Chương 1: Hành trang

Đây là đài tiếng nói Việt Nam...

Phố phường chật hẹp ồn ào, xe cộ qua lại chen chúc lưu thông không nổi. Hà Nội ngày thường xuôi theo dòng người mà chảy, mỗi ngày đều nhộn nhịp, ánh nắng vàng nhẹ chiếu rọi từ ngách nhỏ xuyên qua tán cây bao phủ trùm phố cổ. Cái nét của một thủ đô hơn nghìn năm tuổi rất trầm mặc, yên bình. Đôi lúc chỉ là màu sắc nhỏ bé trong mấy ngày hội hay tiếng ồn của mấy mụ già la oang oáng trong chợ, đơn giản có khi chỉ là tiếng loa phát thanh vang vọng bên ngõ nhỏ.

Cái tiếng nói quen thuộc đến dần ăn sâu vào trí thức con người nơi đây, như là một phần trong cuộc sống. Ngay từ những năm kháng chiến ám vào tâm trí tiếng còi báo động kêu inh ỏi, đến những năm trầm lặng chỉ còn là thời sự hay các bài hát cũ kĩ được phát đi phát lại.

Nắng chiều trong sương mờ mờ, mùi thơm từ cà phê ở ven vỉa hè nghi ngút trong gió thỏa mãn người ta biết bao. Mấy gánh hàng rong đựng quà ăn vặt cho bọn trẻ trên những thúng hàng cũng trở nên quen thuộc, ở càng lâu cái nơi này mang về những cảm xúc không dứt ra nổi. Cái cảnh nô nức thường lệ là xe cộ chạy vụt qua, nhịp điệu sinh hoạt, vẻ đẹp bình dị chậm rãi từng chút một của người Hà Nội.

Bản nhạc đỏ từ những năm bao cấp vang vảng trên quán trà đá vỉa hè nọ, bên kia đường là mấy rổ hoa vàng thắm đựng đầy, dưới ánh nắng nở rộ. Người đàn bà bồng con từ xe trở hàng đi ra, trên tay cầm ly trà đá đặt xuống bàn. Bà ta cười vỗ vai cô gái nói.

"Ông Kiên thế mà có đứa cháu gái giỏi ghê, thế nào Hân bao giờ đi học?"

"Cháu định đi chuyến đêm, tầm 12 giờ là cất cánh bay rồi bác ạ. Nghĩ cũng chán" Gia Hân mỉm cười đón lấy cốc nước, giọng nói thanh thanh, âm điệu rõ ràng của một cô gái người miền Bắc rất êm tai.

Biểu lộ tâm trạng của nàng rất tốt.

"Trời trời đi muộn như vậy, thế bao giờ đến nơi."

"Chắc mất 10 tiếng ngồi máy bay từ đây đến Bắc Kinh. Cháu nghĩ vậy" Gia Hân hướng mắt về phía đường xá. Chiều nay, thời tiết nắng vàng thơ mộng, phố cổ càng thêm đặc sắc. uống một ngụm nước nhân trần, vị nó ngọt, mùi thơm từ lá nhân trần làm cho thoải mái.

"Ở đấy học hành cho tốt sau này về làm giám đốc luôn cho bác! Kế nhiệm luôn chức phó bí thư, nhể." Người phụ nữ vỗ lưng trêu nàng vài câu, cũng không hoàn toàn là đùa, ánh mắt bà có chút mong chờ.

Gia Hân im lặng cười nhẹ, mãi sau mới ngóc đầu lên. Từ góc này có thể thấy rõ cái tủ kính bán bánh, mấy ông lão ngồi đó đang ra hiệu muốn mua đồ. Gia Hân liền nhắc nhở. "Kìa kìa có người gọi! Bỏ hàng nãy giờ, bác về coi."

Thấy có khách, người đàn bà quay sang kêu một tiếng rồi chạy về gian hàng. Gia Hân không để ý đến người đàn bà, nàng giữ nguyên ánh mắt chiếu vào dòng người ào ào. Không khí bỗng trở nên lạnh dần, đến khi nắng đã tắt hẳn, bầu trời còn lại một tầng mây dầy, cảnh hoàng hôn giờ từ góc độ này cũng khó ngắm. Tất cả đều khuất lại bởi mấy tòa nhà cao ốc, dây điện chằng chịt trên đầu. Gia Hân ngồi ngâm một lúc thì đứng dậy trả tiền nước, nhìn thời gian còn lại không nhiều, còn sắp xếp chuẩn bị cho chuyến bay tối nay. Gia Hân cấp tốc rời khỏi khỏi quán trà đá, mau chóng lái xe về nhà lo chuyện cơm tối.

Trên đường đi, không ít các gian hàng nhỏ tụ đầy trên hè gạch. Nghĩ phải mua hoa về thắp hương. Gia Hân dừng lại trước chiếc xe đạp cũ chở hoa. Hoa hồng đỏ và hoa ly, có mấy bó cúc trắng, màu sắc sặc sỡ nổi bật thu hút.

Gia Hân cởi khẩu trang, gạt chân chống xuống. Gọi bà lão ngồi bên vệ đường "Cụ cho cháu bó cúc trắng"

Bà cụ cúi cái lưng còng xuống, run run đôi tay nâng bó hoa

"Của cô tôi lấy 15 ngàn."

"Cháu cảm ơn."

Gia Hân cười mỉm với bà cụ, ôm bó hoa cúc về.

Trong ngõ nhỏ lúc nào cũng im lắng, cái ngõ nhỏ sập sệ trường tồn từ năm 1975 đến giờ, mấy vách nhà san sát cứ dính nhau, dây điện và cây lá trên đầu chằn chịt che khuất ánh nắng. Trong ngõ này tối rồi lại mùi ẩm mốc bốc lên, chung quanh toàn túi bóng và rác rưởi mà nhà dân xả bừa nên tụ đầy lại. Mấy người phụ nữ trẻ, từ trong nhà bế con ra ngoài cho khuây khỏa, lắm điều ngồi bàn mấy chuyện trong xóm. Thi thoảng sẽ có mấy đứa trẻ con trốn trong góc, nháo nháo vẫy tay chào. Gia Hân trông thấy bọn nhỏ ở mấy khu nhà trọ ở cuối xóm, chạy chân đất hí hửng chào mình. Nàng cũng chào ngược lại bọn nó.

Vào sâu một chút là ra ngõ, đường đi thoáng hơn. Các dãy nhà hiện ra sáng sủa, cái khu xóm văn minh này của huyện rất lớn. Đập vào mắt đầu tiên là hàng cờ đỏ bay phất phới, nhà ai cũng treo. Gia Hân nhìn thấy cái ngõ rẽ vào nhà mà phấn chấn hẳn ra, trong lòng cũng nhộn nhịp theo tiếng loa phát thanh rè rè. Gia Hân dừng lại, dắt xe rồi mở cổng đi vào. Bên trong một khoảng sân rộng với hàng cây xuề ra che lấy, bóng râm mát lượm. Gạch sàn đá bóng lóa, mùi gỗ xoang thoang thoảng. Gia đình cũng thuộc là khá giả, không thiếu thốn, cũng không thừa thãi.

Nghe được tiếng xe máy ở cổng, biết cháu gái mình về. Ông Kiên ngồi trong nhà, nhăn mặt nở nụ cười. Ông đặt chén trà dở xuống, điếu cày cũng bị quẳng sang một bên. Chỉ thấy ông lão bập bễnh bám vào ghế đứng dậy, khàn khàn giọng.

"Ôi! Con Hân về rồi."

Nghe tiếng ông Kiên nói vọng. Mẹ Gia Hân, là bác Thị cũng quấn quít từ trong bếp đi ra. Nhìn đứa con gái vừa cởi giày bước vào cửa, bác đã nháo nháo hết lên.

"May quá may quá, cuối cùng mày cũng về. Cậu Bình với anh Phú lên thăm con này!"

Gia Hân ôm bó cúc vào nhà, không ngờ mọi người đã tròn mắt chờ nàng, nhìn mà chỉ biết cười gượng.

Gia Hân đành chào một lượt "Con chào ngoại, con chào mẹ, chào cậu Bình, anh Phú."

Ông Kiên đã bệnh tật tuổi già làm cho ốm yếu, đứng không vững cứ loạng choạng, vơ tay linh tinh. Gia Hân hấp tấp chạy đến dìu ông về yên vị trên ghế. "Ông ngồi đi, đừng đứng mãi xương khớp lại hỏng hết."

Ông Kiên nhau các vết nhăn lại, miệng cong lên.

"Già rồi, chờ sao được mày đi lấy chồng."

"Ông này. Lại lo xa rồi!"

Bên đối diện ghế là cái bóng đàn ông cao gầy quen mắt. Gia Hân biết anh Phú từ miền Nam ra chơi, gạn hỏi.

"Anh Phú vẫn còn làm ăn khấm khá trong Sài Gòn chứ? Mới lên đây bao giờ vậy anh."

Anh Phú vào làm ăn trong Sài Gòn từ khi mới đỗ lấy cái bằng cấp ba thì theo chú vào trong Nam làm ăn, gia đình ở quê cũng nghèo không có đủ điều kiện. Anh Phú tính thật thà, ngoan lắm. Anh làm ăn được bao nhiêu gửi hết về cho bố mẹ. Công việc điện nước ở trong đấy cũng kha khá, coi như đủ sống. Lâu lắm mới nhìn mặt. Hôm nay tự dưng thấy anh về nên có chút vui mừng.

Từ Sài Gòn về nên anh có chút quà mang lên, nào là bánh kẹo hoa trái. Anh Phú biết con em họ sắp đi du học nên về chơi thăm nó, bày vẽ một chút.

Anh Phú nhấp chén trà.

"Hôm qua anh mới về cùng thằng Bảo luôn. Bảo có nói việc còn ở trên Hải Phòng làm cho nốt, chắc tí nó mới về."

"Thế thì tốt quá anh ha."

Quay sang đã hơn 6 giờ, Gia Hân thoáng nghĩ ngợi. Tay ôm khư khư bó hoa, giọng ngọt khe khẽ.

"Bác Bình với anh cứ nói chuyện với ngoại, con lên thắp nén hương cho nội. Để xin chút may."

Bộ dáng Gia Hân nãy giờ vẫn chỉ chực chờ câu này, muốn thật nhanh chạy lên lầu, nhưng không thể vô lễ mà không biết nói năng, không biết cư xử với người khác. Bác Bình ngồi quan sát, biết đứa nhỏ còn việc riêng của nó, đành đưa túi hoa quả nhờ nàng thắp hương hộ. Gia Hân vui vẻ gật đầu, nhanh tay nhận túi quả chạy tót lên lầu.

Trong gian phòng rộng, chỉ ngay ngắn một chiếc bàn thờ nhỏ bằng gỗ giả được dựng tạm bợ. Vị trí sát mép, trang trí thô sơ. Không biết gia đình giàu có này tiếc tiền hay chỉ đặt đây cho có. Gia Hân dường như không bận tâm, bụi thì nàng lau, để lâu quá tàn hương tụ đầy thì dọn. Bản thân phải tự giác biết ý thức, người ta không làm thì mình làm.

Gia Hân đốt nhang, cầm nén hương dâng lên, miệng lẩm bẩm vái mấy câu. Nàng cẩn thận cắm xuống, mùi khói thơm lan ra bao lấy căn phòng. Gia Hân đứng cạnh bàn thờ chờ đợi rất lâu, nhìn người trong di ảnh lại không thể thoát li nổi, thoáng qua ánh mắt đã có chút sầu.

Lát sau bên dưới nhà đã rôm rả hẳn, mấy người họ hàng đã đến đủ để chúc chuyến đi buổi đêm nay. Mấy ông chú được cớ nâng chén nói chuyện, mặt đỏ phừng, tiếng cười thô kệt ngày càng lớn. Dưới bếp vẫn cộc cạch bát chén rồi xào nấu, phụ nữ nép hết làm cơm ở trong, xong lại phải sắp hết chén đũa mang ra. Chạy việc khắp nơi, các cô các bác loay hoay mãi mới bưng ra hai mâm cơm.

Gia Hân chạy việc vặt bưng bê, nàng đối với mấy ông bác ngồi phía trên càng phải dè chừng hơn. Nghĩ bất bình cũng chẳng dám nói gì, chỉ biết mỉm cười cho qua.

Mấy ông chú rất hê hả kêu Gia Hân đến ngồi cạnh tiện hỏi han, nàng từ chối khéo rồi chạy vào bếp lo việc.

Nhìn người ta mang chồng bát sứ đến, nàng bèn ngồi trên chiếu lau khô từng cái bát một. Hương thơm xào nấu tỏa vào sống mũi mà mê mẩn. Đợi hồi lâu, Gia Hân mới thấy cái hình ảnh anh trai mình từ bếp bê bát canh mà tay run lên, cứ chậm chạp khéo léo đi tới.

Anh trai tên Gia Bảo, là song sinh của Gia Hân. Ngày xưa bố mẹ mâu thuẫn li hôn, chừng tầm hai anh em mới chập chững 3 tuổi là cùng. Gia Hân theo bố lẽo đẽo về quê với ông bà nội. Gia Bảo thì được mẹ giữ lại ở nhà ngoại trên thành phố. Song, điều kiện và hoàn cảnh sinh sống khác nhau nên hai đứa không mấy hòa nhập với nhau.

Sau này sống chung lâu dài cả hai cũng quấn lấy nhau lắm. Gia Bảo là người đầu tiên Gia Hân dám dựa dẫm vào. Dù sinh ra là con trai, anh ta lại hiểu con gái đến lạ kì, từ trang điểm đến thời trang, phối màu kiểu dáng, chuyện tình cảm hay thường ngày. Anh ấy đều cư xử giống một "cô gái". Gia Bảo mồm miệng khá thô thiển, lại không tinh ý trong hành xử, nhưng được cái anh lại rất thoáng, thẳng tính, biết phản bác và dám nhận xét. Đó là lí do Gia Hân quý anh trai. Gia Bảo là anh trai nàng, cách anh thể hiện bản thân lại như một chị gái.

Nhiều lúc Gia Hân cũng tự hỏi, tại sao anh ta lại trở nên như vậy?

Vậy thì ai người ta cưới. Một thằng con trai lại không phải con trai?

Chính là Gia Hân không hiểu nổi suy nghĩ của một người chuyển giới. Thôi thì, trai cũng được mà gái cũng chẳng sao, lựa chọn thay đổi bản thân là quyền lợi cá nhân mỗi người, Gia Hân sao có thể nhận xét. Quan trọng bản chất Gia Bảo vẫn thế, luôn thẳng thắn và xinh đẹp.

Gia Bảo buộc mái tóc uốn xoăn từng cọng khúc, búi gọn lên, nép váy ra sau ngồi xuống. Bộ dáng ủy mị, dè dặt của một thiếu nữ lại không khớp nổi bản thân anh ta là con trai, nhìn cũng không ra. Có lẽ là khuôn mặt quá xinh xắn đến nỗi nhầm lẫn.

Anh vụиɠ ŧяộʍ một miếng lát cà chua trong bát, đưa mắt nhìn sang em gái.

"Sao không để sáng mai đi."

Gia Hân thản nhiên lau bát, nàng không chú ý đến anh trai ngồi cạnh. Mãi sau mới dừng động tác, mở miệng trả lời.

"Người ta bên đấy còn có việc ai hơi đâu đón mình."

"Xì, vớ vẩn! Có mỗi việc đón "lá vàng cành ngọc" cũng không làm nổi. Cái lũ Tàu già đầu, oai chổng cẳng còn chảnh chọe!" Gia Bảo tỏ vẻ lắc đầu chèm chẹp miệng phê phán, rõ rằng cái mặt là đang khoái chí. Cũng tâm đắc cái việc coi người Tàu người Trung như thế này, thế nọ. Giống như mấy bà bác thích ngồi xó xỉa tai nhau, mồm độc địa nói xấu, tai nghe lỏm lung tung.

"Chị cứ quan tâm việc của mình đi, rồi thế nào? Hôm nay anh Sâm có đến không."

Nghe Gia Hân tự dưng nhắc đến người yêu cũ, mắt Gia Bảo sáng rực lên. Dịch gần lại em gái, rõ phấn khích.

"Thằng Sâm nghe đến mày là lại nháo lên đấy mà. Nó ở ngoài vườn với ngoại nói chuyện, ra chào tình cũ một câu. Tội nghiệp nó đến đây mà ngại không vào."

Mấy cô bác bê nồi cơm, mang mâm ra dần. Gia Hân thấy liền ngồi lùi ra sau, tiện tay vớ lấy nắm đũa đưa cho Gia Bảo, tỏ giọng khinh khỉnh.

"Kệ nó, mau chia đũa đi. Anh cứ ăn lắm thế, béo rồi lại kêu xấu!"

"Úi ngại kìa, ngại kìa. Bé Hân biết ngại kìa." Gia Bảo không ngừng dựa vào nàng trêu trọc.

Nàng cũng chẳng buồn trả lời...

Lúc sau mọi người cũng xong việc, đông đủ rôm rả tản dần để ngồi xuống mâm ăn cơm, một phần mâm được bê lên cho các ông và mấy chú. Mấy bà cô cứ ngồi nép ở sàn chiếu nói chuyện, không mấy tự nhiên, như sợ lắm.

Vừa hay, anh Sâm từ đâu cùng ông ngoại đi vào. Cậu chàng bước vào là không khí thay đổi hẳn. Anh Sâm xưa nay mặt mũi sáng sủa, ngoan hiền và dễ tính, con cả trong gia đình gia giáo chuyên ngành Y. Thử hỏi? Nói anh Sâm với Gia Hân là cặp nam nữ quá xứng đôi, đã kết thúc vô lí thì thật đáng tiếc. Liệu còn người nào phù hợp không để thay thế một trong hai người?

Đúng lúc đẩy cửa, anh Sâm vừa thoáng nhìn thấy Gia Hân, đã nhanh chân xê cái nồi cơm gọn sang bên để được ngồi cạnh nàng. Mấy bác trai ngồi bên trên liền kéo lại gọi "Mâm đó là của đàn bà, con trai lên đây!"

"À, cháu ngồi đây được rồi bác cứ ăn đi." Anh lễ phép từ chối.

"Thằng này mày hám gái thế!"

"Lên uống với các bác mấy chén."

Mấy ông bác cứ kéo bằng được, làm khó anh Sâm quá. Gia Hân đành xua tay nói đỡ.

"Anh Sâm ngồi đây được rồi, trên đấy hết chỗ còn đâu bác."

Nói xong bác cũng bị mấy ông bạn cùng bàn nhắc nhở, lúc này ông mới thả người, quay lưng về vị trí cũ tập trung vào bữa cơm. Gia Hân nhìn sang phía anh Sâm, bỗng anh liếc mắt qua rồi rụt lại, cười gượng vài cái mới xới cơm vào bát cho nàng. Chẳng hiểu sao Gia Hân chốc chốc lại thở dài, cảm giác day dưa với anh ta thật khó chịu. Cả hai người từng có thời mộng hồng yêu nhau cuối cấp ba, sau đó cũng chẳng bèn chặt thắm thiết gì mà chia tay. Đến hiện tại anh Sâm vẫn cứ quanh quẩn cạnh Gia Hân, quả thực công nhận anh ta là người đàn ông tốt, nhưng kết thúc rồi thì Gia Hân cũng không muốn dính dáng đến anh nữa.

Cũng như chưa bao giờ hối hận việc nói lời chia tay.

Cả bữa cơm Gia Hân bận bịu tiếp chuyện trên dưới với cả hai mâm, nàng cầm ly rượu ngồi đứng suốt buổi, dù không nhấp được miếng nào. Cuối cùng Gia Hân cũng chỉ ăn được nửa bát cơm đã phải vội vã bưng bát đũa vào dọn dẹp. Hôm nay nàng là nhân vật chính trong bữa cơm, cũng chẳng vui vẻ gì. Một người chủ trì chạy việc rửa bát, rồi gọt hoa quả bưng lên cho khách. Cả ngày đều mệt mỏi, miễn cưỡng cười cho có, dù nàng đang thật buồn rầu.

Biết là mệt nhưng mọi người đều ở đây cả, vì nàng mà tới. Lẽ nào thái độ, thế còn tội lỗi vô cùng. Ở nước ngoài, hẳn mệt gấp vạn lần, xa gia đình thì ắt cuộc sống càng sa sút hơn. Lỡ mà gặp người khó tính, cáu bẩn lại gia trưởng, bữa ôn chuyên về muộn không kịp nấu cơm, không kịp lo hầu hạ người ta. Thế thì bị "chồng" nó đánh chết rồi đuổi đi không chừng.

Thôi thì... Việc lớn việc nhỏ, đây là học tập, là cơ hội tiếp thu, là tự lập. Gia Hân đã đến tuổi hành trang bước vào con đường đại học tự do, là tuổi mười tám đẹp nhất của cuộc đời thanh xuân thiếu nữ. Cá nhỏ ra biển lớn, lội được là về đại dương. Gia Hân chính là có một loại tinh thần, nhờ đó mà nàng dám lựa chọn đặt cược vào chuyến đi này.

Chính là không sợ trời đất, mạng rất lớn.

Liều mạng ra cửa biển là nên!

Gia Hân đang gọt táo, bỗng bất giác nhìn về phía người ta hò hét, lại xoay chuyển đôi mắt về phía cửa sổ trước mặt chiếu ra ngoài vườn rau. Cảm giác trong người khó thở khác thường, nhịp tim tăng cao, như đang bị hành hạ.

Buổi đêm hôm nay trời nhiều sao. Gió thoảng, có chút dư vị của mùa hạ. Đến cả trăng cũng sáng như vậy, không khí lần đầu hít vào trong lành. Chuyến đi du học lần này, có ông bà và cha phù hộ thượng lộ bình an, có trăng mây soi đường, có người nhà nhớ nhung mong chờ. Gia Hân ổn với tình hình hiện tại, tâm lí nàng khá vững, một thân ở nơi xứ lạ nếu tự lo chắc sẽ lo được. Gia Hân gật gù liếc qua đồng hồ treo tường, ngẩn ngơ một chút.

Giờ chỉ còn lại 4 tiếng nữa trước khi khởi hành...

_________________________

Tác giả có điều muốn nói:

Mình đoán là mấy bạn chỉ bấm vào xem mỗi truyện thôi đúng không? Mình nghĩ là đọc chay như thế chán lắm nên đã dành thời gian tìm kiếm mấy bài hát trên mạng sao cho phù hợp với nội dung. Mình chỉ nghe tiết tấu nhạc để chọn chứ không xem qua lời nha (*"∀`)