Chương 1-1: Giới thiệu
Năm 1975, tôi xuất bản tiểu thuyết đầu tay Grimus và quyết định dùng bảy trăm bảng tạm ứng để đi du lịch Ấn Độ, với tinh thần càng rẻ càng tốt và đi được càng lâu càng tốt. Chính từ cuộc lữ hành
của
những
chuyến xe khách mười lăm tiếng và
những
quán trọ khiêm nhường ấy, ""Những
đứacon
của
nửa
đêm"" đã ra đời.
Đó là năm Ấn Độ trở thành cường quốc hạt nhân và Margaret Thatcher được bầu làm thủ lĩnh đảng Bảo thủ và Sheikh Mujib, người sáng lập ra Bangladesh bị ám sát; Năm nhóm Baader-Meinhof bị xét xử tại Stuttgart và Bill Clinton kết hôn với Hillary Rodham và
những
người Mỹ cuối cùng được di tản khỏi Sài Gòn và Đại Nguyên soái Franco qua đời. Ở Campuchia, đó là Năm Số Không đẫm máu dưới thời Khmer Đỏ. Cũng năm đó E.L. Doctorow xuất bản Ragtime và David Mamet viết American Buffalo và Eugenio Montale đoạt giải Nobel. Và ngay sau khi tôi từ Ấn Độ trở về, Indira Gandhi bị kết tội gian lận bầu cử, và một tuần sau sinh nhật thứ hai mươi tám
của
tôi bà ban bố Tình trạng Khẩn cấp và thực thi bạo quyền. Đó là khởi đầu
của
một thời kỳ đen tối sẽ kéo dài đến tận năm 1977 mới kết thúc. Gần như ngay lập tức tôi hiểu rằng bằng cách nào đó bà G. đã chiếm vị trí trung tâm trong dự án văn chương còn đang thai nghén
của
tôi.
Đã từ lâu tôi muốn viết một cuốn tiểu thuyết
của
tuổi thơ, khởi nguồn từnhững
ký ức về thời thơ ấu
của
tôi ở Bombay. Giờ đây, sau khi đã uống từ thẳm sâu
của
suối nguồn Ấn Độ, tôi ấp ủ một dự án tham vọng hơn. Tôi nhớ đến một nhân vật phụ tên là Saleem Sinai, ra đời lúc
nửa
đêm khi Ấn Độ giành được độc lập, người xuất hiện trong bản thảo bị vứt bỏ
của
một cuốn tiểu thuyết chết yểu tên là The Antagonist. Khi đặt Saleem vào giữa phác thảo mới
của
mình, tôi chợt hiểu rằng thời điểm ra đời
của
nhân vật sẽ buộc tôi nhất thiết phải gia tăng kích cỡ
của
tấm toan. Nếu muốn để Saleem và Ấn Độ song hành tôi sẽ phải kể câu chuyện
của
cả hai anh em sinh đôi này. Rồi Saleem, kẻ miệt mài kiếm tìm ý nghĩa, gợi ý cho tôi rằng chính vì gã mà toàn bộ lịch sử Ấn Độ hiện đại đã diễn ra như vậy; rằng lịch sử, tức cuộc đời
của
tổ-quốc-song-sinh
của
gã, bằng cách nào đấy, là lỗi
của
mình gã. Từ ý tưởng tuyệt không khiêm nhường ấy, giọng văn đặc trưng
của
cuốn tiểu thuyết, quả quyết một cách hài hước, ba hoa không biết mệt mỏi, và cùng với nó là, tôi hy vọng, âm hưởng bi thương mỗi lúc một lớn dần từ
những
lời ngoa nhận càng lúc càng bi kịch
của
người kể chuyện, đã định hình. Tôi thậm chí đã cho cậu bé và đất nước cậu giống hệt nhau. Khi gã thầy địa lý tàn ác Emil Zagallo giảng cho đám trẻ bài học “địa lý nhân văn” bằng cách ví mũi
của
Saleem với bán đảo Deccan, sự tàn nhẫn trong câu đùa
của
gã cũng hiển nhiên là
của
tôi.
Nhiều trở ngại đã nảy sinh trong quá trình sáng tác. Phần lớn mang tính văn học, một số có tính thực tiễn đầy cấp bách. Sau khi ở Ấn Độ về, tôi hoàn toàn rỗng túi. Cuốn tiểu thuyết trong đầu tôi chắc chắn sẽ dài và kỳ lạ và cần không ít thời gian để viết, mà trong khi đó tôi đã hết tiền. Hệ quả là tôi buộc phải trở lại với thế giới quảng cáo. Trước khi rời nước Anh, trong độ một năm tôi làm copywriter tại Chi nhánh London
của
Ogilvy & Mather. Người sáng lập hãng, David Ogilvy, có câu châm ngôn bất hủ cho chúng tôi: “Khách hàng không phải là thằng đần, mà là vợ mình,” trong khi viên giám đốc sáng tạo
của
chi nhánh (tức là sếp
của
tôi) Dan Ellerington, nghe đồn là dân gốc Rumani, sở hữu một thứ tiếng Anh mà ta tạm gọi là kỳ quặc. Thành thử trong công ty lưu truyền một giai thoại rằng có lần bà
con
phải dùng vũ lực để ngăn ông ta không không trình lên Ủy ban Marketing Sữa, để tiếp nối chương trình “Drinka pinta milka day” nổi tiếng, một chiến dịch quảng cáo dựa trên thành ngữ độc đáo, câu phương ngôn đậm chất lạc quan Rumani: “Uống sữa ‘vào’ như ăn muối”. Ở cái thời chưa đến nỗi người khôn
của
khó ấy. Ogilvy sẵn sàng thuê vài tay lập dị làm việc bán thời gian ở bộ phận sáng tạo, và tôi đã dỗ được họ nhận lại tôi để làm một gã may mắn như thế. Tôi làm việc hai hoặc ba ngày một tuần, cơ bản là chia ca với một người khác cũng làm bán thời gian, nhà văn Jonathan Gathorne-Hardy, tác giả cuốn Bước thăng trầmcủa
Cô bảo mẫu Anh. Tối thứ Sáu hàng tuần tôi từ văn phòng công ty gần cầu Waterloo trở về nhà ở thị trấn Kentish, tắm nước nóng thật kỹ, rũ sạch bụi trần, rồi bước ra như một tiểu thuyết gia - hoặc giả tôi tự nhủ lòng như vậy. Giờ đây nhìn lại, tôi không khỏi thoáng tự hào về niềm đam mê dành cho văn chương
của
tôi thời trẻ, điều đã cho tôi sức mạnh ý chí để cưỡng lại
những
phỉnh phờ từ kẻ thù
của
tiềm năng[1]. Bầy mỹ nhân ngư
của
xứ sở quảng cáo cất tiếng hát ngọt ngào và dụ hoặc, nhưng tôi nghĩ đến Odysseus tự trói mình vào cột buồm, và bằng cách nào đó đã không xiêu lòng.
[1] Có lẽ Rushdie muốn nhắc đến cuốn tiểu luận Enemies of Promise
củaCyril Connoly. “Kẻ thù” ở đây là
những
trở ngại và cám dỗ khiến nhà văn không hiện thực hóa được tiềm năng văn chương
của
bản thân.
Dầu vậy, quảng cáo đã dạy tôi tính kỷ luật, buộc tôi học cách hoàn thành bất cứ nhiệm vụ nào phải hoàn thành, và bắt đầu từ dạo ấy tôi đã coi viết lách như một công việc cần làm, chối bỏ tất cả (ờ… gần như tất cả) sự xa xỉ
của
cảm hứng nghệ thuật. Và tôi nhớ chính bàn làm việc ở Ogilvy là nơi tôi bắt đầu băn khoăn không biết phải đặt tên cuốn tiểu thuyết mới
củamình như thế nào.
Tôi dứt khỏi công việc quan trọng là nghĩ khẩu hiệu cho một loại bánh kem mới (“Naughty but nice”), sô cô la thanh Aero (“Irresistibubble”) và tờ Daily Mirror (Ngày mai hãy nhìn vào Gương - bạn sẽ thích điều mình thấy)[2] trong vài giờ để tìm giải pháp. Cuối cùng, tôi có hai cái tên và không biết mình phải chọn cái nào: Midnight’s Children và Children of Midnight. Tôi gõ lần lượt từng cái ra, hết lần này đến lần khác, và tôi chợt hiểu ra rằng chẳng có gì phải tranh cãi hết, rằng Children of Midnight là cái tên tầm thường còn Midnight’s Children là cái tên hay. Biết được tên đồng nghĩa với việc hiểu rõ cuốn sách hơn, và từ đó tôi viết dễ dàng hơn, dễ dàng hơn đôi chút.
[2]
Những
câu quảng cáo này đều dùng thủ pháp chơi chữ nên rất khó dịch sang tiếng Việt. “Naughty but nice” nghĩa đen là “nghịch ngợm nhưng ngon” (bánh kem), nhưng cũng là một cụm từ được dùng để tả một cô gái tinh nghịch nhưng dễ thương. Aero chocolate là một loại sô cô la bên trong có bọt khí. Irresistibubble là từ ghép
của
irresistible (không thể cưỡng lại) và bubble (bong bóng khí), còn tờ Daily Mirror có từ “mirror” nghĩa là “gương.”
Tôi từng viết và nói ở đâu đó rằng tôi chịu ơn truyền thống kể chuyện truyền khẩu
của
Ấn Độ; cũng như
những
nhà văn Ấn Độ vĩ đại, Jane Austen và Charles Dickens - Austen vì đã khắc họa chân dung
những
phụ nữ kiệt xuất bị giam cầm trong khuôn thước xã hội
của
thời đại, và tôi biết rất rõ
những
phụ nữ Ấn Độ với số phận tương tự; Dickens vì cái thành phố đồ sộ và mục ruỗng giống Bombay, và vì khả năng xây dựngnhững
nhân vật thực hơn đời thực và
những
hình ảnh siêu thực, trên một bối cảnh được quan sát sắc bén tới mức gần như một sự phóng đại
củahiện thực. Từ đó
những
yếu tố hài hước và hoang đường trong tác phẩmcủa
ông dường như đã sinh sôi nảy nở, trở thành
những
thậm xưng
củathế giới thực tại, nhưng đồng thời vẫn không vượt ra khỏi đó. Có lẽ tôi cũng đã nói khá nhiều về tham vọng tạo ra một thứ khẩu ngữ văn chương cho phép nhịp điệu và hình thái tư duy
của
các ngôn ngữ Ấn Độ hòa trộn với
những
đặc trưng
của
“Hinglish” và “Bambaiyya”[3], thứ tiếng-lóng-đường-phố đa ngôn ngữ
của
Bombay. Và, tôi thiết tưởng, độc giả cũng dễ nhận ra sự chú trọng
của
cuốn sách vào sự trơn chuội và méo mó
của
ký ức. Mặc dù vậy, đây có lẽ là thời điểm phù hợp để cảm ơn
những
nguyên mẫu cho các nhân vật hư cấu
của
tôi: gia đình tôi, bà Mary Menezes ayahcủa
tôi, và các bạn bè
của
tôi thời thơ ấu.
[3] Highlish là từ ghép giữa Hindi (tiếng Hindi) và English (tiếng Anh). Còn Bambaiyya là thứ tiếng Hindi đặc trưng
của
thành phố Bombay.
Vì nhân vật “Ahmed Sinai” mà cha tôi tức giận đến mức không thèm nói chuyện với tôi suốt nhiều tháng; tới khi ông quyết định “tha thứ” cho tôi thì điều ấy lại làm tôi khó chịu đến mức tôi không chịu nói chuyện với ông thêm vài tháng nữa. Ban đầu người tôi lo lắng nhiều hơn về phản ứng với cuốn sách là mẹ tôi, nhưng ngay lập tức bà hiểu rằng đó “chỉ là một câu chuyện - Saleem không phải là
con, Amina không phải là mẹ, đó chỉ lànhững
nhân vật,” qua đó cho thấy một đầu óc tỉnh táo hữu ích cho bà hơn nhiều so với
những
năm học văn học Anh ở Cambridge hữu ích cho ông. Em gái tôi Sameen, hồi bé quả thật được gọi là “con
Khỉ Đồng”, cũng vui vẻ với cách tôi đưa các chất liệu thực tế vào tác phẩm, mặc dù một phầnnhững
chất liệu ấy chính là nó. Tôi không dám chắc về phản ứng
của
các bạn thời thơ ấu như Arif Tayabali, Darab và Fudli Talyarkhan, Keith Stevenson và Percy Karanjia, tuy nhiên tôi phải cảm ơn họ vì đã đóng góp một phần
của
mình (mà không phải bao giờ cũng là
những
phần tốt đẹp) vào các nhân vật Sonny Ibrahim, Mắt Chẻ và Tóc Dầu, Perce Béo và Keith Nội tiết. Evie Burns ra đời từ một cô bé người Úc, Beverly Burns, nụ hôn đầu đời
của
tôi: tuy nhiên, nàng Beverly ngoài đời không phải là nữ hoàng xe đạp, và tôi mất liên lạc với nàng sau khi nàng quay về Úc. Ở Masha Miovic nhà nữ vô địch bơi ếch có một phần
của
Alenka Miovic ngoài đời, nhưng độ mấy năm trước tôi nhận được một bức thư từ cha
của
Alenka, ở Serbia, về
Những
đứa
con
của
nửa
đêm, trong đó ông cụ đã đề cập khá thẳng thừng rằng
con
gái ông không hề nhớ hồi bé đã từng biết tôi ở Bombay. Biết làm sao. Bóng tối buông xuống giữa người được hâm mộ và người hâm mộ.
Về phần Mary Menezes, người mẹ thứ hai
của
tôi, người ngoài đời chưa bao giờ yêu một nhân viên nhà hộ sinh có tư tưởng cách mạng, hay đánh tráo trẻ sơ sinh, người sống đến một trăm tuổi, người chưa bao giờ kết hôn và luôn gọi tôi là
con
trai, bà không biết chữ, mặc dù bà nói được bảy tám thứ tiếng, và do vậy không đọc cuốn sách. Nhưng bà đã nói với tôi, một chiều năm 1982 tại Bombay, rằng bà rất tự hào về thành công
củanó. Nếu có phản đối gì cách tôi xây dựng nhân vật
của
bà, thì bà cũng không nói ra.
Tôi viết xong
Những
đứa
con
của
nửa
đêm vào giữa năm 1979, và gửi bản thảo cho bạn tôi Liz Calder, biên tập viên
của
nhà Jonathan Cape. Về sau, tôi mới biết rằng cách đánh giá
của
người đọc bản thảo đầu tiên rất ngắn và tiêu cực ghê gớm. “Tác giả nên tập trung viết truyện ngắn tới khi nào làm chủ được thể loại tiểu thuyết.” Liz đề nghị một bản đánh giá nữa, và lần này tôi may mắn hơn, vì người đọc thứ hai, Susannah Clapp, phản hồi rất tích cực; cũng như, sau bà, một nhân vật tiếng tăm khác
của
làng xuất bản, biên tập viên Catherine Carver. Liz mua bản quyền cuốn sách, và sau đó không lâu, tới lượt Bob Gottlieb
của
nhà Alfred Knopf. Tôi nghỉ việc viết quảng cáo. (Dạo đó tôi đã chuyển từ Ogilvy & Mather sang một công ty khác, Ayer Baker Hegemann.) “À,” Giám đốc Sáng tạo nói khi tôi trình đơn xin nghỉ việc, “Cậu muốn tăng lương?” Không, tôi giải thích, tôi chỉ thông báo theo quy định để có thể nghỉ và toàn tâm theo đuổi nghề viết. “Tôi hiểu,” ông nói. “Cậu muốn tăng nhiều.” Nhưng vào đêm
Nhữngđứa trẻ
của
nửa
đêm được giải Booker, ông đã gửi điện mừng tôi. “Một người trong chúng ta đã thành công,” bức điện viết.
Bàn tay biên tập
của
Liz Calder đã giúp tôi tránh khỏi ít nhất hai sai lầm lớn. Bản thảo tôi nộp đầu tiên còn một nhân vật “khán giả” thứ hai, đứng ngoài sân khấu, một nhà báo nữ, người được Saleem gửi bản viết tay câu chuyện đời mình, chính câu chuyện mà anh ta đã đọc cho Padma, “nữ cường nhân ngâm rau quả,” nghe. Tất cả
những
người đọc bản thảo ở Cape đều nhất trí rằng nhân vật này không cần thiết, và tôi hết sức mừng vì đã nghe lời khuyên ấy.
Liz còn giúp tôi giải quyết một nút thắt về trình tự thời gian. Trong bản thảo, câu chuyện nhảy từ chiến tranh Ấn-Pakistan 1965 đến cuối chiến tranh Bangladesh, rồi quay ngược lại để giải thích vai trò
của
Saleem trong cuộc xung đột ấy, và bắt kịp chính nó vào thời điểm quân đội Pakistan đầu hàng, rồi tiếp tục. Liz cho rằng ở đây có quá nhiều lần chuyển dịch thời gian; điều đó sẽ làm gián đoạn sự tập trung
của
độc giả. Tôi đồng ý cấu trúc lại trình tự thời gian
của
tác phẩm, và, một lần nữa, rất mừng là mình đã làm vậy. Đóng góp
của
một biên tập viên xuất sắc thường bị chính đức khiêm tốn
của
họ xóa nhòa. Nhưng nếu thiếu vắng Liz Calder và sự giúp đỡ từ cô,
Những
đứa
con
của
nửa
đêm có lẽ sẽ chẳng thể trở thành nó như ngày nay.
Cuốn sách ra đời bị chậm vì vài cuộc đình công trong ngành xuất bản, nhưng sau cùng nó cũng được phát hành ở London đầu tháng Tư năm 1981, và ngày 6 tháng Tư tôi cùng người vợ đầu Clarissa Luard mở tiệc tại một art gallery nhỏ
của
anh bạn Tony Stoker ở Langley Court, Covent Garden, để ăn mừng. Tôi vẫn giữ tấm thϊếp mời, kẹp trong bản in đầu tiên tôi nhận được, và nhớ cảm xúc
của
mình khi ấy, trên hết, là nhẹ nhõm. Khi kết thúc cuốn sách, tôi nghĩ rằng sau cùng có lẽ mình cũng viết được một thứ tử tế, nhưng tôi không dám chắc sẽ có người đồng ý với mình, và tôi tự nhủ nếu độc giả nói chung không thích cuốn sách thì nghĩa là chắc tôi không biết thế nào là sách hay, vậy thì không nên phí thời gian cố viết một cuốn như vậy nữa. Nói vậy để thấy rằng rất nhiều điều phụ thuộc vào việc cuốn sách được đón nhận ra sao. May mắn thay, nó được giới phê bình đánh giá tốt; bởi thế nên không khí Covent Garden đêm xuân ấy mới phấn khởi như vậy.
Độc giả phương Tây có xu hướng xem
Những
đứa
con
của
nửa
đêm là một chuyện kỳ ảo, trong khi người đọc Ấn Độ thấy nó rất hiện thực, gần như một cuốn sách lịch sử. (“Sách
của
ngài tôi cũng viết được,” một độc giả từng nói vậy khi tôi diễn thuyết ở Ấn Độ năm 1982. “Tôi biết hếtnhững
chuyện đó.”) Tóm lại, nó rất được yêu thích ở hầu như mọi nơi, và đã thay đổi cuộc đời người viết. Tuy vậy, có một độc giả chẳng hề quan tâm đến điều này, ấy là bà Indira Gandhi, và năm 1984, ba năm sau khi cuốn sách ra mắt - khi ấy bà đã trở lại cương vị Thủ trưởng - bà đâm đơn kiện nó, cáo buộc nó phỉ báng bà bằng một câu duy nhất. Nó xuất hiện trong đoạn áp chót
của
Chương 28, “Một đám cưới”, trong đó Saleem giới thiệu vắn tắt cuộc đời
của
Bà Gandhi. Nó như thế này: “Người ta vẫn đồn rằng Sanjay,
con
út
của
Gandhi, oán trách rằng bà, vì hờ hững, đã gây ra cái chết
của
chồng; rằng việc này khiến gã nắm thóp bà vĩnh viễn, thành ra bà không thể từ chối gã bất kỳ điều gì.” Bình thường, quý vị nghĩ, chưa phải thứ khiến một chính trị gia da-mặt-dày phải lôi một nhà văn ra kiện, và một lựa chọn kỳ lạ về casus belli[4] trong một cuốn sách phê phán gay gắt Indira vì rất nhiều tội ác trong Thời kỳ Khẩn cấp. Xét cho cùng, đây là một điều được nói đến khá nhiều ở Ấn Độ hồi đó, thường xuyên xuất hiện trên báo, và trên thực tế được in lại rất nổi bật trên báo chí Ấn Độ (“Câu văn làm bà Gandhi sợ hãi” là dòng tít trang nhất
của
một tờ báo) sau khi bà đâm đơn. Thế nhưng bà chẳng kiện ai khác ngoài tôi.
[4] Tiếng Latin, nghĩa là hành động/tình huống khıêυ khí©h và gây ra chiến tranh.
Trước khi cuốn sách được xuất bản, các luật sư ở Cape đã lo ngại vềnhững
gì tôi chỉ trích bà Gandhi, và yêu cầu tôi soạn cho họ một lá thư để củng cố
những
luận điểm nêu trong sách. Trong bức thư này tôi chứng minh
những
gì mình viết là có căn cứ, chỉ trừ đúng một câu mà, như tôi nói, khó lòng kiểm chứng, bởi nó nói về ba người, hai trong đó đã chết, còn người thứ ba sẽ kiện chúng tôi. Tuy nhiên, tôi lập luận, vì tôi đã làm rõ trong văn cảnh rằng đây là một tin đồn, và vì trước kia nó đã từng được đăng báo, nên chúng tôi sẽ không gặp rắc rối gì. Nhóm luật sư nhất trí; thế rồi, ba năm sau, chính câu văn này, gót chân Achilles
của
cuốn sách, là câu văn bị Bà Gandhi nhặt ra để đâm chúng tôi. Điều này, tôi cho rằng không thể là một sự trùng hợp.
Vụ việc không bao giờ ra đến tòa. Luật về phỉ báng rất nặng về kỹ thuật, và nhắc lại một lời đồn có tính chất phỉ báng cũng tức là phạm tội phỉ báng, do vậy xét về mặt kỹ thuật chúng tôi đã sai. Bà Gandhi không cần bồi thường, chỉ đòi câu văn trên bị xóa bỏ trong các bản in sau này
củacuốn sách. Hướng bào chữa duy nhất
của
chúng tôi khá mạo hiểm: chúng tôi phải chứng minh rằng tội ác
của
bà trong Thời kỳ Khẩn cấp nghiêm trọng đến mức bà không còn được coi là một người có tư cách tốt và do đó không thể bị phỉ báng. Nói cách khác, về bản chất, chúng tôi sẽ phải đưa bà ra tòa về
những
hành vi sai trái
của
bà. Nhưng nếu, cuối cùng, tòa án Anh từ chối công nhận rằng Thủ tướng Ấn Độ không phải là một phụ nữ có tư cách tốt, thì chúng tôi, nói một cách khá sống sượng, sẽ long trọng tiêu đời. Không có gì ngạc nhiên khi Cape không muốn theo đuổi giải pháp ấy - và khi được biết bà sẵn sàng chấp nhận đây là đơn kiện duy nhất
của
bà với cuốn sách, tôi đồng ý giải quyết vụ kiện. Nói cho cùng đây là một sự thừa nhận bất ngờ
của
bà, nếu xét đến nội dungnhững
chương về Thời kỳ Khẩn cấp
của
Những
đứa
con
của
nửa
đêm. Tôi cảm thấy việc bà sẵn lòng thú nhận như thế là một sự bảo chứng đặc biệt đối với bức tranh Thời kỳ Khẩn cấp được khắc họa trong cuốn sách. Phản ứng
của
dư luận Ấn Độ về vụ kiện không thuận cho bà Thủ tướng. Bất ngờ thay, chỉ vài tuần sau đó, bà qua đời, bị hai vệ sĩ người Sikh sát hại, vào ngày 31 tháng Mười. “Tất cả
những
người yêu Ấn Độ chúng ta, hôm nay, đều rơi lệ,” tôi viết trên một tờ báo như vậy. Mặc cho
những
bất đồng giữa chúng tôi, đó là nhừng lời tự đáy lòng.
Việc này giờ đã thành chuyện cũ. Tôi nhắc lại nó ở đây một phần vì ngay từ đầu tôi đã lo rằng việc đưa nhưng tư liệu đương đại, vốn đang “nóng hổi” tại thời điểm ấy, vào cuốn sách là một sự mạo hiểm - và ý tôi là mạo hiểm văn chương chứ không phải mạo hiểm pháp lý. Một ngày kia, tôi biết, chủ đề Bà Gandhi và Thời kỳ Khẩn cấp sẽ không còn thời sự, không còn làm ai quá lo ngại, và đến lúc đó, tôi tự nhủ, cuốn tiểu thuyết
của
tôi hoặc sẽ dở đi - bởi nó sẽ mất sức mạnh
của
tính thời sự - hoặc là sẽ hay lên - bởi một khi tính thời sự đã nhạt, cấu trúc văn chương
của
tác phẩm sẽ nổi bật hơn, và thậm chí, có lẽ, được đánh giá đúng hơn. Hiển nhiên, tôi hy vọng vào khả năng thứ hai, nhưng chẳng có cách nào biết chắc được. Việc
Những
đứa
con
của
nửa
đêm vẫn được quan tâm hai mươi lăm năm sau ngày nó ra đời, bởi vậy, làm tôi rất yên lòng.
Năm 1981, Margaret Thatcher trở thành Thủ tướng Anh, nhóm
con
tin Mỹ ở Iran được thả, Tổng thống Reagan bị bắn thương, bạo loạn chủng tộc bùng phát tại Anh, Giáo hoàng bị bắn thương, bức Guernica
của
Picasso trở về Tây Ban Nha[5], và Tổng thống Ai Cập Sadat bị ám sát. Đó là năm ra đời cuốn Among the Believers
của
V.S. Naipaul, A Flag for Sunsrise
củaRobert Stone và Rabbit is Rich
của
John Updike. Như mọi tiểu thuyết,Những
đứa
con
của
nửa
đêm là sản phẩm
của
thời kỳ lịch sử
của
nó, được thời đại
của
nó nhào nặn và định hình theo
những
cách mà chính tác giả cũng không hoàn toàn hiểu hết. Tôi vui mừng khi nó vẫn có vẻ là một cuốn sách đáng đọc, trong thời đại đã rất khác này. Nếu vượt qua sự khảo nghiệm
của
một hoặc hai thế hệ nữa, có thể nó sẽ trường tồn. Tôi chắc không đợi được đến ngày ấy. Nhưng tôi vui vì đã thấy nó vượt qua rào chắn đầu tiên.
[5] Guernica là bức họa nổi tiếng
của
Picasso. Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, bức họa được trưng bày ở Bảo tàng Nghệ thuật đương đại New York (MoMA), và là điểm hẹn
của
nhiều cuộc biểu tình chống chiến tranh. Từ năm 1968, nhà độc tài Franco đã tỏ ý muốn đưa bức tranh về Tây Ban Nha, nhưng Picasso tuyên bố không cho phép chừng nào người dân Tây Ban Nha chưa được hưởng chính thể cộng hòa. Sau khi Franco chết (1975), Tây Ban Nha trở thành nước dân chủ theo mô hình quân chủ lập hiến. Tuy nhiên MoMA không muốn từ bỏ bức tranh quý này, viện cớ đây không chính xác là nền cộng hòa mà Picasso mong muốn. Trước nhiều sức ép và sau nhiều năm đàm phán, cuối cùng MoMA đã đồng ý trả lại bức tranh vào năm 1981.
Salman Rushdie,
London, ngày 25 thág 12 năm 2005