Chương 1: Bánh bao

Chương 1: Bánh bao

Mười lăm tháng chín, kinh đô mây đen mịt mờ.

Từng tầng mây nặng nề giăng kín trên đỉnh đầu, như khói đen cuồn cuộn, có thể cuốn trôi tòa thành cũ xưa này bất cứ lúc nào.

Hẻm Võ Nghĩa ở thành nam, đám người bán hàng rong luống ca luống cuống dọn dẹp hàng gánh, dân chúng thì chạy vội, hốt hoảng rời khỏi con hẻm nhỏ mà chạy về nhà.

Một đám trẻ quần áo tả tơi lại chạy ngược đám người, chân trần chạy vào con hẻm nhỏ.

Mưa trút xuống ào ào.

Hạt mưa lớn chừng hạt đậu rơi trên đầu, trên người đám trẻ, khiến bọn chúng trông càng tả tơi xơ xác, đứa nào đứa nấy vội bước nhanh hơn.

Đám trẻ chân trần chạy vội, giẫm bùn văng tung tóe, bất cẩn làm bẩn áo khoác của một ông lão, nhận về một trận mắng.

Ông lão: “Đồ ranh con ở đâu tới đây! Chẳng có chút khuôn phép nào cả!”

Chàng bán hoa ở đầu hẻm vừa dọn quán vừa cười nói: “Thôi mà thôi mà, đều là đám trẻ con đáng thương không có nhà để về cả!”

Đại thẩm cạnh đó đã thu dọn quầy hàng xong xuôi, cất tiếng phàn nàn: “Đợt mưa to này cũng được ba tháng rồi, chẳng biết bao giờ mới ngừng hẳn đây?”

Ông lão cười gằn: “Sợ là không ngừng được đâu! Không nghe nói à? Hôn quân lộng quyền, ắt bị trời phạt!”

Đại thẩm lẩm bẩm: “Vậy thì cũng không nên phạt đám dân thường chúng ta chứ… Giang Nam thì lũ lụt, bao nhiêu người chết… Đám trẻ con kia, đều là mấy đứa mồ côi chạy nạn tới thôi…”

Chàng bán hoa yên lặng nghe, tình cờ ngước mặt lên, đột nhiên khuôn mặt đờ ra.

Hắn hạ thấp giọng, hơi run run: “Đừng nói gì nữa.”

Mấy người còn lại thấy vậy, ngoái nhìn theo ánh mắt của hắn, mới thấy một góc áo cá chuồn mà đã vội vàng nhấc chân chạy cứ như thể thấy ma.Nhà Ăn Cẩm Y Vệ - Chương 1: Bánh bao

Thiên hộ Cẩm y vệ Doãn Trung Ngọc nhíu hàng mày rậm, siết chặt nắm tay, rục rịch thanh đao.

“Dạ Dữ đại nhân… Mấy tên điêu dân này, có cần thuộc hạ bắt lại không?”

Ánh mắt Dạ Dữ sáng rực, dõi theo mấy người vừa rồi, sau đó thu mắt về.

“Thôi bỏ đi.”

Giọng nói lành lạnh, nghe không ra bất cứ tâm tình gì.

Doãn Trung Ngọc nghiêm mặt, cũng phải, bọn họ tới hẻm Võ Nghĩa còn có chuyện quan trọng phải làm.

Đám trẻ con kia chạy thẳng từ đầu hẻm tới tận cuối hẻm.

Nhưng cho dù bọn chúng có chạy nhanh cỡ nào thì vẫn bị mưa to xối ướt. Vất vả lắm mới chạy tới trước cửa một quán ăn, cậu bé dẫn đầu nhảy tọt lên, vươn tay đẩy cửa.

Tiếng “kẽo kẹt” vang lên.

Đập vào mắt trước tiên là một bức tường chia ô đầy màu sắc cổ xưa.

Trong các ô tường đặt đủ loại vò rượu, vò nào vò nấy đều được lau sáng bóng, dán giấy đỏ bên ngoài, mười mấy vò đặt cùng nhau trông rất sinh động.

Quán ăn không lớn, chỉ bày tầm bảy, tám cái bàn gỗ vuông, trên bàn đặt ống trúc đựng đũa cho khách dùng, băng ghế dài được lau sạch tinh.

Quán ăn bày biện đơn sơ, nhưng lại khiến người ta cảm thấy rất thư thái.

Hôm nay mưa to, quán ăn không có khách, cậu bé hết nhìn đông lại quay sang nhìn tây, phát hiện ra ngay cả sau quầy cũng chẳng có lấy một bóng người.

“Thư Điềm tỷ tỷ, tỷ đâu rồi?” Giọng cậu bé trong trẻo, lại chứa đôi chút sốt ruột và mong đợi.

Mấy đứa trẻ còn lại cũng ùa vào, chen nhau ngoài cửa.

Phía sau quầy, bức rèm hạt khẽ vang, ngón tay móc một cái, bức rèm được vén lên.

Một thiếu nữ áo xanh đi ra, nàng đương độ trăng rằm, mặt mày như hoa, khóe mắt cong cong, đôi con ngươi trong vắt như nước.

“Trường Quân, các ngươi tới rồi đấy à?” Đổng Thư Điềm hơi ngạc nhiên, hôm nay trời mưa to, còn tưởng là bọn chúng sẽ không tới.

Cậu bé nhếch miệng cười: “Đã bảo là hôm nay sẽ tới mà, nam tử hán đại trượng phu, lời nói gói vàng!”

Tóc hắn ướt nhẹp, dính sát trên mặt, lại lẫn với nước bùn, trông hơi nhếch nhác.

Đám trẻ con phía sau hắn cũng chả khá gì hơn, đứa nào đứa nấy đều dính bẩn, chỉ có đôi mắt là trong veo không gì sánh được.

Thư Điềm mím môi cười, ánh mắt dời xuống, chạm vào chân đám trẻ, cậu bé nhịn không được hơi rụt rụt bàn chân trần.

Thư Điềm nhíu mày: “Lần trước có chuẩn bị giày cho các ngươi, sao lại không đi?”

Cậu bé ngượng ngùng cười: “Hôm nay mưa to… Sợ, sợ đi hỏng mất…”

Thư Điềm khẽ thở dài, nàng quay người đi chỗ khác, lấy thuốc mỡ và khăn khô ra khỏi ngăn tủ.

“Giày đâu có quan trọng bằng chân các ngươi chứ? Mau lau sạch chân đã, xem xem có bị thương không.”

Dứt lời, nàng đưa khăn khô và thuốc mỡ cho cậu bé.

Cậu bé nghe vậy, vành mắt hơi nóng lên.

Đám trẻ ngoan ngoãn ngồi xuống, nghiêm túc lau sạch kẽ ngón chân, nền nhà vốn sạch bóng bị bọn chúng giẫm cho nhoe nhoét bùn đất.

Một tiểu cô nương chừng năm sáu tuổi cũng bắt chước người khác lau chân, Thư Điềm thấy vậy, vội vàng ngồi xổm xuống giúp cô bé.

Mái tóc đen mượt của Thư Điềm xõa xuống vai, lộ ra phần cằm xinh đẹp.

Nàng thấy mắt cá chân của Tiểu Mễ bị trầy da, thương xót hỏi: “Tiểu Mễ có đau không?”

Tiểu Mễ mím môi, gật đầu, đôi mất ngập nước, dường như đang gắng sức nhẫn nại.

Thư Điềm cẩn thận giúp tiểu cô nương xử lý vết thương, dịu dàng dỗ dành: “Tiểu Mễ ngoan, sẽ mau hết đau thôi. Đợi lát nữa tỷ tỷ mời các ngươi ăn bánh bao, có được không nào?”

“Bánh bao á?” Ánh mắt Tiểu Mễ sáng ngời.

Một lúc sau, đám trẻ lại như thường ngày, ngồi vây quanh bàn, vẻ mặt mong đợi.

Thư Điềm bưng hai l*иg bánh bao đi ra khỏi phòng bếp.

Bánh bao nàng làm là ngon nhất thành nam, bình thường có rất nhiều người nghe danh tìm tới, xếp hàng hơn một canh giờ cũng chưa chắc đã mua được.

Hôm nay rảnh rỗi, nàng cố ý đi hấp cho đám trẻ ít cái.

L*иg hấp nóng hổi đặt lên bàn, mùi thơm của bột gạo len qua lớp nan tre tản ra ngoài.

Thư Điềm mỉm cười mở l*иg hấp, hơi nóng bốc lên, đám trẻ nghển cao cổ, nhìn chằm chằm l*иg hấp không hề chớp mắt.

Từng cái bánh bao trắng mập dính sát cạnh nhau, tỏa ra mùi thơm mê người.

Tiểu Mễ nuốt nước miếng, đám trẻ trông ngóng nhìn Thư Điềm.

Thư Điềm cười: “Ăn thôi! Cẩn thận bỏng…”

Đám trẻ vội vàng vươn tay ra, mỗi đứa cầm một cái bánh bao, bánh vừa mới hấp xong, vẫn còn rất nóng, nhưng đám trẻ không thèm để tâm, bọn chúng đã đói lả đi rồi.

Trường Quân cầm một cái bánh bao, há to miệng cắn. Vỏ bánh mềm mịn, lại còn hơi dai, hắn nhai cả mồm to, vài ba lần đã nuốt xuống.

Bánh bao bị cắn một miếng, lộ ra phần nhân thịt, nước thịt óng ánh, tỏa ra mùi thơm hấp dẫn.

Trường Quân lại nóng lòng cắn một miếng nữa, nhân thịt rơi vào trong miệng, vừa thơm lại vừa nóng, hắn vừa nhai vừa nói, tiếng nói không rõ ràng: “Ngon, ngon quá đi!”

Mấy đứa trẻ khác cũng đang ăn như hổ vồ.

Thư Điềm nhìn dáng vẻ bọn chúng, trong lòng hơi chua xót.

Mấy đứa trẻ này đều là theo cha mẹ đi chạy nạn, có đứa cha mẹ chết giữa đường chạy nạn, có đứa lại bị cha mẹ bỏ rơi, Trường Quân là đứa lớn nhất trong đám, thế là dẫn một đám trẻ con đi ăn xin dọc đường.

Thư Điềm biết chuyện đám trẻ thì không nỡ lòng, thế là hẹn với bọn chúng, cứ ba ngày tới đây một chuyến, giúp nàng làm chút việc vặt, Thư Điềm sẽ chuẩn bị cho chúng một bữa no nê.

Hôm nay mưa to, cha của Thư Điềm không tới quán ăn, Thư Điềm sợ bọn chúng tới đây uổng công một chuyến, cho nên tới sớm hơn một chút để chờ, không ngờ rằng… bọn chúng đúng là tới thật.

Mưa rào xối xả, tạt vào qua khe cửa.

Thư Điềm đứng dậy, vội vàng đi tới trước cửa, định đóng lại.

“Choeng” một tiếng, một cái chuôi đao đặt xuống khe cửa.

Thư Điềm sững ra, là đao Tú Xuân.

Chú thích: Cẩm y vệ là một cơ quan đặc thù trong bộ máy tổ chức thời nhà Minh (thế kỷ XIV). Một số bộ phim cổ trang giới thiệu khá kĩ về Cẩm y vệ là “Tú Xuân đao”, “Cẩm y vệ”,… Truyện này không lấy bối cảnh lịch sử chính xác mà giả lập bối cảnh là Vân triều, tuy nhiên tác giả miêu tả bộ máy quan lại khá giống với thời nhà Minh, cho nên mình sẽ giới thiệu sơ qua cơ cấu các chức quan trong Cẩm y vệ theo thứ tự từ trên xuống dưới dựa theo lịch sử thời Minh để mọi người dễ hình dung:

1 chỉ huy sứ, chính tam phẩm;

2 chỉ huy đồng tri, tòng tam phẩm;

2 chỉ huy thiêm sự, chính tứ phẩm;

2 trấn phủ sứ, tòng tứ phẩm;

14 thiên hộ phụ trách 14 sở, chính ngũ phẩm;

Phó thiên hộ, tòng ngũ phẩm;

Bách hộ, chính lục phẩm;

Thí bách hộ, tòng lục phẩm;

Tổng kỳ, chính thất phẩm;

Tiểu kỳ, tòng thất phẩm.

Chỉ huy sứ là thủ lĩnh của Cẩm y vệ, là chức quan chính tam phẩm, ngang với các chức như thị lang, phó Đô ngự sử, Đại lý tự khanh,… Tuy nhiên, vì Cẩm y vệ là một cơ quan đặc thù, lại giúp hoàng đế xử lý một số việc hóc búa nên trên thực tế, quyền lực của Chỉ huy sứ khá cao.