đời thứ sáu, Thương Ương Gia Thố.

《Một, tốt nhất là không gặp, không gặp sẽ không yêu. Hai, tốt nhất đừng quen biết, không quen sẽ chẳng tương tư.》

Cha mẹ nàng nếu như không gặp nhau, không biết nhau liền sẽ không mến nhau, ngọt ngào say đắm, rồi sinh ra nàng trong niềm mong mỏi vô hạn.

《Ba, tốt nhất không làm bạn, không bạn sẽ chẳng nợ nhau. Bốn, tốt nhất là không thương, không thương làm sao nhớ.》

Cha mẹ nàng nếu như không làm bạn, nếu như không thương không tiếc liền sẽ không mắc nợ cùng tưởng nhớ, hợp hợp ly ly, coi nàng như quả bóng ném mà tới ném lui.

《Năm, tốt nhất chưa từng yêu, không yêu thì sẽ chẳng bao giờ chia ly. Sáu, tốt nhất không có quan hệ, đã không quan hệ hà cớ phải gặp nhau.》

Cha mẹ nàng nếu như không yêu nhau, không đối địch nhau thì sẽ chẳng bỏ nhau, gặp nhau ân oán, khiến nàng phải lang thang lề đường.

《Bảy, tốt nhất không gây lỗi lầm, như vậy không cần mang nợ. Tám, tốt nhất không hứa hẹn, để người khỏi mang lòng chờ mong.》

Cha mẹ nàng nếu như không lầm lỗi, không hứa hẹn liền sẽ không mắc nợ nhau, sẽ không tranh chấp dây dưa triền miên, rồi bỏ lại nàng cô đơn với chiếc gương kết bạn với chính mình.

《Chín, tốt nhất không phụ thuộc, như vậy chẳng sinh ra dựa dẫm. Mười, tốt hơn nữa là không tình cờ gặp mặt, sẽ mãi mãi không ở bên nhau.》

Cha mẹ nàng nếu như không gặp không nương tựa lẫn nhau liền sẽ không ở bên nhau, ân ân ái ái, tiêu hao hết tình yêu của họ dành cho nàng.

Cha mẹ nàng đều là cô nhi, tự do yêu nhau, sinh hạ nàng rồi lại ồn ào chia cách. Sau khi tách ra, họ lại “trong ta có chàng, trong chàng có ta” đoàn tụ, sau đó lại phân ly rồi lại tụ hợp. Khi đó, nàng một chốc ở Đông gia, một chốc ở Tây gia, một chốc theo mẹ, một chốc theo cha. Sau, bọn họ mỗi người đều có tình cảm mới, nhưng lại không muốn buông tay, thế là cuộc cãi vã ầm ĩ biến thành một cuộc chiến kịch liệt, ngôi nhà trở thành chiến trường. Nàng không dám về nhà nên chỉ có thể lang thang bên lề đường, ngồi chồm hỗm cùng với chó mèo hoang cho đến khi gió êm sóng lặng mới thôi. Lại sau đó, bọn họ hoàn toàn phụ bạc lẫn nhau, tự mình xây dựng gia đình mới. Nàng bỗng trở thành gánh nặng, thuê một căn phòng trống để ở, sống một mình bằng số tiền họ gửi vào tài khoản ngân hàng, lớn lên qua từng ngày, từng tháng, từng năm. Lại sau nữa, nhân một cuộc gặp gỡ tình cờ, bọn họ lại dấy lên ngọn lửa tình yêu nồng cháy dành cho nhau, phụ bạc nửa kia của mình, không chút kiêng nể mà tái hợp, để rồi cuối cùng lại ra đi vì tai nạn xe hơi, vĩnh viễn dựa vào nhau, cũng khiến nàng mất đi tình thân, mất đi một tia mong ngóng cùng nhớ thương cuối cùng.

Loại tình yêu này rốt cuộc có phải là yêu hay không? Nàng chưa từng hiểu rõ. Là người đầu tiên thụ hưởng phần bảo hiểm, nàng đã nhận được hai khoản tiền bảo hiểm khổng lồ, đặt kế hoạch, từng bước hoàn thành việc học của mình. Một khi nghỉ nàng liền du tẩu khắp nơi, đủ tư cách trở thành một lữ hành gia.

Trong lúc hành tẩu, nàng dần hiểu được tình yêu là liều thuốc độc, có thể gϊếŧ chết mọi thứ; tình yêu là ngọn lửa, có thể thiêu rụi vạn vật. Mà nàng, chính là vật hy sinh cho tình yêu ấy.

Nàng chỉ là một người bình thường không thể bình thường hơn, nhỏ bé đến mức không thể nhỏ bé hơn. Nàng không cần một tình yêu khốc liệt, đáng sợ, khúc mắc ngàn vạn và hay thay đổi thất thường của cha mẹ mình, nàng không thể chịu đựng thuốc độc hay lửa, nàng chỉ cần giống như đại đa số mọi người sống một cuộc sống đơn giản là được.

Dòng người chuyển kinh bắt đầu chậm rãi đổ về phía Đại Chiêu tự, thân thể của nàng cũng tự động di chuyển theo. Cúi đầu nhắm mắt, lẩm nhẩm liên tục những bản tình ca không trọn vẹn, nỗi tiếc nuối và khắc khoải trong sâu thẳm trái tim dần dần được lấp đầy, nàng bình yên trở lại. Bắt đầu từ ngày mai, nàng sẽ không còn là một lữ hành gia nữa, nàng sẽ chọn một nơi ấm êm để vui vẻ, bình yên sống hết một đời.Nô Thê Muốn Xoay Người - Chương 1: Bi ai trên đường chuyển kinh(Đại Chiêu tự/ đền Jokhang)Những tiếng tụng kinh xung quanh càng ngày càng nhỏ, dường như xa dần, chỉ có tiếng gió là vẫn rõ ràng. Mùi mà chóp mũi ngửi thấy không phải là mùi cháy sém đặc trưng của cành tùng cành bách, bánh tsampa hay sữa thơm, mà là hương cỏ cây với ánh nắng trộn lẫn với một chút mùi phân gia súc, phảng phất như đang đặt mình trên thảo nguyên rộng lớn.

Mi đen dài chậm rãi nâng lên, tầm mắt mông lung dần dần tập trung ngắm nhìn. Sau đó, La Chu trợn tròn mắt.

Đập vào mắt vẫn bầu trời trong xanh bao la, mây trắng như bông, ánh nắng chói chang, núi non trập trùng. Tuy nhiên, xung quanh nàng không còn là những dòng người chuyển kinh đông đúc nữa, dưới chân là thảo nguyên xanh biếc, trên thảo nguyên nở đầy những đoá hoa Cách Tang rực rỡ, một con sông nhỏ sáng như dải băng thủy tinh uốn khúc qua giữa thảo nguyên. Cách đó không xa còn lác đác những chấm trắng và đen rời rạc, nếu thị lực của nàng không lầm, thì màu trắng chính là cừu, và màu đen chính là bò Tây Tạng.Nô Thê Muốn Xoay Người - Chương 1: Bi ai trên đường chuyển kinhNơi này đúng là cao nguyên, nhưng nó không phải là con đường chuyển kinh tại Lhasa nơi nàng đang ở.

Mỗi một hạt cát là một thế giới, mỗi cái chớp mắt là một vạn năm.

La Chu thật sự không thể tin nổi, nàng chẳng qua vừa mới nhắm mắt cúi đầu niệm tụng, vậy mà chớp mắt đã dịch chuyển tức thời rồi.

Là do nàng quá thành kính, hay là quá bất kính đây? Đây là phần thưởng mà Phật tổ ban tặng cho nàng, hay là sự trừng phạt của Phật tổ dành cho nàng? Nàng vừa mới hạ quyết tâm chọn một nơi ấm áp và xinh đẹp để vui vẻ sống một cuộc đời bình yên, vậy mà sau một khắc ở ngay tại chỗ liền tới địa phương này.

Ở đằng xa xa, có một người một ngựa nhanh chóng phi nước đại về phía nàng. Đó là một nam tử nhanh nhẹn dũng mãnh mặc áo choàng Tây Tạng bằng da đơn giản, đầu đội mũ phớt, thắt lưng treo một cây đao ngắn, tay cầm trường tiên (roi dài), khuôn mặt là màu đỏ hồng đặc trưng của người cao nguyên.

Ánh nắng từ thái dương trên đỉnh đầu quá mạnh, khiến tay chân bị phơi nắng của nàng như nhũn ra, nhưng thần kinh ngoan cường cứng cỏi đến thảm hại của nàng vẫn vô cùng tỉnh táo, nàng không chớp mắt nhìn một người một ngựa cách mình càng ngày càng gần, càng ngày càng gần…

========== Chú thích===========

[1] xông dâu: tức là đốt cành tùng và cành bách để tạo ra khói hiến dâng cho các vị thần của trời và đất, là một nghi lễ của người Tây Tạng, (dịch nghĩa đen là "tế khói"). Nô Thê Muốn Xoay Người - Chương 1: Bi ai trên đường chuyển kinhỞ các khu vực Tây Tạng, hầu hết mọi hộ gia đình đều trang bị một bếp dâu tằm (hoặc ở giữa sân, hoặc trên mái nhà bên núi). Mỗi dịp Tết Tây, ngày đầu tiên của năm mới, mọi người dậy rất sớm, và việc đầu tiên là phải xông dâu, và mọi người bao giờ cũng tự hào là người đầu tiên đi xông dâu. Sau đó, người khác chỉ việc cắm thêm cành thông, cành bách, mỳ dâu (mì lúa mạch vùng cao) và những thứ khác trên đống dâu đang sôi sùng sục đã được đốt sẵn.Nô Thê Muốn Xoay Người - Chương 1: Bi ai trên đường chuyển kinhNgười ta nói rằng khói tạo ra trong quá trình đốt dâu tằm không chỉ làm cho người phàm cảm thấy thoải mái, mà còn khiến các vị thần của núi vui mừng. Do đó, các tín đồ sử dụng việc này như một hình thức cầu nguyện, hy vọng thần linh sẽ ban phước cho những ai tôn thờ nó.