Chương 4; đánh giá truyện

Charles Nodier một nhà văn Pháp cũng chuyên viết truyện cổ tích đầu thế

kỷ 19 đã đánh giá bản dịch của Antoine Galland như sau: “Bản dịch của

AntoineGalland là một tác phẩm có thể coi là kinh điển trong thể loại văn

học này, và nếu nó có phải chịu vài điều chê trách của những nhà Đông

phương học nào đó mê tín sự trung thành với các nguyên tác, ấy là vì những

vị này coi trọng lợi ích ngành học thuật chuộng màu sắc xa lạ của họ hơn là

tinh thần của ngôn ngữ và những yêu cầu của nền văn học dân tộc chúng

ta… Chúng tôi quả quyết rằng lẽ ra người ta phải thông cảm hơn với trí

thông minh và sự tinh tế của Antoine Galland đã gạt bỏ ra khỏi các truyện

xinh xắn ấy những hình tượng chói chang, nhiều chi tiết nhạt nhẽo, những sự

trùng lặp vô bổ chỉ có thể làm giảm sút hứng thú trong một ngôn ngữ bóng

bẩy nhưng chính xác, bất kỳ ở đâu cũng muốn kết hợp tính gợi cảm và tính

chuẩn xác (là tiếng Pháp).”

Nhà văn Gaston Picard gần đây khi soát lại bản dịch của Galland để cho in

lại (bản in năm 1962) sau khi trích dẫn ý kiến của tạp chí Bách khoa đã hóm

hỉnh nhận xét thêm: Antoine Galland ý tứ hơn nhiều so với tiểu thư

Sêhêrazát, người mới hôm qua đây còn là một trinh nữ. Ông sợ làm chối tai

bạn đọc tuy không còn là thơ dại như Đináczát song cũng không có đôi tai

ưa nghe những chuyện sỗ sàng như đôi tai bạo chúa Saria. Khác với

Mardrus, AntoineGalland không quan tâm dịch các vần thơ. Có lẽ ông khôngmuốn để người đọc phải sốt ruột.

Với những truyện hấp dẫn thế này, ai chẳng nóng lòng muốn biết kết cục

rồi sẽ ra sao. Vả chăng, chẳng phải là chất thơ đã thấm đượm mọi dòng, mọi

trang của truyện A Rập đó sao? Đây là văn học dân gian. Tuy đề tặng một

hầu tước phu nhân, song thật ra Antoine Galland khi dịch đã nghĩ tới những

độc giả bình thường, các tầng lớp đông đảo – và chính điều đó quyết định

một phần rất lớn thành công của ông. Nhờ vậy, tập truyện mau chóng phổ

cập rộng rãi tuy sau khi bị cắt xén, lược dịch và chọn lọc, vẫn còn dài tới gần

hai nghìn trang.

Còn J. C. Mardrus thì xuất phát từ một quan điểm khác. Không phải ngẫu

nhiên mà toàn bộ bản dịch của ông để tặng Stéphane Mallarmé và tập I để

tặng Paul Valérỵ – hai nhà thơ bí hiểm. Vì những lẽ đó, một số nhà phê bình

có xu hướng coi bản dịch của Mardrus nặng tính chất một công trình nghiên

cứu phong tục hơn là một tác phẩm văn học. Và cũng chính vì lẽ đó Nhà

xuất bản Kim Đồng lần này giới thiệu Nghìn lẻ một đêm qua bản dịch của

Antoine Galland.