Chương 2

Những dòng lệ mặn nối đuôi nhau lăn dài trêи khuôn mặt xinh đẹp nhưng u sầu đó, Trinh chợt hỏi, rốt cuộc, mẹ cô có còn còn là con người nữa không. Lương tâm của bà rốt cuộc đâu rồi, sao có thể nói những lời vô tình đến như vậy.

Những hôm sau Trinh tranh thủ cơm nước sớm rồi lật đật chạy ra đầu ngõ rửa bát thuê cho một quán ăn, quán đông khách lắm nên cô phải làm quần quật từ sáng đến tối mới hết việc, nói rửa bát nhưng việc gì cũng phải đến tay Trinh, hôm nào về đến nhà, cô cũng mỏi nhừ vì mệt.

– Trinh.

Trinh giật mình :

– Ba, ba chưa ngủ hả?

– Con chưa về sao ba ngủ được.

– Con lớn rồi, ba đừng lo quá, với lại siêu thị đóng cửa trễ lắm, nên từ mai ba cứ ngủ trước đừng đợi cửa, mà mẹ đâu rồi ba?

Trinh vừa hỏi vừa ngó nghiêng tìm kiếm.

Ông Đức ngao ngán :

– Đã về nhà đâu, cứ đi từ sáng đến tối, riết rồi bà ấy xem đây như cái nhà nghỉ.

Tiếng dép lẹt quẹt của mẹ, cùng tiếng nói bốp chát vang lên giữa đêm khuya tĩnh mịch:

_ Ông nói ai hả? Cái nhà còn thua cái toilet của người ta mà ông bảo như nhà nghỉ, nói mà không biết ngượng.

Trinh thắc mắc :

– mẹ, xe của mẹ đâu.

Bà Bích vừa giở mâm cơm ra, liền tru tréo :

– Con quỷ nhỏ, cơm nước kiểu gì đây, mày nấu cho người hay cho chó ăn hả?

Trinh mệt nhọc tiến lại mâm cơm một chút, nay nhiều việc quá nên cô chưa kịp nấu cơm :

– Để con vào nấu mẹ đợi con một lúc.

– Đợi mày nấu xong thì tao đã chết đói rồi, thứ yêu ma đầu thai, ám quẻ.

Ông Đức :

– Bà thôi đi, muốn ăn thì tự mà nấu, con bé đi làm về chưa kịp nghỉ ngơi nữa đấy, bà đừng có hành nó quá được không.

Bà Bích ngạc nhiên hỏi Trinh :

– Con kia, mày lại đi làm gì? Tao đã bảo nghỉ ở nhà mà sao mày lì lợm thế?

– À, con làm trong siêu thị.

– Mày làm gì trong đấy?

Trinh hơi ấp úng nhưng cũng nhanh chóng trả lời bà :

– Con..con làm nhân viên bán hàng thôi ạ.

-Thế đã lĩnh lương chưa, đưa tao một ít.

– Con chưa. Mới vào làm mà mẹ.

-Mày không biết ứng trước à con ngu, mai ứng rồi đưa cho tao gấp, tao cần.

Ông Đức :

– Thế số tiền kia đâu, hay bà lại nướng hết nữa rồi?

Bà Bích căng mặt lên:

– Ông hỏi làm gì, không làm ra tiền thì câm cái mõm thối lại, đã vô tích sự còn bệnh, bệnh thì ráng mà chịu, nhà này chẳng dư tiền mà nuôi kẻ vô công.

– Bà vừa phải thôi nhé, đừng thấy tôi nhịn riết rồi bà làm tới.

– Thế ông định làm gì tôi, làm gì, làm đi, tôi đợi này..

Bà càng nói càng lấn tới chỗ ông, một phát xô ông ngã nhào xuống đất.

– Á. (ông Đức)

Trinh chạy đến bên ông, vội đỡ ông lên,

– Mẹ, mẹ không thấy ba đang bị bệnh hả, mẹ ác vừa vừa thôi, thử hỏi có trêи đời này có người vợ nào như mẹ không?

– Á, con mất dạy này, mày láo lắm rồi, nay bà cho chúng mày chết.

Bà Bích điên lên, chụp vội cây chổi lông gà mà quất vào Trinh và ông Đức :

– Mất dạy này, bố láo này, chết con mẹ chúng mày đi..

Vì Trinh đang ôm ông Đức nên cả người hứng trọn làn mưa roi từ bà, thân thể trắng trẻo nhanh chóng nổi cộm lên những đường đỏ ửng, dài sọc. Ông Đức cố đẩy Trinh ra, nhưng sức khoẻ của ông làm sao bằng Trinh được, ông hét lớn :

– Đừng đánh nữa, dừng lại đi. Chết con nhỏ bây giờ

Nhưng giờ bà đang say máu, sẵn cơn ậm ực vì vừa thua bạc, bà không nghe chi đến lời ông nói , bàn tay thô kệch đấy cứ lên xuống thân người đều đặn, bà ghét ông, ghét một người chồng vô dụng, ghét đứa con gái suốt ngày càm ràm việc bà làm, nó chả được cái tích sự gì cả.

– chết đi, chết hết đi.

Trinh quằn quại trân mình chịu đựng, tiếng vυ"t chát kia cô đã quen rồi, cô đau, nổi đau thân thể một, tổn thương đến mười.

Ông Đức nhìn đôi mắt trong veo kia đã lã chã nước, đôi mày cau lại theo những cái roi, lòng ông đau như cắt, ông khóc :

– Tôi xin bà, đừng đánh nữa, đừng đánh con nữa.nó có bề gì bà làm sao ăn nói với người ta. .

Bà Bích nghe vậy mới chịu buông cây chổi , quăng xuống đất. Đá vào người Trinh một cái rồi phát ra cái giọng chua ngoa của bà :

– Hừ, không phải sắp gả đi thì mày không yên với tao đâu. Con khốn.. Đi nấu mì cho tao, nhanh lên.

Trinh nuốt nước mắt vào trong, dìu ông Đức lên ghế :

-*Ba có sao không ba?

Bà Bích :

– Đã chết đâu mà lo, cút xuống bếp cho tao úp mì cho tao ngay. Đói bỏ mẹ.

Ông Đức khoát tay :

– Đi đi con.

Trinh nhìn bà Bích, đôi mắt ngây thơ của cô pha lẫn hàng tia uất hận, sự hồn nhiên tuổi thơ cô không có, cái gia đình hạnh phúc càng xa vời, tất cả, đều tại mẹ cô mà ra.

Bà Bích thấy Trinh nhìn mình như vậy liền quát lên :

– Mày liếc tao hả, có tin tao đập chết mày luôn không? Thứ cứng đầu.

Ông Đức sợ Trinh lại bị đòn nên đứng dậy, xô Trinh :

– Đi xuống bếp đi con.

Trinh hỏi ông :

– Con nấu cho ba luôn nghe?

– Thôi. Ba ăn rồi, nấu cho mẹ con thôi.

Trinh xìu giọng :

– Vâng.

Yên ổn được hai ngày, đến hôm thứ ba thì không biết bà Bích nghe ai nói Trinh đang làm ở đây liền chạy đến chửi vang trời :

– Con Trinh đâu, ra đây, mày đâu rồi.

Cái giọng lảnh lót của bà làm những thực khách phải quay lại, chỉ trỏ. Chủ quán thấy vậy vào gọi Trinh ra gặp bà.

– Mẹ sao mẹ lại đến đây, có việc gì?

Chát..

Bà tát Trinh, lực mạnh đến nổi năm ngón tay in dài trêи mặt, khóe môi chảy ra những giọt máu tươi, bà hét :

– Mẹ mày, sao mày nói mày làm trong siêu thị, làm tao đến đấy tìm bị người ta mắng cho một trận, mày học ai tính láo toét hả, hả?

Mọi người được dịp xì xào, bàn tán. Bị bà Bích quát vào mặt ngay :

– Nhìn gì, lũ nhiều chuyện. (nói với Trinh) còn mày, cút về nhà ngay cho tao, người ta sắp đến rồi. Lúc nào cũng khiến người khác bực mình.

– Để con vào nói với cô một tiếng.

– Nhanh lên dùm tao.

Bà chủ là người khu này, hiểu rõ hoàn cảnh của Trinh nên thương cô lắm, bà dúi vào tay Trinh ít tiền :

– Cầm lấy, giấu đi, kẻo con mẹ mày thấy lại lấy hết, để dành phòng thân.

Trinh run run cầm lấy, người ta là người dưng nước lã, không máu mủ ruột rà mà còn tốt với cô như thế, còn mẹ cô thì… Trinh quẹt nước mắt :

– Cháu cảm ơn cô.

– Ơn nghĩa gì, cô thương mày không hết, khổ, cái số mày sau đâu á, đầu thai không đúng chỗ, gặp ngay con mẹ cờ bạc (bà lắc đầu) suốt ngày chỉ biết moi móc của con cái.

Bà Bích đợi ngoài này, sốt ruột rít lên :

– Con yêu nghiệt kia, mày chết trong đấy luôn rồi à?

Chủ quán :

– Thôi về đi. Kẻo mụ ta lại lên cơn điên.

– Dạ, cháu về.

Bà Bích lôi Trinh xềnh xệch giữa trưa nắng gắt, bà đang nôn nóng để được lấy số tiền còn lại, 150 triệu chứ ít ỏi gì, biết có ngày này, ngày xưa bà sanh thêm năm ba đứa nửa có phải tốt hơn không.

_ Mẹ, sao họ đến mà không báo trước, nhà mình đã chuẩn bị gì đâu?

– Không cần, mày về xếp đồ rồi đi theo họ là được.

– Nhưng.. Làm vậy khác gì.. Khác gì theo không hả mẹ?

Bà Bích đứng phắt lại, cười mỉa:

– Chứ mày nghĩ tao sẽ tổ chức cho mày một đám cưới hoành tráng , may cho mày vài cái áo cưới rồi khóc lóc tiễn mày theo chồng hả, mày đừng có mơ. Thực tế một chút cho tao nhờ, tiền tao còn để nhiều việc lắm, chả dư mà làm mấy cái việc điên rồ đó biết chưa.

Suốt quãng đường đó, Trinh chợt hiểu, cuộc sống cực khổ không đáng sợ, xã hội khinh khi không đáng sợ, mà thứ đáng sợ nhất chính là mẹ cô, sẵn sàng đánh đổi con mình chỉ vì những đồng tiền đen đỏ.

Thoắt cái đã đến nhà, phía trước là chiếc ô tô bóng loáng đậu ngay cửa, bà Bích nói nhỏ vào tai Trinh :

– Liệu mà hành xử.

Rồi bà tươi cười bước vào :

– Đây, cô dâu về rồi đây.

Trước mặt Trinh là dì Lưu hôm trước, bà ta ra vẻ bực bội :

– Đã căn dặn từ đầu là không cho nó đi làm nữa, sao bà lại không giữ lời.

Bà Bích :

– Ấy, chị đừng trách em tội nghiệp, em nào dám cãi lời, tại con bé nó thấy dì họ của nó nhiều việc quá mà không thuê được người nên nó ra phụ một tay chứ có làm gì đâu, chị yên tâm đi.

Dì Lưu thoáng nhìn Trinh, mắt không vừa lòng lắm :

– Vào tắm rửa cho sạch sẽ đi, hôi chết đi được.

Bà Bích huých vai Trinh :

– Còn không mau đi. (cười với dì Lưu) đợi nó một chút. Chị uống chút trà nhé.

– Không cần đâu, tôi chờ nó xong rồi đi ngay, bên ấy không thích trễ hẹn.

– Vâng vâng để tôi vào hối nó.

Bà Bích lăng xăng chạy vào buồng của Trinh, với lấy chiếc va ly rồi cho tất cả quần áo vào,Chả thèm sắp xếp gì cả, cứ thế thồn vào một đống. Xong xuôi đi lại phía nhà tắm mà nói vọng vào :

– Nhanh lên đi Trinh.

Trinh nghe nhưng cô chẳng buồn đáp, không biết là nước hay nước mắt, mà sao môi cô đắng ngắt thế này. Người ta ít nhiều cũng có một cái đám ra mắt, còn cô, đến nổi chú rể là ai cô còn không biết mặt, cô cười, cũng đúng thôi, người ta là gả con, còn cô, đích thị là bị bán, bị bán một cách nhục nhã.

– Con Trinh kia, mày có ra nhanh không? Muốn chết hả?

Cô buồn chán đáp hững hờ :

– Con ra ngay đây.

– Nhanh lên, người ta đợi mà cứ lề mề.

Khi Trinh ra thì mọi thứ đã sẵn sàng, chiếc valy được dựng sẵn ở đấy, chỉ chờ cô bước lên xe nữa là được, cô nhìn căn nhà một lượt, vẫn không thấy ông Đức :

– Mẹ ba con đâu.

– Ông ấy đi ra ngoài rồi, thôi mày đi đi.

– Nhưng..

Dì Lưu :

– Đến giờ rồi, đi thôi, hay muốn đổi ý, đổi ý thì trả tiền lại, 300 triệu.

Bà Bích :

– Không không, chị cứ đưa nó đi, giờ nó đã là của chị muốn làm gì thì chị làm. Tôi không can dự.

Trinh :

– Mẹ..

– Mẹ còn gì, tiền trao rồi thì tao không quản mày nữa. (xua tay) đi đi lẹ đi.

Dì Lưu nắm tay Trinh lên xe , cô luyến tiếc ngoái đầu nhìn lại, đến khi căn nhà hoàn toàn khuất bóng, ba, con gái xin lỗi, đã không nói lời tạm biệt với ba.

Dì Lưu đưa cho Trinh cái khăn giấy :

– Này, lau mặt mũi đi, nghe tôi dặn này. Thứ nhất, tôi chỉ là người mai mối, đưa cô về đó là tôi hết trách nhiệm, nhưng tôi thấy cô cũng tội nghiệp nên nói cho biết một chút việc, thật ra, chồng cô bị bệnh.

Trinh há hốc :

– Bệnh.. Bệnh gì?

_ Bị thần kinh, cậu ấy không biết gì đâu, cô về đấy chủ yếu là chăm sóc cậu ấy, như tắm rửa vệ sinh, vì cậu ấy không làm được.

– Thế sao họ không thuê người làm mà lại muốn cưới.

Dì Lưu lắc đầu :

– Thuê nhiều rồi nhưng ai cũng bỏ cuộc, cậu ấy khó chiều lắm, cuối cùng phải tính nước này, tôi thấy cô nhìn cũng giỏi giang, có vẻ hiền lành đúng theo tiêu chuẩn của họ nên mới giới thiệu, đừng lo, cậu ấy không làm chuyện đó với cô đâu, đầu óc chỉ như đứa con nít lên ba thôi.

Họ nói một lúc nữa thì chiếc xe đậu trước một ngôi nhà đồ sộ, à không, cái này là biệt thự mới đúng, một biệt thự cao cấp.

Trong lúc đợi mở cổng, dì Lưu nói thêm :

– Đến rồi, vào trong nhớ nghe lời một chút, sẽ dễ sống hơn. Nhớ chưa.

Trinh gật đầu, đến bước đường này, cô còn chọn lựa nào nữa chứ.

Chiếc xe chạy thẳng vào sâu bên trong, hai bên những khóm hoa đua nhau nở rộ, quang cảnh vô cùng đẹp. Nhà giàu có khác, từ cổng vào nhà mà cả một đoạn dài như vậy.

Dì Lưu dắt Trinh đi vào phòng khách thì có một phụ nữ đang ngồi chễm chệ ở đấy, chị ta khoảng ba mươi tuổi thôi, nhưng quần áo sang trọng, cộng thêm gương mặt được trang điểm tỉ mỉ nên không cứng lắm.

– Đến rồi à?

Dì Lưu :

– Vâng, đến rồi. Đây là Trinh, là người tôi đã nói. (nói với tôi) đây là dì Thục, cũng là chủ nhà này.

Trinh khẽ nhìn, gật đầu chào :

– Chào dì Thục.

Thục đặt chiếc giũa móng tay xuống :

– Ừm, chắc đã được nghe qua rồi phải không? Việc chính của cô là chăm sóc thật tốt cho Thế Hải, thằng bé nó không được bình thường nhưng là cậu chủ của nhà này, dù nó có làm gì cô cũng không được phép làm nó sợ, nhớ lấy.

– Dạ.

– Con Hoa đâu, dẫn nó vào phòng rồi giới thiệu mọi thứ cho nó biết. (đưa một phong bì cho dì Lưu) đây là tiền thưởng của bà. Được rồi, về đi..

Trinh được Hoa dẫn đến một căn phòng nhỏ, Hoa nói :

– Đây là phòng của cô, tôi đã dọn dẹp rồi, sạch sẽ lắm, phòng tôi kế bên nè, tối rảnh mình nói chuyện nha, à, tôi tên Hoa 19 tuổi, còn cô?

Trinh để chiếc va ly một bên, trả lời Hoa :

– Tôi tên Trinh, 20 tuổi.

– Vậy tôi phải gọi Trinh bằng chị rồi. Nhìn chị trẻ quá, mới đầu tôi tưởng nhỏ tuổi hơn tôi nữa đấy. Mà chị đi theo tôi qua phòng cậu chủ, chắc giờ này cậu ấy dậy rồi. Mà nói trước, cậu chủ khó ưa lắm, chị ráng chịu một chút nha.

Trinh rụt rè hỏi Hoa :

– Cậu chủ nhiêu tuổi rồi.

– 15 tuổi.

– Hả.. Mười.. Mười lăm tuổi..

Hoa cười lém lỉnh :

– 15 tuổi nhưng như trẻ lên ba, chả biết cái gì, có khi còn ị ra quần luôn đấy, chăm cậu vất vả lắm.

– Mày lẻo mép cái gì đấy con ranh kia?

Dì Thục từ ngoài đi vào, khoanh tay đứng trước cửa phòng, người toát lên vẻ đáng sợ, Trinh thầm nghĩ, dì Thục này cũng không phải là dạng vừa, tất nhiên, cô nào dám nói ra chứ.

Hoa ấp úng :

– Đâu có ạ, con đang định dẫn chị Trinh đây sang phòng cậu chủ thôi.

– Mới đây mà chị chị em em tình cảm quá nhỉ, tao thuê mày về làm giúp việc chứ không phải để buôn chuyện, ( chỉ Trinh) còn mày, việc mày là chăm cháu tao cho cẩn thận, cấm để ý, bép xép, nếu không, đừng trách tao.

Dì Thục nói xong liền quay đi không quên để lại cho Trinh một cái nhìn khinh khỉnh, hàm ý chế giễu.

Hoa liếc thấy bóng dì Thục đã khuất hẳn, liền bĩu môi :

– Ghét, làm như là bà chủ chẳng bằng, đáng ghét. Thôi, chúng ta đi, kẻo lại bị mắng.

– Ừ

Hoa đưa Trinh đến một căn phòng gần đấy, nhẹ nhàng mở cửa ra, gọi khe khẽ :

– cậu ơi, dậy chưa?

– Hù..

Trinh và Hoa bị hù bất ngờ liền hoảng hốt, la oai oái.

Bỗng tiếng cười giòn tan ngân lên, kèm giọng nói :

– Haha đồ nhát gan, đồ nhát gan.

Hoa nói với Trinh :

– Đừng sợ, là cậu chủ đấy, (nói với Thế Hải) cậu chủ, cậu mà hù như vậy chị Trinh sẽ sợ, sẽ không chơi với cậu chủ đấy.

Thế Hải nghe không chơi với mình, khuôn mặt cười đùa liền mếu máo, khóc lên :

– Không chịu, không chịu..

Hoa nói thêm :

– Cậu nín đi, nín đi rồi tôi chơi với cậu.

Thế Hải :

– Thật không?

Hoa gật gù :

– Thật mà, (Hoa kéo Trinh lại, nói với Thế Hải) đây là chị Trinh, từ hôm nay chị ấy sẽ chơi với cậu, sẽ đút cậu ăn cơm, cậu gọi đi, gọi Trinh đi.

Thế Hải giãy nảy :

– Ứ, không thèm, chơi với Hoa, chơi với Hoa cơ.

– Tôi còn phải làm việc nhà nữa, rảnh tôi sẽ chơi với cậu.

Thế Hải càng khóc tợn hơn, nó ngồi phịch xuống sàn nhà mà nói :

– Không, không, muốn Hoa, muốn Hoa…

Bỗng một thanh âm lạnh lẽo cất lên, bước chân mạnh mẽ mà tiến về Thế Hải :

– Chuyện gì vậy?

Hoa cúi đầu :

– Chào ông chủ.

MỌI NGƯỜI LIKE VÀ CHIA SẺ CHO EM ĐI

---------