Chương 14: truyện thứ hai: CHUYỆN NGỤ NGÔN CON LỪA, CON BÒ VÀ NGƯỜI THỢ CÀY

Có một thương gia rất giàu có, ông ta có nhiều trang trại ở thôn quê, nuôi rất

nhiều loại gia súc. Ông cùng vợ và con trai lui về một trang trại của mình, và

tự trông nom việc làm ăn sinh lợi. Trời phú cho ông một cái khiếu là nghe

hiểu được tiếng nói của súc vật, nhưng với một điều kiện là nghe xong

không được thuật lại với ai, nếu không sẽ bỏ mạng. Bởi vậy dù ông biết hết

nhưng chẳng bao giờ dám truyền lại cho ai hay những điều ông hằng nghe

súc vật nói.

Trong một chuồng kia nhốt chung một con bò và một con lừa. Một hôm

đang ngồi cạnh chuồng xem lũ nhỏ nô đùa, chợt ông nghe tiếng con bò bảo

con lừa:

- Lừa ơi, trông thấy cậu nhàn hạ, công việc người ta buộc cậu làm chẳng

có là bao, tớ càng thấy cậu hạnh phúc quá chừng. Có người lo kỳ cọ chải

lông cho cậu, tắm rửa cho cậu, mang cho cậu ăn đại mạch đã được sàng lọc

cẩn thận, lại cho cậu uống nước vừa mát vừa trong. Công việc nặng nhọc

nhất của cậu là cho ông chủ cưỡi mỗi khi ông chủ cần đi đó đi đây tí chút.

Không có việc đó thì cả đời cậu sẽ trôi qua trong sự vô công rồi nghề.

Khác hẳn cách thức người ta đối xử với tớ. Cậu thoải mái đến đâu thì tớ

khó nhọc đến đấy. Chưa quá nửa đêm người ta đã đóng ách vào cổ tớ. Rồi tớ

nai lưng ra mà cày xới suốt ngày. Có hôm tớ mệt đến nỗi muốn qụy ngay tại

chỗ. Ấy là chưa kể lão thợ cày đi đằng sau lúc nào cũng lăm lăm cái roi chực

quất vào mông tớ. Kéo cày nhiều quá cổ tớ cứ tứa máu ra. Sau khi phải làm

lụng suốt ngày từ sáng tới chiều, tối về người ta ném cho tớ mớ cỏ khô mà

cũng chẳng buồn nhặt bớt cát sạn và các thứ lăng nhăng lẫn vào trong cỏ.

Khốn khổ hơn nữa là sau khi ăn ba miếng cái thức ăn chẳng có gì ngon lành

ấy, tớ buộc phải ngủ ngay trên cứt đái của mình. Cậu thấy đấy, tớ ganh tị số

phận của cậu là phải quá đi chứ.

Lừa không ngắt lời bò, nó cứ để cho bò nói chán chê, xong đâu đấy mới

bảo:

- Người ta bảo ngốc như bò chẳng ngoa chút nào. Cậu khờ quá, cậu để

mặc cho người ta đối xử thế nào cũng được, chẳng bao giờ cậu quyết định

được điều gì ra trò. Ấy thế mà cậu xem, cậu chịu đựng bao nhiêu nỗi bất

công như vậy rốt cuộc được cái gì nào? Cậu làm chết xác vì sự thanh nhàn,

vui thú và lợi lộc của những kẻ ăn ở không biết điều với cậu. Người ta sẽ

không đối xử với cậu như vừa qua đâu nếu cậu có lòng dũng cảm cũng

ngang bằng như thể lực của cậu vậy. Khi người ta dắt cậu buộc vào chuồng,

tại sao cậu không cưỡng lại? Tại sao cậu không giơ sừng ra mà húc đại mấyphát vào? Tại sao cậu không biết dậm chân để tỏ ý giận dữ? Và cuối cùng,

tại sao cậu không biết be lên một cách khủng khϊếp cho người ta sợ? Trời đã

phú cho cậu khả năng khiến người khác kính trọng, thế mà cậu không biết

dùng. Lúc nào người ta mang cỏ úa rơm ương vào thì chớ có ăn, hãy đưa

mũi ngửi rồi bỏ đấy! Nếu cậu làm theo lời khuyên của tớ thì đời cậu sẽ có sự

thay đổi, và rồi cậu sẽ biết ơn tớ cho mà xem.

Tin lời lừa, bò ngỏ lời cảm ơn rối rít: “Bạn lừa thân yêu ơi, mình sẽ không

quên làm đúng những điều cậu dặn, rồi cậu sẽ thấy mình xử sự đúng đắn.”

Nói đến đấy, hai con vật im. Thương gia nghe không bỏ sót một lời.

Hôm sau người thợ cày đến rất sớm, dắt con bò ra đóng vào cày và bắt

làm công việc thường ngày. Không quên những lời khuyên của bạn lừa, hôm

ấy bò tỏ ra rất hung dữ. Đến tối khi người thợ cày dắt trở về chuồng và muốn

buộc nó vào chỗ cũ, con vật tinh quái không ngoan ngoãn đưa cổ ra cho

người ta buộc mà lại còn tỏ vẻ bất kham, vừa giật lùi vừa be lên vừa chúi đầu

chĩa đôi sừng nhọn ra như thể muốn húc vào người thợ cày nữa chứ. Nó làm

đủ mọi thứ ranh ma mà chú bạn lừa đã bày cho. Sáng hôm sau người thợ cày

đến định bắt bò đi làm thì trông thấy cái máng còn nguyên rơm cỏ, còn bò ta

thì nằm xoài, duỗi thẳng cẳng và thở hổn hển một cách lạ lùng. Tưởng bò

ốm, anh ta thương hại, cho là bắt con vật đi làm trong tình cảnh này thì bất

nhẫn quá, liền quay trở lại báo cho thương gia rõ chuyện. Thương gia biết là

những lời khuyên của lừa đã được bò làm theo. Để trừng trị cho thật đáng

với tội, ông ta bảo người thợ cày: “chú đến lôi con lừa đóng vào cày, buộc

nó phải cày thay cho bò và nhớ ốp nó phải làm cho khỏe vào.”

Thợ cày tuân lệnh. Suốt ngày hôm ấy con lừa buộc phải kéo cày; vì chưa

quen việc nên lừa ta càng thêm mệt. Đã thế, nó bị quất nhiều roi đến nỗi về

tới chuồng, không sao đứng vững được nữa.