Chương 5: giới thiệu hồi giáo và truyện

Đạo Hồi (Ixlam) ra đời vào thế kỷ thứ 7 tại Arabi, người sáng lập là

Môhamét (hoặc Mahômết)[8] người thuộc bộ lạc Caraxít. Môhamét sinh ra ở

La Mếchcơ, thủ phủ nước Hếtgiadơ ở Arabi vào năm 570 (hoặc 580) và mất

ở Mêđin ngày 8 tháng 6 năm 632.

Mổ côi cha từ bé, lúc đầu Môhamét được ông nội nuôi, sau ở với chú. Lúc

còn trẻ, chuyên giúp việc hướng dẫn các đoàn du hành sa mạc. Về sau vào

làm công cho một người đàn bà góa giàu có, chủ một hiệu buôn ở La

Mếchcơ tên là Khađigia. Người phụ nữ này kết hôn với Môhamét tuy bà lớn

hơn ông nhiều tuổi. Nhờ đi đó đi đây nhiều, ông dần dần am tường giáo lý

đạo Do Thái, đạo Cơ Đốc và ngày càng say mê việc tu hành. Ông thường

lánh ở một nơi để suy ngẫm, đặc biệt về sự phán xét cuối cùng cũng như sự

xuất hiện của các nhà tiên tri. Theo truyền thuyết, một hôm ông nghe có

tiếng nói thiêng liêng từ trên trời vọng xuống giao sứ mệnh cho mình. Từ đó

ông tự cho là đấng sứ giả như nhiều đấng khác xưa kia được Thượng đế[9]

tuyển chọn và giao cho sứ mệnh răn bảo dân lành lòng kính sợ đấng Ala vàhằng ngày phải chăm lo sửa mình để chuẩn bị cho ngày phán xét cuối cùng.

Việc này xảy ra vào khoảng năm 610. Môhamét tự cho là được các thiên

thần truyền đạt cho những lời phán bảo của Thượng đế để phổ cập trong

nhân dân.

Lúc đầu số người tin theo ông rất ít. Đã thế một phần các tín đồ của ông bị

dân thành La Mếchcơ chống đối, buộc phải di cư sang Abyxini, một nước

thời bấy giờ theo đạo Thiên Chúa.

Được nhân dân trấn Yathôrít tiếp thụ giáo lý của ông khuyến khích,

Môhamét rời La Mếchcơ đến đây ngày 16 tháng 7 năm 622. Yathôrít từ đấy

lấy tên là Mêđin (có nghĩa là Thành phố của Đấng tiên tri) và ngày hôm ấy,

ngày 16 tháng 7 năm 622 trở thành ngày Nguyên đán của lịch Hồi giáo. Lịch

này tính dựa theo sự chuyển động của mặt trăng, như âm lịch của ta.

Ở Mêđin, Môhamét chẳng mấy chốc trở thành không chỉ là “Đấng tiên tri”

mà còn là một nhà chính trị nắm trong tay vận mệnh của thành phố này.

Quyền lực của ông một mặt dựa vào số tín đồ đã cùng ông rời bỏ La Mếchcơ

đến và mặt khác vào số người địa phương tin theo đạo của ông ngày càng

đông. Một cuộc chiến tranh xảy ra dai dẳng tám năm ròng, và kết thúc bằng

thắng lợi của Môhamét. Ông khải hoàn về La Mếchcơ năm 630.

Ngoài chiến thắng rực rỡ Bếtrơ, Môhamét còn tiến hành nhiều cuộc chinh

phục các nước khác, nhất là các nước ở Arabi, và tiến đánh Xiry, tạo tiền để

cho những cuộc chinh phạt lớn của người A Rập về sau, khi ông đã qua đời,

để mở rộng đế quốc của họ.

Môhamét không bao giờ tự cho mình là người sáng tạo ra kinh Côran, nền

tảng giáo lý đạo Hồi, cơ sở lập pháp và các mối quan hệ của người A Rập.

Ông chỉ nhận mình là người phát hiện ra Kinh Thánh. Ngoài chức năng kỳ

diệu đó ra, ông chỉ là một người như mọi người trần thế khác. Ông lấy bốn

vợ chính thức – như kinh Côran cho phép – lại thêm cả một đoàn tì thϊếp

song vẫn không có con trai kế nghiệp. Sau khi Môhamét qua đời, những

người kế vị ông tiếp tục các cuộc chiến tranh chinh phạt, lập nên một đế

quốc rộng lớn trải từ bờ sông Ấn ở Tây Bắc Ấn Độ đến tận Đại Tây Dương

men theo bờ Bắc Địa Trung Hải. Đạo Hồi cũng nhờ đó mà lan truyền rộng

rãi. Được một thời gian đế quốc A Rập bị chia năm xẻ bảy song đạo Hồi vẫn

giữ được tính thống nhất và tiếp tục phát triển. Ngoài các nước A Rập nay

đông hơn một trăm triệu người, đạo Hồi còn thịnh hành ở nhiều vùng rộng

lớn từ Inđônêxia qua Pakistăng đến Tây Ban Nha, từ châu Phi da đen cho tới

các nước Trung Á: Kazastang, Kiechghizi, Udơbêkistăng, Taxikixtăng,

Tuốcmêni và vùng Tân Cương của Trung Quốc.

Những lời giáo huấn của Môhamét được các học trò và tín đồ gần gũi nhất

của ông ghi lại và lưu truyền qua các bản chép trên xương lạc đà, trên đáhoặc trên lá cọ. Để tránh tình trạng có nhiều dị bản, vị calíp[10] đầu tiên nối

ngôi Môhamét là Abu Bêke (632-634) cho chỉnh lý và ban hành một bản

kinh duy nhất. Đến thời hoàng đế Otman (644-656) một tiểu ban lại được lập

ra có trách nhiệm chỉnh lý và xác định lần cuối cùng bản kinh chính thức.

Như vậy, chỉ hai mươi năm sau ngày giáo chủ qua đời, Kinh Thánh của đạo

Hồi đã không còn dị bản và cứ vậy được lưu truyền cho đến tận bây giờ.

Tuy vậy do đặc điểm lối viết chữ A Rập thường gây nhiều cách hiểu khác

nhau về văn phạm, lại trải qua mười ba thế kỷ lưu truyền kể cả ở nhiều nước

không nói tiếng A Rập, do đó khó tránh khỏi tình trạng nảy sinh nhiều điểm

dị biệt. Để khắc phục nhược điểm đó, năm 1923 chính phủ Ai Cập cho ấn

hành một bản kinh chính thức có chú thích rất đầy đủ nhằm tránh mọi cách

hiểu không đúng và có những cách giải thích khác nhau.[11]

Nhiều nhà nghiên cứu đã nhận xét: Kinh Côran là hiện tượng rất đặc biệt.

Jêxu Crít, người vẫn được coi là kẻ sáng lập đạo Thiên Chúa không để lại tác

phẩm hoặc di huấn nào. Những cộng đồng Thiên Chúa giáo đầu tiên tách ra

từ đạo Do Thái, thừa nhận Cựu ước vốn của đạo Do Thái và biến nó thành

Kinh Thánh của mình. Còn Tân ước là một tập hợp nhiều văn phẩm khác

nhau mãi đến cuối thế kỷ thứ tư sau Công nguyên mới thực sự định hình.

Ngược lại, kinh của đạo Hồi là tác phẩm của một người, và chỉ hai mươi

năm sau khi người đó qua đời, đã trở thành hoàn chỉnh. Đó là một điều hiếm

thấy trong lịch sử các tôn giáo, nói lên thiên tài lỗi lạc của Môhamết.